Tích cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 120 - 122)

4.1 .3Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng

4.2.6 Tích cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề

Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro trong cho vay là điều không thể tránh khỏi. Do đó, ngân hàng luôn phải giám sát để có biện pháp xử lý kịp thời khi các khoản vay đó có vấn đề, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho vay có thể xảy ra.

Sau giải ngân chính là giai đoạn mà rủi ro tín dụng sẽ xảy ra. Do đó, công tác nhận dạng rủi ro tín dụng trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn, gọi điện nhắc nhở khi đến kỳ hạn trả nợ. Định kỳ 3 tháng/lần kiểm tra và thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo, nếu giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn tỷ lệ bảo đảm theo quy định tại thời điểm đó, phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Vì các khoản vay tiêu dùng nguồn trả nợ chính thƣờng là các khoản thu nhập từ lƣơng nên nhân viên tín dụng cần cập nhật thông tin về nguồn thu, tình trạng sức khỏe, hôn nhân, tài chính của khách hàng một cách thƣờng xuyên để phát hiện sớm rủi ro.

Khi khách hàng xuất hiện tình trạng nợ quá hạn, chuyên viên quan hệ khách hàng phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Và từ tình trạng của khách phối hợp với bộ phận xử lý nợ đƣa ra các biện pháp xử lý một cách phù hợp:

- Trong trƣờng hợp khách hàng có khả năng duy trì và đƣợc đánh giá là có trách nhiệm trả nợ, ngân hàng cần xem xét việc tăng vốn cho vay. Đây là biện pháp tốt giúp ngân hàng thu nợ và khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm gia tăng rủi ro nếu công tác đánh giá xem xét lại khách hàng gặp sai lầm. Hoặc ngân hàng sẽ giúp đỡ khách hàng gia hạn nợ, cơ cấu lại khoản nợ để tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi. Ngoải ra, VPBank Hạ Long còn có thể bổ sung các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng có thể bổ sung các cam kết nhƣ: bổ sung các thỏa thuận về quyền hạn của ngân hàng trong giám sát và xử lý các khoản vay có vấn đề, khẳng định nghĩa vụ trả nợ ngân hàng là nghĩa vụ bất khả kháng; ngân hàng sẽ đƣợc quyền tham gia giám sát hoạt động kinh doanh hoặc thuê giám sát, giám định; bổ sung các thỏa thuận để đảm bảo ngân hàng có thể khởi kiện đòi nợ nếu khách hàng không trả đƣợc nợ; bổ sung thủ tục tín dụng về nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan, quyền giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản.

- Trong trƣờng hợp khách hàng đƣợc đánh giá là khó có khả năng trả đƣợc nợ, nhân viên tín dụng phải nhanh chóng báo cáo tình hình của KH cho lãnh đạo. Hợp tác với Trung tâm xử lý nợ để thực hiện xử lý, phát mại tài sản đảm bảo, nhờ pháp luật can thiệp và xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Quá trình xử lý khoản vay phải đƣợc thực hiện chính xác, nhanh chóng, tạo sự thoải mái tối đa cho khách hàng.

- Ngân hàng cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp nhƣ: Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ Việt Nam (DATC), các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM (các AMC). Việc bán nợ này cũng có thể coi là phƣơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Năm 2013, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đƣợc thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)