Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.1 Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu

Phân tích dữ liệu Thu thập dữ liệu

Thiết kế nghiên cứu Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Trình bày kết quả nghiên cứu và báo

cáo

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xem xét các mô hình lý thuyết

Quy trình nghiên cứu đƣợc mô tả nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Đây là bƣớc đầu tiên của nghiên cứu xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu. Cụ thể trong nghiên cứu này vấn đề nghiên cứu đƣợc xác định là công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Hạ Long. Hai nhóm vấn đề chính đƣợc xác định trong nghiên cứu là (1) những vấn đề thực tế đặt ra cho ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và (2) làm thế nào để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Bƣớc 2: Xem xét các mô hình lý thuyết. Căn cứ trên vấn đề nghiên cứu đƣợc xác định, tác giả thực hiện khảo sát các mô hình lý thuyết liên quan để giải thích làm rõ vấn đề nghiên cứu. Xác định những lỗ hổng về mặt tri thức để định hình những giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu giải quyết các vấn nghiên cứu đặt ra.

Bƣớc 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Căn cứ trên khảo sát các mô hình lý thuyết trƣớc của các tác giả khác, những lý thuyết có liên quan. Tác giả đề xuất một số mô hình nghiên cứu để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu đặt ra thông qua nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm.

Bƣớc 4: Thiết kế nghiên cứu. Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua phần nghiên cứu định tính và định lƣợng. Đối với phần nghiên cứu định lƣợng, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VP Bank chi nhánh Hạ Long thông qua phƣơng pháp phân tích bằng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng (panel data). Đối với nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế một nhóm các phỏng vấn định tính bằng các câu hỏi bán cấu trúc về chủ đề nghiên cứu cho ba nhóm đối tƣợng (1) lãnh đạo ngân hàng; (2) trƣởng phòng tín dụng và (3) cán bộ phòng tín dụng.

Bƣớc 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu. Tiếp theo bƣớc thiết kế nghiên cứu là bƣớc thu thập dữ liệu. Tại bƣớc này tác giả xác định các loại dữ liệu cần thu thập, các phƣơng pháp thu thập dữ liệu khả thi và đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu phân tích.

Bƣớc 6: Phân tích dữ liệu. Đối với dữ liệu cho phần phân tích định lƣợng đƣợc thu thập làm sạch và tiến hành phân tích bằng các phƣơng pháp thống kê thích hợp nhƣ: thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan. Đối với dữ liệu cho phân tích định

tính thông qua phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc phân loại theo ý nghĩa phản ánh và các chủ đề nhỏ.

Bƣớc 7: Trình bày kết quả và báo cáo. Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả sẽ đƣa ra các kết luận và viết báo cáo để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai đối với các nghiên cứu tƣơng tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hạ long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)