CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
4.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam
Phát triển những sản phẩm mới phù hợp với chiến lƣợc chung và tình hình thực tế tại địa phƣơng
Xây dựng chiến lƣợc sản phẩm theo định hƣớng khách hàng, phát triển từng nhóm sản phẩm riêng lẻ phục vụ cho từng đối tƣợng khách hàng, nhƣ huy động vốn, sản phẩm thẻ phát triển nhiều loại thẻ khác nhau theo nhu cầu của từng đối tƣợng khách hàng, sản phẩm cho vay nhƣ: cho vay mua đất; mua nhà dự án với những đối tƣợng chƣa có nhà ở có nguồn thu nhập ổn định; có thể cho vay trong thời gian dài với tỷ lệ tài trợ vốn cao. Chú ý tới khách hàng trẻ nhiều tiềm năng, năng động trong tiếp cận sản phẩm, dịch vụ và sẵn sàng trong sử dụng các DVNH. Cụ thể nhƣ sau:
a. Nhóm dịch vụ huy động vốn: Tập trung nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động vốn trung, dài hạn nhƣ:
- Sản phẩm Tiền gửi/tiết kiệm tích lũy kiều hối
- Sản phẩm Tiền gửi/Tiết kiệm online.
- Sản phẩm Tích lũy Hƣu trí;
- Sản phẩm tiết kiệm liên kết với bảo hiểm;
b. Nhóm dịch vụ Mobile Banking.
Bổ sung những tính năng để gia tăng tiện ích của dịch vụ nhƣ: vấn tin lãi suất tiền gửi tiết kiệm, biến động số dƣ tiền gửi tiết kiệm đối với tiết kiệm có kỳ hạn, vấn tin số dƣ tiết kiệm có kỳ hạn...từ đó thu hút, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ này của Agribank.
Đối với dịch vụ SMS banking: thay đổi cách thức sử dụng dịch vụ, thay vì khách hàng phải đăng ký sử dịch vụ, ngân hàng có thể cài chƣơng trình đăng ký sử dụng dịch vụ tự động cho khách hàng và gửi hƣớng dẫn ngƣng sử dụng dịch vụ nếu khách hàng nào chƣa muốn sử dụng dịch vụ; cải tiến thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ sao cho đơn giản dễ thực hiện, không quá phức tạp, khó hiểu, vừa gây tâm lý e dè cho khách hàng khi muốn đăng ký sử dụng dịch vụ, vừa mất nhiều thời gian để nhân viên ngân hàng có thể hƣớng dẫn cho khách hàng.
Nghiên cứu triển khai mở rộng, gia tăng tiện ích Mobile Banking:
- Dịch vụ thu tiền điện trên toàn quốc,
- Thanh toán hóa đơn truyền hình cáp trên kênh Mobile Banking,
- Thu hộ các dịch vụ Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina,
- Thanh toán qua cổng thanh toán 123pay.vn,
- Chuyển khoản liên ngân hàng qua Mobile Banking,
- Triển khai ứng dụng MobileBanking trên nền 3G.
c. Nhóm dịch vụ thanh toán trong nước.
- Mở rộng dịch vụ thanh toán nhờ thu điện tử qua ngân hàng cung cấp cho các đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trung gian.
- Tiếp tục triển khai dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện, nƣớc sạch, viễn thông và học phí trên phạm vi toàn quốc. Mở rộng các dịch vụ và tiện ích trong sản phẩm tiền gửi thanh toán, dịch vụ thu hộ, quản lý luồng tiền, kết nối thanh toán với khách hàng và đƣa vào sử dụng các tiện ích thanh toán mới. Tạo ra việc thu hút các sản phẩm bán chéo, để thu hút khách hàng mới .
- Rà soát và triển khai tập trung thanh toán liên ngân hàng qua trụ sở chính; Nâng hạn mức giao dịch đối với dịch vụ chuyển, nhận tiền nhiều nơi; Triển khai thu
nộp Ngân sách Nhà nƣớc trên Internet Banking; Triển khai chuyển tiền/chuyển khoản trên Internet Banking.
d. Nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm phái sinh hàng hóa.
- Cân bằng hoạt động tài trợ tín dụng cho xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần giúp Agribank lấy lại thị phần dịch vụ thanh toán quốc tế (đạt 5% thị phần cả nƣớc trong năm 2015)
- Theo sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Agribank, triển khai thanh toán biên mậu Việt – Lào qua hệ thống CBPS (Internet banking) với ngân hàng Phongsavanh Lào, APB Lào; triển khai việc luân chuyển chứng từ TTBM Việt – Trung qua hệ thống CBPS; xây dựng lộ trình thí điểm ứng dụng dịch vụ TTBM qua CBPS giữa Trung Quốc và các chi nhánh
- Nghiên cứu các sản phẩm phái sinh phổ biến trên thị trƣờng mà Agribank có thể thực hiện với BNP Paribas thông qua ký kết thỏa thuận khung ISDA (nếu đƣợc ngân hàng nhà nƣớc cho phép), nhƣ: Giao dịch hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo (CCS- Cross Currency Interest Rate Swap), Giao dịch hoán đổi lãi suất (IRS- Interest Rate Swap) cho phép chuyển đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc ngƣợc lại mà không thay đổi các điều kiện khác của giao dịch gốc.
- Làm việc với các ngân hàng nƣớc ngoài để khai thác những sản phẩm mới nhƣ các sản phẩm phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm tài trợ thƣơng mại, …, nghiên cứu đƣa ra tính năng mới cho sản phẩm thanh toán quốc tế.
- Nghiên cứu, khảo sát hoạt động của Sàn giao dịch hàng hóa có liên quan mật thiết đến khách hàng của Agribank (gạo, hạt điều, cà phê, cao su, phân bón...) cung cấp các sản phẩm để phòng ngừa rủi ro cho khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
e. Nhóm dịch vụ thẻ.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV. Theo đó, Agribank sẽ thực hiện chuyển đổi toàn bộ thẻ quốc tế sang thẻ chip theo chuẩn EMV. Riêng đối với các sản phẩm thẻ nội địa, thực hiện
theo chuẩn thẻ chip nội địa và Agribank sẽ triển khai theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Trên cơ sở điều kiện hệ thống công nghệ cho phép, tập trung nghiên cứu và triển khai thêm một số sản phẩm, chức năng tiện ích mới nhƣ: Thẻ trả trƣớc, thẻ ảo, thẻ tín dụng trả góp; Chức năng gửi tiền, thu đổi ngoại tệ tại ATM, đăng ký/hủy đăng ký các dịch vụ Ecommerce, MOTO, Internet, SMS, gia hạn thẻ; Thanh toán dƣ nợ thẻ tín dụng, tra cứu thông tin ngân hàng, rút tiền bằng mã, nạp tiền cho thẻ trả trƣớc tại ATM; Chức năng giao dịch MOTO, mua mã trả trƣớc, thanh toán hóa đơn, tích điểm thƣởng tại thiết bị EDC/POS. Ngoài ra, phát triển thêm một số chức năng hỗ trợ công tác chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ nhƣ: Chƣơng trình quản lý khách hàng trung thành, chấm điểm tín dụng. … Từ đó biến các sản phẩm thẻ thành những món quà ý nghĩa gửi tặng cho ngƣời thân, bạn bè trong những dịp lễ, Tết nhằm đẩy mạnh doanh thu đối với loại DVNH này.
f. Nhóm dịch vụ kiều hối.
- Phối hợp với các đối tác để hoàn thiện SPDV kiều hối hiện tại. Nghiên cứu thực hiện dịch vụ chuyển tiền cả hai chiều chuyển về Việt Nam và Chuyển ra nƣớc ngoài.
g. Nhóm dịch vụ cấp tín dụng
Thực hiện dịch vụ “Cung cấp tín dụng tại nhà”, loại hình tín dụng này đang đƣợc các NHTM cổ phần cung ứng đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Thực hiện cấp tín dụng tại nhà giúp chi nhánh nắm bắt đƣợc cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp, có điều kiện đánh giá đúng thực chất tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Đẩy nhanh việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, hoàn thiện sửa chữa kịp thời các điểm còn hạn chế của hệ thống IPCAS. Khắc phục tình trang lỗi mạng, quá tải máy chủ, công tác bảo mật thông tin.
Hoàn thiện và phát triển nhóm sản phẩmE-Banking, phát hành và thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV, Contact Center, v.v. để triển khai các dịch vụ Agribank còn thiếu, chƣa cung cấp ra thị trƣờng, tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với yêu cầu của khách hàng hiện nay.
Agribank cần rà soát, đánh giá các dịch vụ trong danh mục hiện có để nắm đƣợc hiệu quả của từng sản phẩm, khó khăn vƣớng mắc trong quá trình triển khai, trên cơ sở đó có kế hoạch tập trung phát triển những dịch vụ hiệu quả, đầu tƣ và mở rộng những sản phẩm thế mạnh, mang lại hiệu quả cao.
Liên kết các dịch vụ hiện có thành các gói dịch vụcung cấp, kết hợp thêm với các nhà cung cấp dịch vụ khác, xây dựng các gói sản phẩm cho từng đối tƣợng khách hàng cụ thể. Ban hành các gói dịch vụ hƣớng tới nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả bán SPDV và tạo ra nhiều ƣu đãi cho khách hàng.
Nghiên cứu và triển khai các dịch vụ hƣớng tới đối tƣợng khách hàng cá nhân, hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hạn chế rủi ro và khai thác hiệu quả của các dịch vụ hiện có.
Trƣờng Đào tạo cán bộ của Agribank cần xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn bài bản theo các cấp độ cơ bản, chuyên sâu, cập nhật định kỳ song song với cơ chế đào tạo có tính kế thừa. Tìm kiếm đối tác đào tạo chuyên nghiệp có thể hợp tác lâu dài tránh tình trạng đào tạo không có hệ thống, nội dung đào tạo lặp đi lặp lại gây lãng phí.
Xây dựng lực lƣợng cán bộ chuyên gia viên về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế để tiếp cận với công nghệ cao của các ngân hàng thƣơng mại khu vực và trên thế giới.
Đào tạo kiến thức hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là chƣơng trình ngoại ngữ, vi tính phục vụ áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ thực tế cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Agribank phải không ngừng phát triển hơn nữa hệ thống các DVNH của mình. Vì vậy để góp phần vào sự phát triển chung của Agribank, ở góc độ của mình tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng cung ứng DVNH tại Agribank Láng Hạ để từ đó phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh. Trƣớc hết tác giả đã hệ thống hóa đƣợc những lý luận cơ bản về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM bao gồm khái niệm, các loại dịch vụ, mô hình đánh giá DVNH và sự cần thiết của việc phát triển DVNH. Tiếp đó trên cơ sở kết quả, tình hình hoạt động của Agribank Láng Hạ, tác giả cũng đã đƣa ra đƣợc thực trạng cung ứng và đánh giá mức độ phát triển DVNH tại Agribank Láng Hạ. Qua đó, tác giả đã làm rõ những mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong phát triển DVNH tại Agribank Láng Hạ.
Từ nền tảng cơ sở lý luận đã đƣợc hệ thống hóa và những vần đề đƣợc đúc rút trong hoạt động thực tiễn, những cơ hội, thách thức và định hƣớng phát triển sản phẩm dịch vụ, tác giả đã đƣa ra đƣa hệ thống giải pháp đồng bộ phát triển DVNH tại Agribank Láng Hạ. Với những đúc rút từ nghiên cứu của luận văn, tác giả mong muốn sẽ góp phần đẩy mạnh và phát triển DVNH tại Agribank Láng Hạ, góp phần đƣa chi nhánh hoàn thành kế hoạch đặt ra từ nay đến 2020 và hƣớng tới mục tiêu là một trong những ngân hàng hoạt động tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mặc dù đã rất cố gắng, đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS. Trần Đăng Khâm; sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nƣớc, Ban lãnh đạo AgribankLáng Hạ cùng các đồng nghiệp song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Hội đồng và những ai quan tâm để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thái Bá Cẩn và Trần Nguyên Nam, 2004. Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Hà Nội:Nhà xuất bản Tài Chính. 2. David Cox, 1997. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản chính
trị quốc gia.
3. Hồ Tấn Đạt, 2004. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. HCM.
4. Frederic, S. M.,2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phạm Thùy Giang, 2012.Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh doanh và quản lý, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân.
6. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê.
7. NHNo&PTNT Việt Nam, 2014.Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2010-2014. Hà Nội.
8. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
9. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánhLáng Hạ, 2014.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
10. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
11. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
12. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ, 2014. Báo cáo phân tích tài chính các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
13. NHNo&PTNT Việt Nam – Sở Giao Dịch, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
14. Đào Lê Kiều Oanh, 2012. Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng đại học Ngân hàng TP. HCM.
15. Peter, S.R., 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội:Nhà xuất bản Tài chính. 16. Nguyễn Thị Quy, 2005. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong xu thế hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
17. Lê Văn Tề, 2003. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
18. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị trường. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.Hà
Nội:Nhà xuất bản Thống Kê.
20. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP. Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Hồng Đức.
21. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, 2003. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
22. Vụ Chiến lƣợc phát triển ngân hàng,2005.Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. Hà Nội: Nhà xuất bản Phƣơng Đông.
Các Website:
23. www.agribank.com 24. www.sbv.gov.vn 25. www.vneconomy.com