Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp an ninh tại việt nam (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNNCNAN tại Việt Nam

4.2.1 Định hướng chung

i). Phát triển CNAN phải nhất quán với đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Phải gắn kết chặt chẽ CNAN với công nghiệp quốc gia nói chung và CNQP nói riêng; đảm bảo hiệu quả, tránh gây trùng dẫm, lãnh phí.

ii). Tập trung nghiên cứu và đƣa vào sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tính bảo mật, đặc thù và các sản phẩm lƣỡng dụng phục vụ công tác, chiến đấu của lực lƣợng CAND và các lực lƣợng thực thi pháp luật.

iii).Tham mƣu cho các cấp lãnh đạo, tiếp tục đổi mới doanh nghiệp an ninh (là nòng cốt của phát triển CNAN) từng bƣớc, thí điểm và nhân rộng cổ phần hóa doanh nghiệp an ninh giúp tạo động lực và nguồn lực phát triển bên vững CNAN phục vụ mục tiêu đảm bảo an toàn trật tự xã hội, an toàn dân sinh, cùng với phát triển kinh tế - xã hội.

iv).Nâng cao tiềm lực an ninh quốc gia có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại bằng cách đầu tƣ sản xuất thiết bị, PTKTNV và CCHT một cách hiện đại; đủ năng lực để nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sửa chữa, cải tiến hà hiện đại hóa các phƣơng tiện trên nhằm đáp ứng đòi hỏi về công tác, chiến đấu trƣớc mắt và lâu dài của lực lƣợng Công an.

v). Cung cấp, trang bị cho các lực lƣợng Công an nhiều loại PTKTNV, VKCD, CCHT và cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng trong mọi nhiệm vụ chiến đấu, đối phó với các thế lực thù địch và các loại tội phạm; ƣu tiên hiện đại hóa các lực lƣợng an ninh, tình báo và cảnh sát cơ động. Quan tâm đáp ứng nhu cầu cho các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nƣớc và các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, phải đảm bảo đƣợc nhiệm vụ bảo về an ninh, an toàn dân sinh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc.

vi).Xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch phát triển các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa giai đoạn tiếp theo, hình thành các cụm CSSX ở 3 miền (Bắc, Trung, Nam), có hệ thống bộ máy tƣơng ứng, quản lý thống nhất của ngành công an.

vii). Xây dựng các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành KHKT và công nghệ đƣợc trang bị hiện đại đảm bảo nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm

CNQP, an ninh; phân tích kiểm định về vật liệu, hóa sinh, môi trƣờng phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ an toàn dân sinh, phấn đấu các PTN đạt tiêu chuẩn quốc gia và một số đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp an ninh tại việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)