Nhân tố ảnh hưởng QLNNđối vớiCNAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp an ninh tại việt nam (Trang 25)

1.2.2 .Chủ thể và nội dung QLNNđối vớiCNAN

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng QLNNđối vớiCNAN

1.2.3.1. Năng lực QLNN đối với CNAN

Quản lý, theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính chất phố biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi ngƣời thuộc phạm vi quản lý. Sức mạnh của CNAN, dựa trên khái niệm và đặc điểm, phụ thuộc nhiều năng lực QLNN.

CNAN cũng giống các ngành khác ở chỗ là trong quá trình thực hiện chức năng của mình luôn có một vấn đề đó là các nguồn lực thực hiện có giới hạn và các tiến trình phải thỏa mãn tất cả các điều kiện ràng buộc, nên các tiến trình cần đƣợc hoạch định cẩn thận để không dƣ thừa, điều khiển để thực hiện đúng, giám sát để phát hiện bất thƣờng, đo lƣờng để biết mức độ hoàn thành. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực QLNN với CNAN.

Quản lý CNAN mang tính trách nhiệm và quyền lực của nhà nƣớc nên mức độ hiệu lực, hiệu quả phát triển CNAN phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy tổ chức, cơ chế điều hành, nguồn lực đƣợc phân bổ và huy động choCNAN.

Trong đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CNAN xác định hành lang pháp lý toàn bộ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý CNAN. Văn bản quy phạm pháp luật về CNAN điều chỉnh các quan hệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các khâu, các quá trình công tác nhƣ lập kế hoạch, phân bổ kinh phí, bố trí nguồn lực, thực hiện đấu thầu, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết.

Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động CNAN đƣợc Nhà nƣớc xác định và bảo đảm thực hiện bằng quyền uy thông qua hệ thống cơ quan chức năng. Bằng cách đó, các văn bản quy phạm pháp luật chi phối đến các đối tƣợng cũng nhƣ các hoạt động quản lý CNAN, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng trong công tác QLNN về hậu cần - kỹ thuật CAND.

Cụ thể, các chủ thể quản lý CNAN có thể ban hành các hình thức văn bản pháp quy, tạo thành hệ thống thống nhất từ cao xuống thấp, có thể bao gồm:

i) Luật, Pháp lệnh về CNAN do Quốc hội ban hành. ii) Nghị định về CNAN do Chính phủ ban hành.

iii) Thông tƣ, quy định liên quan về CNAN do Bộ Công an ban hành.

iv) Thông tƣ liên ngành liên quan CNAN do Bộ Công an và các bộ, ngành phối hợp ban hành.

v) Quy chế hoạt động trong nội bộ CNAN do cơ quan quản lý CNAN ban hành.

vi) Các văn bản quy phạm pháp luật khác mà hoạt động CNAN phải chấp hành theo qui định (Luật doanh nghiệp, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu…).

1.2.3.2. Chính sách phát triển công nghiệp, KHCN của đất nước.

Sự phát triển của công nghiệp chế tạo trong mộtquốc gia là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

CNANlà một ngành trong khu vực công nghệ chế tạo, có liên hệ với ngành công nghiệp chế tạo khác, nhất là những ngành có trình độ công nghệ trung và cao nhƣ : thép, cơ khí, điện tử …..

Nhƣ vậy, trình độ công nghệ của công nghiệp chế tạo là nền tảng để phát triển CNAN.

KHCN trên thế giới ngày nay đang phát triển một cách nhanh chóng với trình độ phát triển vƣợt bậc. Ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào xây CNANdo vậy là rất cần thiết để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển của CNAN.

1.2.3.3. Tình hình an ninh của đất nước.

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy, dù là nƣớc lớn hay nƣớc nhỏ; kinh tế phát triển hay chƣa phát triển; dù chế độ chính trị nhƣ thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh, kể cả những nƣớc mà hàng trăm năm nay chƣa hề xảy ra chiến tranh.

Tuy nhiên, các nƣớc khác nhau, với tình hình an ninh của đất nƣớc khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết hợp đó cũng có sự khác nhau về mục đích, nội dung, phƣơng thức và kết quả. Ngay trong một nƣớc, trong mỗi giai đoạn phát triển thì sự kết hợp cũng khác nhau.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và trong bối cảnh nƣớc ta đang có xu thế hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, điều đó tạo ra những cơ hội để các thế lực thù địch và bọn tội phạm hoạt động, xâm phạm đến an ninh quốc gia và tình hình trật tự an toàn xã hội.

Để thực hiện các âm mƣu và ý đồ thâm độc của mình, các thế lực thù địch và đang sử dụng những loại phƣơng tiện kỹ thuật ngày càng tinh vi và hiện đại trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, các loại tội phạm hình sự trong nƣớc cũng hoạt động gây án với sự trợ giúp của các phƣơng tiện hiện đại, nhằm chống lại các lực lƣợng thực thi thi hành pháp luật.

Trong khi đó, trang bị của các lực lƣợng công an hiện tại vận chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu của nhiệm vụ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nhiều loại phƣơng tiện còn phải nhập ngoại với giá thành cao, độ an toàn bí mật không đƣợc bảo đảm, phụ thuộc vào công nghệ của nƣớc ngoài, làm mất đi tính chủ động và kịp thời trong công tác đấu tranh với các thế lực thù địch và bọn tội phạm.

Chính vì vậy, yêu cầu công tác đặt ra cho lực lƣợng công an phải nhanh chóng phát triển ngành CNAN để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội đi cùng với phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh trong tình hình mới.

Xuất phát từ những diễn biến mới, phức tạp về âm mƣu, hoạt động của các thế lực thù địch và các đối tƣợng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Từ đó, đặt ra nhu cầu cần tập trung nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các sản phẩm CNAN phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các âm mƣu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Qua đó bổ sung và phát triển lý luận, khoa học về CNAN trong tình hình mới.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả QLNNđối vớiCNAN

1.2.4.1. Tiêu chí trực tiếp

i). Ban hành các chiến lƣợc chính sách cơ chế, các văn bản pháp qui để phát triển CNAN có hiệu lực, hiệu quả và khả thi. Đáp ứng tốt với mức độ ngày càng tăng của yêu cầu của bảo vệ an ninh của đất nƣớc.

ii). Thanh tra giám sát kịp thời, hiệu quả đối với việc ban hành các văn bản quản lý CNAN của Bộ Công an và thực hiện các nội dung QLNN theo qui định của pháp luật đối với CNAN.

i). Hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp an ninh, các khu CNAN.

ii). Sự phát triển về công nghệ, kỹ thuật của các CSSX trong CNAN. iii).Mức độ đáp ứng của các sản phẩm sản xuất ra so với mục tiêu quản lý và yêu cầu thực tế. Các sản phẩm của CNAN đáp ứng thế nào với nhu cầu thực tế từ cơ sở. Hay nói cách khác là các sản phẩm sản xuất ra đã xuất phát hoặc đáp ứng hoàn toàn với yêu cầu, nhu cầu của các đơn vị sử dụng hay chƣa, tỷ lệ, chất lƣợng đáp ứng ra sao?

1.3. Kinh nghiệm phát triển, quản lý CNAN tại một số nƣớc trên thế giới

1.3.1. Liên minh châu Âu

Nói về vai trò của ngành CNAN, trong thông cáo chung của Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên minh châu Âu, trong bản Kế hoạch hành động về chính sách CNAN (2012) có nêu rõ: Bảo đảm an ninh là một trong những mối quan tâm trung tâm của bất kỳ xã hội nào. Không có lĩnh vực chính sách nào mà không có một thành phần quan trọng của yếu tố an ninh. Bất kỳ xã hội ổn định đƣợc thiết lập đều dựa trên cơ sở là một môi trƣờng an ninh và an toàn. Một EU cạnh tranh dựa trên ngành CNAN cung cấp các giải pháp cho tăng cƣờng an ninh có thể đóng góp đáng kể vào khả năng phục hồi của Cộng đồng chung châu Âu.

Ngành CNAN đại diện cho một ngành có tiềm năng tăng trƣởng và việc làm. Trong 10 năm qua, thị trƣờng toàn cầu đã tăng gần gấp 10 lần từ mức 10 tỷ Euro lên khoảng 100 tỷ Euro tính tới năm 2011. Nhiều nghiên cứu cho thấy thị trƣờng CNAN của EU cũng nhƣ trên toàn thế giới sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trƣởng vƣợt mức tăng trƣởng GDP bình quân.

Cũng trong nội dung bản Kế hoạch hành động về CNAN thì Kế hoạchnày là bƣớc đi đầu tiên của sáng kiến dành riêng này. Mục tiêu bao quát là tăng cƣờng tăng trƣởng và tăng việc làm trong ngành CNAN của EU.

Hiện nay, nhờ mức độ phát triển công nghệ của họ, nhiều công ty an ninh của EU vẫn nằm trong số các công ty dẫn đầu thế giới trong hầu hết các phân đoạn của ngành an ninh. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây và dự báo thị trƣờng cho thấy, thị phần của các công ty châu Âu trên thị trƣờng toàn cầu chắc chắn sẽ giảm liên tục trong những năm tới. Các dự báo về công nghiệp và các nghiên cứu độc lập dự đoán rằng thị phần hiện tại của các công ty EU trong lĩnh vực an ninh có thể giảm một phần năm từ khoảng 25% thị trƣờng thế giới năm 2010 xuống còn 20% vào năm 2020 nếu không có hành động nào đƣợc đƣa ra để nâng cao tính cạnh tranh của ngành CNAN EU.

1.3.1.1. Phân chia lĩnh vực trong CNAN của EU

Ngành CNAN EU có thể đƣợc phân chia thành các lĩnh vực sau: i) An ninh hàng không;

ii) An ninh hàng hải; iii) An ninh biên giới;

iv) Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu;

v) An ninh, tình báo chống khủng bố (bao gồm an ninh mạng và truyền thông);

vi) Ứng phó khủng hoảng/ bảo vệ dân sự; vii) Bảo vệ an ninh kho quỹ; và

viii) Phƣơng tiện bảo hộ.

1.3.1.2. Đặc điểm của CNAN EU

i) Đây là một thị trường phân tán cao

Thị trƣờng đƣợc phân chia dọc theo ranh giới quốc gia hoặc thậm chí khu vực. An ninh, là một trong những lĩnh vực chính sách nhạy cảm nhất, là một trong những lĩnh vực mà các quốc gia thành viên đang do dự từ bỏ các đặc quyền quốc gia.

Trong phần lớn, thị trƣờng liên quan đến an ninh vẫn là thị trƣờng thể chế, nghĩa là ngƣời mua là các cơ quan công quyền. Ngay cả ở những nơi mà nó là một thị trƣờng thƣơng mại, các yêu cầu về an ninh vẫn còn đƣợc bao phủ bởi luật pháp mang tính đặc thù của nó.

iii) Nó là một phạm vi mang tính tác động xã hội mạnh mẽ

Trong khi an ninh là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con ngƣời, nó cũng là một khu vực rất nhạy cảm. Các biện pháp và công nghệ bảo mật có thể có tác động đến các quyền cơ bản và thƣờng gây sợ hãi về sự xâm phạm có thể xảy ra.

1.3.1.3. Các vấn đề đặt ra đối với CNAN của EU

Ngành CNAN của châu Âu đang phải đối mặt với một số các vấn đề. Ba đặc điểm nổi bật của thị trƣờng CNAN cũng là yếu tố quyết định cho ba vấn đề chính mà ngành CNAN EU đang phải đối mặt nhƣ:

i) Sự manh mún của thị trường CNAN EU

Vấn đề chính là đặc tính phân tán cao (ví dụ nhƣ thiếu các quy trình và tiêu chuẩn chứng nhận phù hợp) của thị trƣờng CNAN EU. Các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau đã dẫn đến việc tạo ra ít nhất 27 thị trƣờng CNAN khác nhau, mỗi một trong số đó lại đƣợc chia thành nhiều khu vực an ninh khác nhau.

Điều này không chỉ tạo ra một tình huống khá độc đáo đối với thị trƣờng nội địa, nhƣng cũng có tác động tiêu cực đáng kể đến cả phía cung (công nghiệp) và phía nhu cầu (ngƣời mua công và tƣ nhân về công nghệ an ninh). Nó dẫn đến những trở ngại lớn cho việc thống nhất thị trƣờng và làm cho hiệu quả kinh tế theo quy mô thực sự rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Hơn nữa, nó dẫn đến sự thiếu cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và việc sử dụng tiền công không tối ƣu.

Khi thực hiện nghiên cứu phát triển (R&D) trên các công nghệ mới, rất khó để ngành CNAN của EU có thể dự đoán liệu cuối cùng sẽ có đƣợc một thị trƣờng hấp dẫn hay thậm chí là một vài lựa chọn để đảm bảo rằng tối thiểu sẽ có thị trƣờng. Mặc dù đây là một vấn đề phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp nhƣng điều đặc biệt quan trọng đối với ngành CNAN vốn đang phải đối mặt với một thị trƣờng về thể chế.

Điều này dẫn đến một số hậu quả tiêu cực: ví dụ nhƣ các phác thảo nghiên cứu phát triển tiềm năng đầy hứa hẹn không đƣợc khám phá, điều đó có nghĩa là một số công nghệ nhất định có thể cải thiện an ninh của công dân không có ở phía bên cầu.

iii) Khía cạnh xã hội của công nghệ an ninh

Sự chấp nhận xã hội của các sản phẩm và công nghệ mới là một thách thức chung đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, có một số đặc điểm phân biệt công nghệ an ninh khỏi các khu vực khác. Công nghệ an ninh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các quyền cơ bản, nhƣ các quyền tôn trọng cuộc sống riêng tƣ và gia đình, bảo vệ dữ liệu cá nhân, sự riêng tƣ hoặc nhân phẩm.

Các vấn đề liên quan đến sự chấp nhận xã hội của công nghệ an ninh dẫn đến một số hậu quả tiêu cực. Đối với ngành công nghiệp, nó có nghĩa là nguy cơ đầu tƣ vào công nghệ mà sau đó có nguy cơ không đƣợc công chúng chấp nhận, dẫn đến lãng phí đầu tƣ. Về phía cầu, có nghĩa là buộc phải mua một sản phẩm ít gây tranh cãi hơn nhƣng không hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về an ninh.

1.3.1.4. Cách giải quyết các vấn đề

i) Khắc phục vấn đề phân mảnh thị trường

Tiêu chuẩn hoá, các tiêu chuẩn đóng một vai trò chính trong việc chống phân mảnh thị trƣờng và giúp ngành CNAN đạt đƣợc tính kinh tế theo quy

mô. Các tiêu chuẩn cũng có tầm quan trọng tối đa đối với phía cầu, đặc biệt là về khả năng tƣơng tác của các công nghệ đƣợc sử dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật, vv... Ngoài ra, các tiêu chuẩn là rất cần thiết để đảm bảo chất lƣợng thống nhất trong cung cấp các dịch vụ an ninh. Tạo ra các tiêu chuẩn của EU và thúc đẩy chúng trên phạm vi toàn cầu cũng là một thành phần quan trọng trong khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành CNAN EU.

Chứng nhận/ quy trình đánh giá hợp quy lẫn nhau. Hiện tại, không có hệ thống chứng nhận toàn EU đối với công nghệ an ninh. Các hệ thống quốc gia khác nhau rất nhiều, do đó góp phần đáng kể vào sự phân mảnh của thị trƣờng CNAN. Ủy ban đã xác định các lĩnh vực, trong giai đoạn đầu, nó sẽ có ý nghĩa rõ nhất để thiết lập một hệ thống chứng nhận toàn EU.

Khai thác sự tƣơng đồng giữa CNAN và quốc phòng. Ngƣời ta có thể phân biệt rõ ràng giữa một thị trƣờng an ninh và một thị trƣờng quốc phòng. Tuy nhiên, sự tồn tại của hai thị trƣờng riêng lẻ này có thể tự nó đƣợc coi là một sự phân mảnh. Ở một chừng mực nào đó, sự phân mảnh này là bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp an ninh tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)