CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNNCNAN tại Việt Nam
4.2.2 Các giải pháp
4.2.2.1. Đề nghị hoàn thiện bộ máy tổ chức, hệ thống văn bản pháp quy liên quan QLNN CNAN tại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống tổ chức QLNN về CNAN từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Mô hình tổ chức bộ máy dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ƣơng, lãnh đạo BCA,do Cục Quản lý công nghiệp an ninh điều hành quản lý,đƣợc xác lập gồm:
i) Bộ máy quản lý (Lãnh đạo Cục, các lãnh đạo cấp phòng); ii) Đơn vị tham mƣu;
iii) Đơn vị phụ trách kế hoạch;
iv) Đơn vị phụ trách tài chính, hậu cần; v) Đơn vị quản lý kỹ thuật công nghệ; vi) Đơn vị quản lý doanh nghiệp; vii) Đơn vị quản lý các KCN; viii) Đơn vị quản lý dự án;
ix) Các tổng công ty, công ty, các nhà máy, viện nghiên cứu, kho tàng…
Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa QLNN từ Trung ƣơng đến địa phƣơng thống nhất theo hệ thống. Kiểm tra, giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ QLNN trong hệ thống CNAN.
Xây dựng hành lang pháp lý, tạo cơ chế để thu hút các nguồn lực về vốn, đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tƣ phát triển CNAN theo thứ tự ƣu tiên, có trọng tâm, trọng điểm và theo hƣớng tinh gọn, chuyên sâu, bố trí hợp lý trên các địa bàn theo không gian địa lý Bắc, Trung, Nam gắn với kho
dự trữ, dự phòng chiến đấu nhằm chủ động trang bị đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, chiến đấu trong mọi tình huống. Nghiên cứu đề xuất Bộ và Chính phủ có cơ chế xã hội hóa trong việc phát triển các CSSX các loại phƣơng tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn…
Đề nghị xây dựng và ban hành pháp lệnh, nghị định về CNAN để làm cơ sở tiền đề phát triển và quản lý CNAN. Trƣớc mắt, tập trung xây dựng các văn bản sau:
i) Pháp lệnh CNAN;
ii) Nghị định về xây dựng và phát triển CNAN;
iii) Thông tƣ hƣớng dẫn về xây dựng và phát triển CNAN; iv) Quy chế phối hợp trong quản lý CNAN.
4.2.2.2. Giải pháp phát triển KHCN trong CNAN
Có chính sách đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng. Mở rộng các hình thức hợp tác với các cơ sở nghiên cứu trong nƣớc, các nƣớc có CNAN tiên tiến và các tổ chức quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm, tìm kiếm công nghệ mới và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là đào tạo chuyên gia và công nhân lành nghề.
Ban hành cơ chế cho phép thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển là tổ hợp các cơ sở nghiên cứu của ngành Công an trên cơ sở các đơn vị nghiên cứu sẵn có và đầu tƣ xây dựng mới, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu và cơ sở dữ liệu tập trung. Tranh thủ, tận dụng các trƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc về phát triển KHCN để xây dựng và phát triển các cơ sở nghiên cứu tập trung.
Một số các nội dung cần chú trọng thực hiện trong lĩnh vực KHCN phục vụ CNAN:
ii). Chuyển giao công nghệ đối với những nội dung liên quan tới công nghệ cao mà trình độ trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc.
iii). Tích cực nghiên cứu giải mã công nghệ đối với các sáng chế, phát minh không đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.
iv). Huy động tiềm lực KHCN để tận dụng tối đa các nguồn lực về khoa học, chất xám phục vụ công tác xây dựng phát triển CNAN.
v). Xây dựng cơ chế hợp lý để thu hút các chuyên gia chất lƣợng cao, tận dụng nguồn lực KHCN từ các cá nhân.
vi). Nghiên cứu áp dụng thiết kế đã đƣợc thƣơng mại hóa của các sản phẩm thƣơng mại đối với các sản phẩm an ninh để giảm giá thành nghiên cứu, sản xuất sản phẩm.
vii). Trong tổ chức bộ máy quản lý CNAN nên có một bộ phận chuyên trách về công tác phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ.
4.2.2.3. Đổi mới các doanh nghiệp phục vụ phát triển CNAN
Tăng cƣờng các biện pháp QLNN về chất lƣợng sản phẩm, quản lý chất lƣợng theo chuỗi sản phẩm, theo chuyên ngành. Đầu tƣ đồng bộ, hiện đại các trung tâm, PTN đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về kiểm soát chất lƣợng. Hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, tiêu chuẩn thiết bị trong các lĩnh vực sản xuất CNAN. Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trƣờng, đảm bảo môi trƣờng trong sạch, vệ sinh, an toàn đối với các CSSX CNAN.
Tập trung quản lý có hiệu quả các khu CNAN hiện đang có, đẩy mạnh công tác đầu tƣ xây dựng các KCN mới trên cơ sở tập trung ngành nghề sản xuất, gắn liền sản xuất với hoạt động nghiên cứu cải tiến mẫu mã, chủng loại, chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu công tác của lực lƣợng CAND trong tình hình mới.
Phát triển doanh nghiệp thuộc BCA phải xác định rõ chủ yếu là doanh nghiệp phục vụ các yêu cầu phát triển an ninh, phấn đấu sản phẩm phục vụ công tác an ninh và phục vụ xã hội. Các doanh nghiệp cần nỗ lực hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp…, tuy nhiên mọi hoạt động phải chấp hành nghiêm theo pháp luật.
Nghiên cứu, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp một cách cơ bản, đúng định hƣớng chỉ đạo của Đảng ủy Công an trung ƣơng, lãnh đạo Bộ, tạo bƣớc đột phá để doanh nghiệp hội nhập, phát triển năng động hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
Nghiên cứu đẩy mạnh một số loại hình đổi mới doanh nghiệp trong CAND nhƣ: Liên doanh liên kết hợp tác đầu tƣ; cổ phần hóa….
Trƣớc mắt, các sản phẩm an ninh sẽ vẫn do các cơ sở CNAN và công ty an ninh cung cấp, nhƣng về lâu dài thì đề xuất cổ phần hóa và xã hội hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện một số các sản phẩm hàng hóa phục vụ an ninh.
4.2.2.4. Định hướng sản phẩm CNAN xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cơ sở
Các đơn vị nghiệp vụ cần tăng cƣờng trao đổi khoa học để có đƣợc những thông tin cần thiết về khoa học, công nghệ và cung cấp sản phẩm, khai thác, giải mã công nghệ, phát triển sản phẩm mới; đồng thời, đề ra các giải pháp công nghệ đối phó có hiệu quả với âm mƣu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động và tội phạm.
Ngoài định hƣớng chung của Nhà nƣớc, BCA, các cấp quản lý về sản phẩm của CNAN, tác giả cũng xin đề xuất một giải pháp cho định hƣớng sản phẩm của CNAN, đó là ngoài việc chủ động đáp ứng , trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật, hậu cần - kỹ thuật cho công an các đơn vị, địa phƣơng… thì sản phẩm của CNAN sản xuất ra phải đi từ nhu cầu thực tế công tác chiến đấu của
các lực lƣợng vũ trang, thực thi pháp luật. Hay nói cách khác đó là sản phẩm của CNAN phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn từ cơ sở. Muốn làm đƣợc điều này thì cần chú trọng tới khâu khảo sát nhu cầu từ cơ sở về việc nhu cầu trang bị các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ công tác.
Đẩy mạnh hoạt động điều tra, khảo sát về nhu cầu sử dụng sản phẩm an ninh trong lực lƣợng CAND nói riêng và thị trƣờng nói chung. Nắm bắt đƣợc yêu cầu và nhu cầu sử dụng sản phẩm, tạo tiền đề cho công tác nghiên cứu thay đổi, hoàn thiện chủng loại, chất lƣợng sản phẩm đáp ứng kịp thời công tác chiến đấu và nhu cầu thị trƣờng.
Quan điểm sản phẩm sản xuất ra phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và phải gắn liền với công tác chiến đấu của lực lƣợng công an cũng nhƣ thị trƣờng nói chung.
Phải làm tốt công tác dự báo, khảo sát đánh giá đúng bối cảnh, tình hình chung và cụ thể từng đơn vị, địa phƣơng để xây dựng kế hoạch công tác. Từ chỗ đơn vị, địa phƣơng thiếu thì đề xuất xin trang cấp, nay CNAN phải dự báo, phải khảo sát để nắm đƣợc thực trạng, phải thể hiện rõ trách nhiệm, tính chủ động của mình. Tiếp đó, chủ động trong cung ứng, từ máy móc, phƣơng tiện đến thiết bị kỹ thuật. Quan điểm là phải chủ động ngay từ đầu theo kế hoạch, phải đảm bảo cung ứng hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu.
4.2.2.5. Một số giải pháp phụ trợ
i) Nâng cao chất lƣợng quy hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện các dự án, đề án phát triển CNAN
CNAN phải là một bộ phận trong phát triển công nghiệp của đất nƣớc.Sự phát triển của CNAN phải đƣợc tích hợp với tổng thể kế hoạch của chƣơng trình, kế hoạch tổng thể của BCA, nằm trong quy hoạch của đề án đẩy
mạnh phát triển quốc phòng, an ninh của Chính phủ. Việc quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở cần có tính ổn định và lâu dài.
Nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công tác quy hoạch nhằm triệt để khai thác các nguồn lực và tránh lãng phí, đầu tƣ không hiệu quả, trùng lắp. Cần đánh giá lại khả năng thu hút đầu tƣ, mục đích hình thành của từng dự án để có kế hoạch bố trí, điều chỉnh quy mô và nguồn vốn. Trong công tác quy hoạch cần trú trọng:
Một là, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch CNAN. Việc xây dựng quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc với yêu cầu thực tiễn.
Cần thiết phải nghiên cứu kỹ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc trong vấn đề định hƣớng phát triển các sản phẩm trong CNAN, từ đó đƣa ra các quy hoạch và kế hoạch quản lý có chất lƣợng các đề án, dự án phát triển CNAN.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cơ quan chuyên trách thực hiện xây dựng, phát triển, quản lý CNAN, cần tập trung các vấn đề sau: i) tập trung tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lƣợng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công tác quy hoạch, phát triển CNAN; ii) xây dựng mô hình quản lý và thực hiện hợp lý, đơn giản, tinh gọn và hiệu quả; iii) thiết lập cơ chế đồng bộ, tránh những khâu rƣờm rà, gây mất thời gian và giảm năng suất lao động; iiii) khuyến khích các ý kiến đóng góp nhằm năng cao hiệu quả công tác quy hoạch cũng nhƣ thực hiện, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ
Hai là, đƣa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu trong phát triển CNAN theo hƣớng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của KHCN. Theo đó, cơ cấu sản xuất công nghiệp trong CNAN cần: i) Chuyển từ sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao; ii) Chuyển các công nghệ sản xuất gây ô
nhiễm môi trƣờng sang công nghiệp sạch; iii) Chuyển từ sản xuất đơn thuần sang kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ sản xuất.
Ba là,đảm bảo tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, cơ chế và môi trƣờng. Mục đích chung của định hƣớng này là nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của CNAN.
ii) Huy động và tận dụng tối đa các nguồn lực tập trung, đa dạng và cụ thể hóa các biện pháp hỗ trợ đầu tƣ cho việc xây dựng và phát triển CNAN
Nhà nƣớc cần có cơ chế tài chính, tạo điều kiện nguồn vốn cho các lĩnh vực CNAN phát triển. Thông qua các chƣơng trình, đề án và dự án, Nhà nƣớc dành một tỷ lệ ngân sách theo cơ chế cấp vốn cho dự án ngoài ngân sách thƣờng xuyên của BCA.
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho CNAN, trong đó nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc là chính, đƣợc bố trí theo chƣơng trình mục tiêu trọng điểm quốc gia và đảm bảo theo kế hoạch đã duyệt. Đồng thời, các chủ thể phải chú trọng và có cơ chế phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn khác, nhƣ thông qua các doanh nghiệp, liên kết liên doanh, tài trợ, viện trợ ODA…
Điều phối và đảm bảo nguồn duy trì huy động vốn cho CNAN. Tăng cƣờng nguồn thu từ các hoạt động thƣơng mại CNAN. Xây dựng định chế tài chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…