.Tổ chức bộ máy và chủ thể quản lý CNAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp an ninh tại việt nam (Trang 46 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng QLNN vớiCNAN tại Việt nam

3.2.1. .Tổ chức bộ máy và chủ thể quản lý CNAN

3.2.1.1. Về tổ chức bộ máy

Lực lƣợng CNAN nòng cốt do BCA quản lý là hệ thống các doanh nghiệp, Viện và trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp và CSSX trên nhiều lĩnh vực về công nghệ thông tin, điện tử, cơ điện tử, cơ khí, vật liệu chuyên dụng, hóa, lý, sinh học...có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các loại PTKTNV, VKCD, CCHT phục vụ công tác chiến đấu và xây dựng lực lƣợng CAND, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong BCA, Cục Quản lý CNAN và doanh nghiệp là cơ quan tham mƣu giúp Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật,BCA thực hiện chức năng QLNN về

CNAN đối với các đơn vị nghiên cứu, và các doanh nghiệp thuộc BCA. Tham gia QLNN về CNAN còn có các cục trực thuộc BCA nhƣ: Cục Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Tài chính và một số cơ quan khác. Các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa trong BCA là các đơn vị trực thuộc trực tiếp BCA. Cũng nhƣ các doanh nghiệp CNQP, các doanh nghiệp CNAN vừa chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp, vừa là đối tƣợng quản lý của các quy định về hành chính của ngành Công an. Các doanh nghiệp, CSSX thuộc BCA đang thực hiện chế độ hạch toán kinh tế ở các mức độ khác nhau. Hầu hết các đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập và đầy đủ; còn một số đơn vị khác thực hiện hạch toán nội bộ hoặc dự toán.

3.2.1.2. Về chủ thể quản lý:

Ủy ban Quốc phòng và An ninh là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt Nam,cơ quan giám sát pháp lệnh liên quan tới An ninh và Quốc phòng.

Quốc hội thông qua Ủy ban Quốc phòng và an ninh thực hiện nhiệm vụ liên quan đến CNAN nhƣ sau:

Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh….;

Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh;

Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở trung ƣơng hoặc giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền với cơ quan trung ƣơng của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Chính phủ thống nhất QLNN về CNAN trong phạm vi cả nƣớc trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ, ngành, UBND dân cấp tỉnh; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CNAN.

BCA sẽ trực tiếp quản lý, điều hành các doanh nghiệp an ninh, các khu CNAN, cơ sở CNAN; triển khai các kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến CNAN; cấp phép trong CNAN ; phối hợp các bộ, ngành, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao

Các bộ, ngành, tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình mà có vai trò cụ thể liên quan đến CNAN, ví dụ Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm cấp vốn, hƣớng dẫn và giám sát thực hiện đối với các dự án trong CNAN.

UBND các cấp sẽ phối hợp thực hiện với cơ quan quản lý CNAN, doanh nghiệp an ninh, khu CNAN trong việc hỗ trợ về mặt bằng, cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện, nƣớc, đƣờng giao thông…), quản lý ngƣời lao động tại các cơ sở CNAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp an ninh tại việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)