CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tạ
4.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay
Để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, trước hết phải phân tích đánh giá chính xác, toàn diện khách hàng trước khi cho vay theo khía cạnh sau:
- Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính pháp lý của khách hàng chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng.
- Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, nhằm nắm được thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của khách hàng thông qua cơ cấu vốn trong kinh doanh, khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng xem xét trên bảng cân đối tài sản có và tài sản nợ, xem xét thu nhập doanh thu bán hàng…đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thông qua các chỉ số vòng quay luân chuyển vốn lưu động.
khả năng cạnh tranh trên thị trường không? Mặt khác sản phẩm đó phải cạnh tranh trên 3 khía cạnh: về giá, về chất lượng, các dịch vụ đi kèm để nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của khách hàng trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của khách hàng trong tương lai.
- Đánh giá năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng là phân tích năng lực, chuyên môn, khả năng điều hành để xác định mức vốn đầu tư bao nhiêu thì phù hợp.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, chi nhánh ngân hàng cần thực hiện các công tác sau:
- Thực hiện chuyên môn hóa các khâu thẩm định, cho vay và xử lý nợ. Để thực hiện chuyên môn hóa các khâu thẩm định, chi nhánh ngân hàng cần tách bộ phận thẩm định, phân tích tín dụng, xử lý nợ thành ba bộ phận riêng. Bộ phận chuyên làm công tác thẩm định, bộ phận chuyên về phân tích, đánh giá kết quả thẩm định để ra quyết định cho vay, bộ phận chuyên xử lý nợ có vấn đề. Các bộ phận này phải phối hợp chặt chẽ với nhau để có tính thống nhất và đồng bộ trong hoạt động tín dụng.
- Thành lập bộ phận kiểm tra tín dụng trực thuộc phòng tín dụng với mục đích kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ tín dụng, có hướng xử lý kịp thời với những vấn đề sai sót xảy ra.
- Tăng cường trang thiết bị làm việc, tăng cường kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, cán bộ cho vay xử lý nợ khi có vấn đề.