Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 95 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể tại các quyết định, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cho các NHTM:

- Các văn bản do NHNN ban hành về các thông tư hướng dẫn cụ thể, các quyết định, chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước cho các NHTM phải bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế, tránh sự nhầm lẫn, xung đột trong việc thực thi.

- NHNN cần linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc...

- NHNN nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và điều hành đối với các NHTM. Đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các NH thành viên để các NHTM nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng.

NHNN cần nâng cao chất lượng hạch toán hạch toán kế toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế. NHNN là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý hệ thống các NHTM, do đó:

- Báo cáo kế toán và kiểm toán đóng vai trò quan trọng ở thị trường chứng khoán, đảm bảo các nguyên tắc về công khai thông tin chính xác cho các đối tượng tham gia trên thị trường.

- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

NHNN có quy định cụ thể thêm biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NHTM Việt Nam cũng như chi nhánh của NHNN không được hạ thấp tiêu chuẩn

tín dụng để cạnh tranh, dành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN cần nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với lĩnh vực rủi ro cao. Cần ban hành một văn bản trong đó yêu cầu tối thiểu khi NHTM thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tiện cho việc quản lý của NHNN.

NHNN kiến nghị với Chính phủ có chính sách xử lý đối với các khoản nợ vay khắc phục thiên tai, đặc biệt các khoản vốn vay ngắn hạn.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngân hàng, chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và được đặt lên hàng đầu của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Yên Khánh nói riêng. Nâng cao chất lượng tín dụng là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính, tín dụng phải được hoàn thiện, thống nhất và đồng bộ. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội và có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng.

Qua nghiên cứu, đề tài luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:

1. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường về mặt lý luận.

2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của chi nhánh: lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh trong các năm 2012- 2014.

3. Luận văn đã đi sâu phân tích làm rõ được thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng, luận văn cho thấy CLTD của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Khánh đang bị giảm sút. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng cao qua các năm. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên.

4. Trên cơ sở phân tích thực trạng để khắc phục những tồn tại, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng, các cơ quan ban ngành trong huyện Yên Khánh, Ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT, sẵn sàng đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng và đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững của Chi nhánh.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những lời đóng góp ý kiến từ phía Thầy/cô và các bạn về đề tài nghiên cứu trên.

Cuối cùng, một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Phí Mạnh Hồng cùng các cán bộ tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2002. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Thu Đông, 2012. Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Đại

học Kinh tế Quốc dân.

3. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Lê Văn Hải, 2013. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương - Chi nhánh Ba Đình. Luận văn Thạc

sĩ Tài chính – Ngân hàng.

5. Nguyễn Thu Hằng, 2010. Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Ngoại thương.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Yên Khánh, Ninh Bình, 2012, 2013, 2014. Bảng cân đối chi tiết năm 2012, 2013, 2014, Ninh Bình.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Yên Khánh, Ninh Bình, 2012, 2013, 2014. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012,

2013, 2014, Ninh Bình.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Yên Khánh, Ninh Bình, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014, Ninh Bình.

9. Tô Kim Ngọc, 2004. Giáo trình lý thuyết tiền tệ- ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

10. Ngô Thanh Phúc, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank – chi nhánh Tây Đô”. Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại

11. Đỗ Ngọc Tân, 2012. Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

12. Lê Văn Tề, 2009. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông

Vận tải.

13. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà

Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

14. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

15. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản

Tài chính.

16. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định số 1627/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 ban hành về quy chế cho vay đối với khách hàng, Hà Nội.

17. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013TT- NHNN ngày 21/01/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Tiếng Anh:

18. Frederic-S.Miskin, 2001. Tiền tê, ngân hàng & Thị trường tài chính, NXB

Khoa học và Kỹ thuật năm.

19. Peter S.Rose.Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

Trang web:

20. http://wwwagribank.com.vn/default.aspx 21. http://tapchitaichinh.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)