Phân tích nhóm chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 61 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Chất lƣợng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên

3.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu định lượng

a. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một trong những chi tiêu quan trọng được sử

dụng để đánh giá CLTD là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe dọa trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung công sức và thời gian để xử lý.

Bảng 3.8: Nợ quá hạn của Chi nhánh theo kỳ hạn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

Ngắn hạn 7.443,44 10.119,42 15.826,9 2.675,98 39,95 5.707,48 56,40 Trung - Dài

hạn 3.809,65 3.219,00 2.104,89 -590,65 -15,50 -1.114,11 -34,61

Tổng nợ

quá hạn 11.253,09 13.338,42 17.931,79 2.085,33 18,53 4.593,37 34,44

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2012-2014 )

Nhìn vào bảng trên ta thấy, nợ quá hạn có chiều hướng tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2014, nợ quá hạn là 17.931,79 triệu đồng tăng 4.593,37 triệu đồng tương ứng tăng 34,44% so với năm 2013 và tăng 6.678,7 triệu đồng so với năm 2012. So với năm 2012, năm 2013 NQH ngắn hạn đạt 10.119,42 triệu đồng tăng 2.675,98 triệu đồng tương ứng tăng 39,95%. Đến năm 2014, NQH ngắn hạn đạt 15.826,9 triệu đồng tăng 5.707,48 triệu đồng tương ứng tăng 56,40% so với năm 2013. Bên cạnh đó, NQH trung – dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2013, NQH trung – dài hạn đạt 3.219 triệu đồng giảm 590,65 triệu đồng tương tứng giảm 15,5% so với năm 2012 và tới năm 2014 chỉ đạt 2.104,89 triệu đồng giảm 1.114,11 triệu đồng tương ứng giảm 34,61% so với năm 2013. Ta thấy, tổng dư nợ tăng đồng nghĩa với nợ quá hạn tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng dư nợ chậm hơn tốc độ tăng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng đang bị giảm sút.

Hình 3.3: Tỷ trọng nợ quá hạn của Chi nhánh theo kỳ hạn

Có thể thấy, dư nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào ngắn hạn (từ 66,15% - 88,26%). Tỷ trọng nợ quá hạn trong ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng nợ quá hạn trong trung và dài hạn. Tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn chiếm 66,15% trong tổng dư nợ, năm 2013 là 75,87% và đến năm 2014 là 88,26%. Nợ quá hạn trong cho vay trung – dài hạn năm 2012 chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn trung – dài hạn chiếm 33,85% và thấp nhất là năm 2014 chỉ chiếm 11,74%. Nguyên nhân ngoài việc kinh tế trong nước khó khăn, nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường được huy động nóng còn do tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn, chiếm khoảng 90% tổng số cho vay. Nợ quá hạn trong trung – dài hạn rất thấp (thấp nhất là 11,74% trong năm 2014) cho thấy chi nhánh đã thẩm định, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn đối với các khoản nợ dài hạn. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn và có chiều hướng tăng dần.

Bảng 3.9: Nợ quá hạn của Chi nhánh theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2012-2014 )

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nợ quá hạn đối với thành phần dân cư là lớn nhất. Năm 2012, NQH đối với dân cư đạt 7.877,12 triệu đồng, năm 2013 đạt 8.518,35 triệu đồng tăng 641,23 triệu đồng tương ứng tăng 8,14% so với năm 2012, đến năm 2014, NQH đạt 11.816,28 triệu đồng tăng 3.297,93 triệu đồng tương ứng tăng 38,72% so với năm 2013. NQH đối với các DNNQD cũng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2013 đạt 4.820,07 triệu đồng tăng 1.444,1 triệu đồng tương ứng tăng 42,78% so với năm 2013. Năm 2014 đạt 6.115,51 triệu đồng tăng 1.295,44 triệu đồng tương ứng tăng 26,88% so với năm 2013.

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

DNNN 0 0 0 0 0 0 0

DNNQD 3.375,97 4.820,07 6.115,51 1.444,1 42,78 1.295,44 26,88 Dân cư 7.877,12 8.518,35 11.816,28 641,23 8,14 3.297,93 38,72

Tổng nợ

Theo thành phần kinh tế, số dư nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước trong 3 năm liền bằng 0 chứng tỏ kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp này rất tốt cũng như ý thức chấp hành quy định của ngân hàng. Mặt khác, những doanh nghiệp này còn nhận được sự tài trợ rất lớn từ phía Nhà nước. Còn với các hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì các khoản dư nợ quá hạn vẫn chiếm con số lớn và biến động không ngừng theo doanh số dư nợ. Tỷ trọng nợ quá hạn đối với hộ dân cư vẫn chiếm chủ yếu trong toàn thành phần kinh tế. Tỷ trọng này cao nhất vào năm 2012 chiếm 70% và năm 2014 chiếm 66%. Điều này là do một số khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích xin vay đã nêu trong phương án vay vốn và trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Nhiều khách hàng dùng tiền ngân hàng quay vốn không đúng đối tượng kinh doanh hoặc xử lý vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên đã không trả nợ được đúng hạn. một số hộ dân do khả năng quản lý, năng lực tài chính kém dẫn tới làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Tỷ trọng nợ quá hạn đối với DNNQD có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là 36% vào năm 2013 và giảm dần vào năm 2014 còn 23%. Tỷ trọng nợ quá hạn này còn khá cao do có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh quá nhiều mặt hàng, vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh vượt khả năng quản lý dẫn đến ứ đọng hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát. Ngoài ra việc thẩm định dự án đầu tư không đúng cũng dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ không trả được.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NH đang chứa đựng rất nhiều rùi ro từ hoạt động cho vay mà đòi hỏi phải tính toán định lượng trước những tổn thất trong kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó, chi nhánh cần tìm ra biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất đó để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn

Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Khánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

Nợ quá hạn 11.253,09 13.338,42 17.931,79 2.085,33 19% 4.593,37 34% Tổng dư nợ 402.200,42 405.886 458.040,8 3.685,58 1% 52.154.80 13%

Tỷ lệ NQH

(%) 2,8 3,29 3,91

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh năm 2012-2014)

Xét tình hình nợ quá hạn trong ba năm qua, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là tương đối lớn. Tổng nợ quá hạn và tổng dư nợ đều tăng nhưng nhìn chung giai đoạn 2013-2014 có sự chênh lệch tăng lớn hơn giai đoạn 2012-2013. Cụ thể, năm 2012, nợ quá hạn đạt 11.253,09 triệu đồng chiếm 2,8% trong tổng dư nợ. Năm 2013, nợ quá hạn đạt 13.338,42 triệu đồng tăng 2.085,33 triệu đồng tương ứng tăng 19% so với năm 2012, tổng dư nợ tăng 1%; đến năm 2014, nợ quá hạn đã đạt 17.931,79 triệu đồng tăng 4.593,37 triệu đồng tương ứng tăng 34% so với năm 2014, tổng dư nợ tăng 13%. Có thể thấy, nợ quá hạn luôn tăng nhiều hơn tổng dư nợ, điều đó khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn luôn tăng mạnh qua các năm.

Trong giai đoạn 2012 -2014, tỷ lệ nợ quá hạn tăng liên tục, cụ thể năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,8%, năm 2013 là 3,29% tăng thêm 0,49% và năm 2014 là 3,91% tăng thêm 0,62% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng qua các năm có sự chênh lệch tương đối lớn. Có thể thấy, năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao cho thấy CLTD của chi nhánh không đảm bảo. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đợt rét đậm kéo dài, dịch bệnh diễn biến phức tạp làm cho công tác thu nợ từ người dân gặp nhiều khó khăn, mất khả năng thanh toán. Tuy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn này vẫn chưa tới mức nguy hiểm nhưng mức tăng liên tiếp trong 3 năm qua là đáng lo ngại, bất kể ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Nguyên nhân gây ra các khoản NQH lớn dẫn đến tỷ lệ NQH ngày càng tăng cao do một số yếu tố sau: đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng còn chưa cao, năng lực quản lý điều hành tài chính của khách hàng còn yếu kém, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật phát sinh…khiến cho việc sử dụng vốn và vay vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả gây ra không trả được nợ.

Bảng 3.11:Tỷ lệ nợ quá hạn của một số Chi nhánh NH tại huyện Yên Khánh tính đến 31/12/2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Ngân hàng Nợ quá hạn Tổng dƣ nợ Tỷ lệ

NQH (%)

1 NH Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn 17.931,79 458.040,8 3,91 2 NH Công thương Việt Nam 16.431,44 604.097,12 2,72

3 NH TMCP Bắc Á 26.861,94 397.954,71 6,75

4 NH TMCP Á Châu 23.806,77 462.456,45 5,15

Hình 3.6: Cơ cấu tỷ lệ nợ quá hạn một số ngân hàng cùng huyện Yên Khánh năm 2014

So sánh với một vài chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn huyện Yên Khánh năm 2014 ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh NHNo&PTNT ở vị trí cao thứ 3 (đạt 3,91%). Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á là cao nhất (đạt 6,75%), cao thứ hai là chi nhánh ngân hàng TMCP Á Châu (đạt 5,15%) và thấp nhất là chi nhánh ngân hàng Công thương Việt Nam (đạt 2,72%). Điều đó cho thấy, tuy chi nhánh NHNo&PTNT có tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng cao nhưng vẫn duy trì trong giới hạn cho phép và vẫn thấp hơn một số ngân hàng khác so với mặt bằng chung.

b. Nợ xấu

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước thì các khoản dư nợ tín dụng của khách hàng được phân loại thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 tới nhóm 5. Chỉ tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng vì NQH chỉ phản ánh số tiền cho vay của NH không thu hồi được nợ đúng hạn.

Bảng 3.12: Nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

Nợ nhóm 3 2.822,50 3.459,60 7.785,51 637,10 22,57 4.325,91 125 Nợ nhóm 4 1.466,53 1.885,76 2.249,74 419,23 28,59 363,98 19,3 Nợ nhóm 5 4.272,34 6.181,19 4.866,12 1.908,85 44,67 -1.315,07 -21,27

Nợ xấu 8.561,37 11.526,55 14.901,37 2.965,18 31,47 3.374,82 123,03

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh năm 2012-2014)

Hình 3.7: Cơ cấu nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014

Nhìn vào bảng biểu và hình vẽ cơ cấu nợ xấu qua ba năm, ta thấy:

Năm 2012, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đạt 4.272,34 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu. Đây là các khoản nợ đến hạn trên 360 ngày. Điều đó cho thấy, năm 2012 khả năng thu hồi nợ trên tổng nợ xấu của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Tiếp đó là nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt 2.822,5 triệu đồng và thấp nhất là nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) đạt 1.466,53 triệu đồng.

Năm 2013, nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 6.181,19 triệu đồng, tăng 1.908,85 triệu đồng so với năm 2012. Nợ nhóm 3 vẫn tiếp tục tăng lên đạt 3.459,6 triệu đồng và tăng 637,10 triệu đồng so với năm 2012.

Năm 2014, nợ nhóm 5 có xu hướng giảm đi đáng kể, chỉ đạt 4.866,12 triệu đồng giảm 1.315,07 triệu đồng so với năm 2013. Nợ nhóm 4 đạt 2.249,74 triệu đồng, tăng 363,98 triệu đồng so với năm 2013. Nợ nhóm 3 tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu. Điều đó cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đã có những bước biến chuyển tốt đẹp.

Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh tăng cao, ngoài ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái thì thời tiết bất lợi và dịch bệnh khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vùng trang trại chăn nuôi khi dịch bệnh bùng phát khiến nhiều chủ trang trại mất trắng. Vì vậy, không chỉ doanh nghiệp mà rất nhiều hộ sản xuất và chủ trang trại phải xin gia hạn nợ và phải tiếp tục vay vốn để tái sản xuất, chăn nuôi.

c. Tỷ lệ nợ xấu

Tình hình nợ xấu của chi nhánh NH thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.13: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Nợ xấu (Nhóm 3-5) 8.561,37 11.526,55 14.901,37 2.965,18 35% 3.374,82 29% Tổng dư nợ 402.200,42 405.886 458.040,8 3.685,58 1% 52.154,80 13% Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,13 2,84 3,25

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh năm 2012-2014)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là do tác động trực tiếp từ việc nợ xấu tăng mạnh hơn tổng dư nợ. Năm 2013, nợ xấu của chi nhánh đạt

2012, tổng dư nợ tăng 1%. Năm 2014, nợ xấu đạt 14.901,37 triệu đồng tăng 3.374,82 triệu đồng tương ứng tăng 29%, tổng dư nợ tăng 13%.

Hình 3.8: Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014

Tỷ lệ nợ xấu trong ba năm qua của ngân hàng có xu hướng tăng cao. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 2,13%, năm 2013 tăng lên thành 2,84% (tăng thêm 0,71%) và đạt 3,25% vào năm 2014. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ngân hàng tăng khá cao và đã vượt ngưỡng an toàn cho phép theo quy định của ngân hàng. Lý giải điều này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân bị phá sản làm cho ngân hàng không thể thu hồi được nguồn vốn cho vay. Đây là dấu hiệu đáng báo động về chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Khánh khi nợ xấu cũng đang là vấn đề nhức nhối của toàn hệ thống ngân hàng Agribank với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 5,8% năm 2013. Vì vậy, nâng cao CLTD là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của chi nhánh ngân hàng. Ngân hàng cần đi sâu phân tích từng món nợ quá hạn, xác định nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, tìm ra đâu là nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, xem xét lại quy trình cho vay của CBTD, tìm ra các biện pháp để hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Đối với những khoản nợ quá hạn đã phát sinh cần phải có biện pháp để xử lý kịp thời.

d. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ chu chuyển tín dụng trong một thời gian nhất định, cho biết tần suất sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng. Bởi thế đây là một chỉ tiêu quan trọng, dễ dàng nhìn nhận được để đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng là chỉ tiêu thường được khách hàng và người ngoài nhìn vào khi muốn biết tình hình kinh doanh, lãi lỗ, do đó các NHTM cần quan tâm nhiều tới chỉ tiêu này.

Bảng 3.14: Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh số thu nợ trong năm 715.450,68 1.462.757,17 1.519.376,50 Dư nợ bình quân trong năm 468.789,01 793.249,84 881.334,75

Vòng quay vốn tín dụng

(vòng) 1,53 1,84 1,72

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh năm 2012-2014)

Qua số liệu trên, ta thấy chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)