Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sàng lọc nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan tỉnh ủy hà tĩnh (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Công tác quản lí nhân lực tại cơ quanTỉnh uỷ Hà Tĩnh

3.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sàng lọc nhân lực

Hiện tại các công tác đánh giá nhân lực tại cơ quan Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đƣợc thực hiện theo định kỳ hàng năm cùng với tổng kết công tác năm, vào cuối năm Hội đồng Thi đua - Khen thƣởng tiến hành họp đánh giá công chức gắn với bình bầu thi đua khen thƣởng. Ngoài ra công tác đánh giá công chức còn thực hiện đối với cá nhân trƣớc khi tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn quy hoạch về các chức danh để đảm bảo có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp trong quá trình nhận xét đánh giá nhân lực. Bằng cách này Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh luôn chủ động trong nguồn cán bộ quy hoạch cho các chức danh cụ thể.

Theo quy chế đánh giá, nhận xét nhân lực của cơ quan Tỉnh uỷ Hà Tĩnh: Với mục đích là làm tốt các khâu trong công tác quản lý nhân lực, để có cơ sở đánh giá, nhận xét nhân lực một cách chính xác, công bằng nhất, góp phần thúc đẩy chất lƣợng nhân lực về cả trình độ chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất, đạo đức và năng suất, hiệu quả trong công tác . Đây cũng là cơ sở để có một nguồn nhân lực chất lƣợng đảm bảo cho công tác quản lý nhân lực ngày một tốt hơn.

Nội dung đánh giá phải làm rõ ƣu điểm, nhƣợc điểm, mặt mạnh và mặt yếu về việc: Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong công tác; Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác bảo vệ, giữ gìn bí mật thông tin.... Đối với những nhân lực giữ vị trí đứng đầu, ngoài các tiêu chuẩn trên còn có các tiêu chuẩn khác nhƣ: Năng lực lãnh đạo, Năng lực quản lý, Năng lực khâu nối giữa các bộ phận và đƣợc đánh giá thông qua các kết quả đạt đƣợc của đơn vị quản lý. Đối với công tác đánh giá, nhận xét để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì còn có lấy phiếu tín nhiệm.

Trách nhiệm đánh giá đối với công chức: Hằng năm, cán bộ tự nhận xét bằng văn bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao của bản thân. Ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý công chức, đánh giá công chức thuộc quyền, sau đó chuyển kết quả đánh giá về phòng Tổ chức - Cán bộ.

Cơ quan quản lý cấp trên sẽ trực tiếp đánh giá, nhận xét về vai trò của ngƣời đứng đầu.

Căn cứ để đánh giá xếp loại: Việc đánh giá xếp loại đƣợc căn cứ vào kết quả các nội dung đánh giá trên và công chức đƣợc đánh giá, phân loại theo 04 mức sau:

- Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ - Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ

- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ ở mức độ trung bình - Chƣa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ

Trong quá trình thực hiện, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã bám sát các tiêu chuẩn, năng suất, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao phó, và độ tín nhiệm của cá nhân đó trƣớc tập thể để làm thƣớc đo đánh giá.

Công tác đánh gia đƣợc thực hiện theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ, đặc biệt chú ý công tác phê bình, tự phê bình để áp dụng

linh hoạt vào việc đánh giá nhân lực. Đảm bảo khách quan, chính xác, đánh giá toàn diện trên cơ sở quyết định theo đa số sau khi tập thể thảo luận để hạn chế tối đa sai sót.

Hai phƣơng pháp chủ yếu trong đánh giá nhân lực đƣợc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh lựa chọn chủ yếu là phƣơng pháp tính điểm và tự đánh giá, phƣơng pháp lấy thông tin của cơ quan quản lý, bỏ phiếu kín và lấy kết quả để kết luận. Các phƣơng pháp này tuy không mới nhƣng đảm bảo đúng theo các quy định của Trung ƣơng.

Cũng nhƣ các cơ quan Đảng các cấp khác, công tác đánh giá nhân lực tại cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định do đặc điểm phức tạp và có tính nhạy cảm cao. Một số bất cập còn gặp phải nhƣ: còn chƣa thống nhất về các tiêu chí, chƣa đổi mới về tƣ duy trong nhận xét, đánh giá nhân lực, chƣa thực sự đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Còn mang tính chất hình thức và nể nang trong đánh giá, chƣa tạo đƣợc nề nếp thƣờng xuyên trong đánh giá, nhận xét nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan tỉnh ủy hà tĩnh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)