1.2. Cơ sở lý luận
1.2.2. Nội dung sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp
Để ngành nông nghiệp phát triển từ quy mô nhỏ lẽ, phân tán sang sản xuất với quy mô lớn và có khả năng ứng phó đƣợc với những biến đổi của điều kiện tự nhiên và tác động của các yếu tố ngoại cảnh, thì sản xuất nông nghiệp phải gắn với liên kết các vùng nhằm tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuỗi giá trị nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại thị trƣờng và tận dụng những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp phải gắn với liên kết với các vùng nhằm tận dụng được lợi thế về quy mô và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
Trong nông nghiệp, liên kết vùng chính là hình thức liên kết nhằm hình thành các vùng sản xuất chuyên canh và tạo mối liên kết giữa các vùng. Khi liên kết vùng ngày càng đƣợc mở rộng thì sự phân công lao động trong nông nghiệp ngày càng phát triển. Quá trình này làm cho quá trình sản xuất tự cung, tự cấp phát triển thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa . Kinh tế hộ ngày càng phát triển về quy mô sẽ hình thành nên các trang trại. Liên kết vùng ở các cấp độ khác nhau thì sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất đạt hiệu quả. Liên kết vùng trong nông nghiê ̣p , ngoài việc tận dụng đƣợc lợi thế sản xuất hàng hóa về quy mô thì nó còn tạo điều kiện phát triển thị trƣờng sản phẩm. Nhờ có mối liên kết giữa các vùng mà thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Vì vậy, khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì phải nói đến sự gắn kết với quá trình phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn . Hay nói cách khác, khi kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển , nó sẽ thúc đẩ y quá trình
lƣu thông hàng hóa giữa các vùng và chi phí sản xuất sẽ giảm. Đến lƣợt nó, quá trình lƣu thông hàng hóa đƣợc thuận lợi thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
1.2.2.2. Sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nhằm phát triển các loại hình thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chuỗi giá trị của một sản phẩm là một phức hợp những hoạt động do nhiều tác nhân tham gia khác nhau thực hiện để biến từ một nguyên liệu thô trải qua các quá trình sản xuất trở thành một thành phẩm đem bán đƣợc và tổ chức phân phối đến ngƣời tiêu dùng. Hệ thống chuỗi giá trị của một ngành hàng bao gồm liên kết chuỗi giá trị của nhà cung cấp đầu vào, chuỗi giá trị các nhà sản xuất, chuỗi giá trị thị trƣờng và chuỗi giá trị của ngƣời tiêu dùng. Có nhiều phƣơng pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị, nhƣng theo phƣơng pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị của (ValueLinks), thì chuỗi giá trị là một quá trình mà các doanh nghiệp thực hiện các chức năng chủ yếu để sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó (Võ Thị Thanh Lộc, 2010). Vì vậy, để phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, thì việc thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm hay một ngành hàng nào đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là cách nối kết thị trƣờng tốt nhất và bền vững nhất cho một sản phẩm hay một ngành hàng.
Thƣ̣c tế ở Huyê ̣n Quảng Ninh, sản xuất nông nghiệp ở chủ yếu là quy mô sản xuất nhỏ lẽ , manh mún nên chi phí sản xuất cao , chất lƣợng sản phẩm thấp và sản phẩm chỉ đƣợc trao đổi ở thị trƣờng địa phƣơng. Khi năng suất lao động cao, chi phí sản xuất thấp thì sản phẩm sẽ thâm nhập có hiệu quả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Nhƣ vậy, sản xuất nông nghiệp với quy mô kinh tế hộ thì không đủ khả năng để thâm nhập thị trƣờng lớn mà chỉ có những trang trại sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm đạt chất lƣợng cao, thì các doanh nghiệp mới liên kết để thu mua sản phẩm và chế biến để nâng cao chất lƣợng nông sản tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm và liên kết với thị trƣờng
trên toàn cầu. Đồng thời, cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng và các thể chế chính sách của Nhà nƣớc là điều kiện thuận lợi để thu hẹp khoảng cách tiếp cận của các hộ nông dân với thị trƣờng