Thực trạng phát triển kinh tế chung huyê ̣n Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (Trang 65 - 67)

2.3.2 .Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ sử dụng các nguồn lực

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế chung huyê ̣n Quảng Ninh

3.2.1. Chủ trương phát triển kinh tế của huyện

Để nâng cao tốc độ tăng trƣởng kinh tế, quan điểm của huyện là từng bƣớc tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ; trong sản xuất nông nghiệp thì tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; đặc biệt nâng cao tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá trên địa bàn. Huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội để khuyến khích sản xuất theo hƣớng chuyên môn hóa, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã có các chính sách khuyến khích phát triển trồng tro ̣t, chăn nuôi, thủy sản, phát triển các loại hình tổ chức sản xuất hàng hóa nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng từng bƣớc nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của huyê ̣n Quảng Ninh

Thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế nông nghiệp ở huyện Quảng Ninh có sự chuyển biến rỏ nét, phát triển kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành

công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong nông nghiệp thì giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi lâm nghiê ̣p và nuôi trồng thuỷ sản. Trên cơ sở phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển nên những năm qua, kinh tế huyện Quảng Ninh có bƣớc phát triển khá mạnh, tốc độ tăng tăng trƣởng đạt khá. Tổng giá trị sản xuất giữa các ngành kinh tế của Huyện đƣợc thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2009 - 2013

(Tính theo giá so sánh 2010) (tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng giá trị sản xuất 1.232,4 1.333,7 1.400,9 1.469,8 1.529,2 Giá trị sản xuất NN 585,3 604,9 631,0 654,0 648,7 Tỷ trọng % 47,5 45,4 45,0 44,5 42,4 Giá trị sản xuất CN - XD 374,5 432,4 443,8 457,1 486,5 Tỷ trọng % 30,4 32,4 31,7 31,1 31,8 Giá trị sản xuất TM - DV 272,6 296,4 326,1 358,7 394,0 Tỷ trọng % 22,1 22,2 23,3 24,4 25,8

(Nguồn: Các báo cáo của UBND huyện từ 2009 đến 2013 và Niên giám Thống kê huyện Quảng Ninh năm 2009 đến năm 2013)

Từ năm 2009 đến năm 2013 nền kinh tế của huyện phát triển tƣơng đối bền vững, tốc độ tăng trƣởng bình quân 8,2%/năm, tổng giá trị sản phẩm tăng từ năm 2009 là 1.232,4 tỷ đồng lên 1.529,2 tỷ đồng vào năm 2013. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp tăng bình quân 4,5%/năm, từ 585,3

tỷ đồng năm 2009 tăng lên 648,7 tỷ đồng vào năm 2013; giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 19%/năm và giá trị sản xuất ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng bình quân 11%/năm.

Tính theo giá trị sản xuất, thì năm 2009 nông - lâm - ngƣ chiếm 47,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 30,4%; dịch vụ là 22,1%. Đến năm 2013, giá trị sản xuất chuyển dịch nhƣ sau: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng lên 31,8% và dịch vụ tăng lên 25,8% và giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ giảm xuống còn 42,4%. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp vẫn chiếm khá cao trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp - xây dựng năm 2013 mặc dù giá trị sản xuất tăng 19% nhƣng về tỷ trọng so với các ngành có xu hƣớng giảm nhẹ so với 2010 là 0,6%. Nguyên nhân là do thời kỳ này có sự khủng hoảng kinh tế trong nƣớc, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội nên việc đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng giảm xuống.

- Về ngành công nghiệp - xây dựng: cơ cấu chủ đạo vẫn là ngành công nghiệp, trong đó tập trung là công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng từ 64,2% năm 2009 lên 65,5% năm 2013. Tỷ trọng công nghiệp, TTCN tăng dần trong cơ cấu kinh tế.

- Về nội bộ ngành thƣơng mại - dịch vụ, thì lĩnh vực thƣơng mại có sự chuyển dịch khá , tăng từ 88,5% năm 2009 lên 93,8% và năm 2013; lĩnh vực dịch vụ cũng biến động không ổn định và tỷ trọng có xu hƣớng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)