Các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (Trang 104 - 106)

2.3.2 .Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ sử dụng các nguồn lực

4.3. Định hƣớng và giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản

4.3.2. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu

- Trồng trọt: Quảng Ninh là huyện nằm trong vùng trọng điểm lúa của tỉnh, với diện tích trên 8.000 ha và năng suất bình quân khoảng 52 tạ/ha. Vì vậy, tập trung triển khai công tác dồn điền đổi thữa xây dựng cánh đồng mẫu lớn để đầu tƣ thâm canh tăng năng suất. Về sản xuất lƣơng thực: Đến năm 2020, bảo đảm diện tích gieo trồng cây lƣơng thực là 9.030ha, sản lƣợng lƣơng thực đạt 46.000 tấn. Hình thành các vùng sản xuất lúa lúa chất lƣợng cao, lúa năng suất cao. Cây màu chủ yếu là ngô, phấn đấu đạt mức 1.450 tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi. Đối với cây thực phẩm, hình thành các vùng trồng rau an toàn có giá trị kinh tế cao, nâng cao giá trị các loại cây ăn quả chất lƣợng cao. Tập trung phát triển các trang trại, các hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh. Cây cao su đƣợc xác định là cây công nghiệp mũi nhọn, cần quy hoạch và phát triển cây cao su với diện tích đến năm 2020 khoảng 900 ha.

- Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển tổng đàn và nâng cao chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm phấn đấu đƣa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 48,5% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào năm 2020. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học. Thực hiện các chƣơng trình chăn nuôi nhƣ Sind hoá đàn bò,

nạc hoá đàn lợn, phát triển chăn nuôi gia cầm và các các loại vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu năm 2020, đàn bò lai đạt 8.200con; đàn trâu, đàn dê, đàn gia cầm cũng là thế mạnh của huyện cần chú trọng đầu tƣ. Phấn đấu đến năm 2020, sản lƣợng thịt xuất chuồng đạt 7.500 tấn, toàn huyện có trên 30 trang trại chăn nuôi với tổng giá trị sản phẩm hàng hóa trong năm từ một tỷ đồng trở lên.

- Dịch vụ nông nghiệp: chú trọng phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ vật tƣ nông nghiệp, dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật, các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất đảm bảo an toàn và phát triển ổn định cho sản xuất. Đặc biệt chú ý phát triển các loại hình HTX dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp đạt 5,5%.

- Thuỷ sản: phấn đấu đến năm 2020, sản lƣợng khai thác đạt 2.593 tấn; trong đó hải sản biển 2.091 tấn, sông đầm 502 tấn. Về nuôi trồng thủy sản, mở rô ̣ng diện tích ao hồ nuôi tôm, cá, nhất là các loại thủy sản có giá trị xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi trồng 1.450 ha, sản lƣợng 2.100 tấn; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 28% năm 2020.

- Lâm nghiệp: Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng, chống cháy rừng. Tiếp nhận diện tích đất của các lâm trƣờng chƣa sử dụng hoặc sử dụng hiệu quả thấp để giao cho các hộ dân trồng rừng kinh tế và phát triển kinh tế trang trại. Về trồng rừng, hình thành các vùng nguyên liệu chính nhƣ vùng nguyên liệu gỗ, vùng nguyên liệu giấy và nhựa thông. Phấn đấu hàng năm trồng đƣợc 650 ha rừng tập trung. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích rừng trồng sản xuất đạt 7.000 ha, sản lƣợng khai thác gỗ tròn lên 35.000m3, diện tích bảo vệ lên 50.000 ha và độ che phủ rƣ̀ng đa ̣t 79%; Phấn đấu, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ đạt 15% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)