1.2. Cơ sở lý luận
1.2.3. Đặc trưng cơ bản phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
1.2.3.1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững là một đặc trưng cơ bản trong cơ chế thị trường hàng hoá. Nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững phải dựa trên các tiêu chí:
- Bền vững về mặt sản xuất: sản phẩm đƣợc tạo ra không những phải khai thác đƣợc lợi thế tự nhiên, lợi thế về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Bền vững về thị trƣờng tiêu thụ: đó là sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng về khối lƣợng, chất lƣợng và sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Có thị trƣờng tiêu thụ ổn định và tạo khả năng mở rộng thị trƣờng mới. Thị trƣờng ở đây đƣợc hiểu là thị trƣờng tiêu dùng sản phẩm cùng thị trƣờng nguyên liệu sản phẩm cho công nghiệp chế biến.
- Bền vững về môi trƣờng kinh tế - xã hội nông thôn: Sản xuất sản phẩm hàng hoá (sản phẩm chuyên môn hoá) phải gắn với phát triển đa dạng các loại sản phẩm, là sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trƣờng, phá hoại môi trƣờng sinh thái. Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững là quá trình phát triển dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng để thực hiện thâm canh tăng năng suất bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trƣờng. Quá trình sản xuất cần nắm bắt thông tin và lựa chọn sản phẩm vừa có nhu cầu trên thị trƣờng, vừa có lợi thế so sánh để đầu tƣ mở rộng quy mô, từng bƣớc sản xuất theo hƣớng chuyên môn hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa. Sản xuất phải gắn với chế biến sản phẩm để vừa sử dụng nguyên liệu tại chỗ, vừa giảm đƣợc chi phí vận chuyển, thu hút đƣợc lao động tại chỗ, tạo thêm đƣợc việc làm cho ngƣời lao động.
Đặc trƣng của nó là nền nông nghiệp đƣợc thƣơng mại hóa và chuyên môn hóa cao, khối lƣợng hàng hóa nhiều và chủng loại hàng hóa phong phú. Trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cho phép hình thành vùng sản xuất chuyên canh và phát triển thành các vùng cây trồng, vật nuôi theo hƣớng thâm canh với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phƣơng, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tối đa hóa lợi nhuận; việc sản xuất ra một loại sản phẩm nông nghiệp nào đó không phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời sản xuất mà xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng. Và nhà sản xuất đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trƣờng. Vai trò của Nhà nƣớc ở thời kỳ này chủ yếu là thiết lập hệ thống luật pháp, chính sách về thị trƣờng, đào tạo cán bộ, cung cấp hàng hóa công cộng, tổ chức hệ thống dự báo, thông tin cho các cơ sở sản xuất, tạo ra môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp.
1.2.3.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế.
Chuyên môn hóa sản xuất là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hóa phù hợp với điều kiện sinh thái, nguồn lực sẳn có và nhu cầu của thị trƣờng. Chuyên môn hóa tất yếu sẽ dẫn đến tập trung hóa sẽ làm cho quy mô sản xuất ngày càng phát triển, tăng cƣờng năng lực liên kết với các đối tác trong chuỗi ngành hàng nông sản.
Để thực hiện chuyên môn hóa trong nông nghiệp, thì điều quan trọng là phải xây dựng quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch đất đai, bố trí các loại cây trồng, vật nuôi phải phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu và môi trƣờng, phù hợp với khả năng canh tác của từng vùng, từng hộ gia đình về
khả năng đầu tƣ và trình độ sản xuất. Cây trồng, vật nuôi đƣợc lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung, quy mô lớn để tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến một cách ổn định. Việc xây dựng vùng sản xuất chuyên canh phải xuất phát nhu cầu thị trƣờng, phải quan tâm đến số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm đặc biệt là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, cần phải đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại tạo đại