Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 40)

1.3. Kinh nghiệm thực tiển ở một số địa phƣơng

1.3.1. Trên thế giới

Kinh tế nông nghiệp ở mỗi nƣớc thƣờng là không giống nhau , nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiê ̣n kinh tế xã hội của mỗi nƣớc, nhƣng xu hƣớng chung của thế giới thì sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

* Nhật Bản:

Là nƣớc có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lƣợng ngƣời đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ. Trong phát triển nông nghiệp, Nhật Bản đã đề ra một chiến lƣợc khôn khéo và hiệu quả nhƣ đầu tƣ tăng năng suất cây trồng, vâ ̣t nuôi trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để nông nghiệp; thực hiện thâm canh tăng năng suất, xuất khẩu nông, lâm sản để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công nghiệp, đƣa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bƣớc đi thích hợp này là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hƣớng hiện đại. thực hiện. Để thúc đẩy nông nghiệp tăng trƣởng, Nhật Bản đã chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng , hệ thống năng lƣợng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, thực hiện cơ giới hóa và hóa học hóa trong nông nghiệp để tạo ra năng

suất lao động cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động các ngành công nghiệp chế biến nông sản, các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thƣờng xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn.

* Thái Lan:

Thái Lan là nƣớc có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối. Với chiến lƣợc xây dựng nền nông nghiệp chất lƣợng cao có sức cạnh tranh, trong những năm qua, Thái Lan chú trọng phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hƣớng tới phát triển bền vững. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Thái Lan đã đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi bảo đảm tƣới tiêu, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại là phải điện khí hóa, cơ giới hóa và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất từng bƣớc nâng cao năng suất, và sản lƣợng cây trồng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng , vật nuôi; nghiên cứu các quy trình công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống nhƣ gạo, ngô, cao su, đƣờng, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới nhƣ hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tƣơi, chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp mà trong những năm qua, Thái Lan là một trong những nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nƣớc xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á.

* Ở Hà Lan để phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách nhƣ xây dựng chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, nông thôn tập trung vào những ngành có

nhiều lợi thế. Chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng nhất của nông nghiệp Hà Lan đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Hà Lan tập trung phát triển các hợp tác xã chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến sữa. Hà Lan là nƣớc sản xuất sữa và chế phẩm sữa bò lớn nhất thế giới. Ngành trồng hoa cũng là thế mạnh của Hà Lan với nhiều chủng loại đa dạng nhƣ hoa cắt, cây cảnh, củ hoa các loại... Hà Lan là một trong 8 nƣớc sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Hà Lan đứng thứ 11 thế giới. Cơ sở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại gia đình, tỉ lệ lao động làm thuê rất ít. Các hộ gia đình tiểu nông tự cấp, tự túc trƣớc đây đƣợc khuyến khích tích tụ chuyển thành trang trại lớn hiện đại theo mô hình kinh tế tổ hợp sản xuất hàng hoá.

* Ở Đài Loan, từ năm 1952 đã đẩy mạnh chính sách công nghiệp hoá nông nghiệp; thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động. Từ đầu những năm 1980, Đài Loan mở rộng quy mô trang trại, đồng thời loại bỏ những ngành sản xuất làm tiêu tốn tài nguyên cao, gây ô nhiểm môi trƣờng, chuyển sang sản xuất các sản phẩm chất lƣợng cao nhƣ rau sạch, hoa, quả, nấm cao cấp, đánh bắt cá... Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, nông nghiệp Đài Loan chủ yếu nhờ thâm canh tăng năng suất bằng áp dụng kỹ thuật mới mà không tăng thêm vật tƣ nông nghiệp. Để tạo việc làm và thu nhập cho lao động, Đài Loan thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp để tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động. Đài Loan tập trung phát triển ngành nghề nông thôn và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Qua thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số nƣớc, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: trƣớc hết phải khẳng định phát triển nông nghiệp bền vƣ̃ng theo hƣớng sản xuất hàng hóa là xu thế tất yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế các nƣớc; lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tƣ, phát triển công nghiệp hƣớng

vào xuất khẩu... làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nƣớc. Đối với Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế, vì thế nông nghiệp, nông thôn cần đƣợc coi trọng và đƣợc đặt lên vị trí hàng đầu không chỉ vì giá trị kinh tế mà nông nghiệp còn có vai trò trong đảm bảo an ninh lƣơng thực, cân bằng sinh thái, môi trƣờng của quốc gia. Nông nghiệp vẫn là ngành tạo nhiều việc làm và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận lớn lao động ở khu vực nông thôn. Vì vậy, để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì phải phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; thực hiện chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất , từng bƣớc đa da ̣ng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm . Đồng thời , chú trọng việc áp dụng các quy trình công nghệ vào chuỗi giá trị sản phẩm từ quá trình sản xuất , bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)