Cơ hội và thách thức cho hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc thuỷ sản trên

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản của công ty tnhh sx tm mebipha (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 0 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU

2.4. Cơ hội và thách thức cho hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc thuỷ sản trên

sản trên thị trường

2.4.1 Cơ hội

Mở cửa thị trường, cả thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, do đó có điều kiện để học tập các nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gia cầm.

-Liên kết liên doanh được mở rộng - Xuất nhập khẩu được đẩy mạnh

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp chủ yếu về trồng trọt và chăn nuôi, góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Đây cũng được xem là thế mạnh của Việt Nam, nên được chính phủ và các cấp chính quyền quan tâm và đã đang sẽ đề ra nhiều chính sách hỗ trợ và kiểm soát tốt nhất.

Phát triển nguồn nhân lực theo chiều hướng số lượng đi đôi với chất lượng ngày càng được quan tâm. Số lượng và trình độ cán bộ cũng ngày một tăng, theo thống kê chưa

GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 39

đầy đủ, tính đến tháng 5/2014 cả nước có 42.029 cán bộ thú y làm việc trong hệ thống quản ký nhà nước[ 5]

2.4.2 Thách thức

Theo Hiệp hội Thuốc thú y, tại Việt Nam có khoảng 530 loại vắc xin sử dụng trong chăn nuôi, nhưng 80% được nhập khẩu. Tuy vậy, việc vận chuyển và bảo quản cũng không được đảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Vì ngành sản xuất nguyên vật liệu rất độc hại đòi hỏi có kỹ thuật rất cao và công nghệ xử lý hiện đại, tối ưu. Từ đó, dẫn đến nhập khẩu ngày càng tăng cao và một cách ồ ạt, mất kiểm soát. [6]

Sản phẩm có chất lượng và sản phẩm kém chất lượng lẫn lộn, tràn lan, mất kiểm soát làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nuôi trồng của người dân. Không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh và nâng cao năng xuất mà nó còn gây nên những tác hại khôn lường hơn. Bên cạnh đó, người chăn nuôi và người bán thuốc đều chưa nắm rõ thông tin về thuốc, việc lựa chọn các loại thuốc để chữa bệnh cho gia súc, gia cầm còn mù mờ nên nhiều trường hợp bệnh không khỏi mà còn gây thiệt hại cho người chăn nuôi.[1]

Chính phủ chưa có một chính sách pháp luật quy định đầy dủ và chặt chẽ nhất quy trình xuất nhập hàng hoá liên quan, chưa có được sự kiếm soát tốt nhất trên thị trường. Đối với các loại vắc xin phòng các loại bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, cần có chiến lược đầu tư, tập trung kinh phí cho nghiên cứu khoa học để thời gian tới có thể sản xuất được loại vắc xin này...

Sự thiếu ổn định về tổ chức của hệ thống thú y, thiếu cán bộ chuyên môn đặc biệt là thú y thuỷ sản cùng với sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan như sự

5http://thoibaotaichinhvietnam.vn/

6

GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 40

biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng về tài chính, khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sự biến động của giá cả về vật tư nông nghiệp, về thị trường; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động của ngành thú y thuỷ sản.

Việc xuất nhập khẩu tăng không nhiều, có khi giảm do không đáp ứng được yêu cầu nước nhập, trong khi đó số lượng nhập khẩu đã tăng lên đáng kể do chênh lệch giá và hàng rào kỹ thuật của Việt Nam còn thấpiệc xuất nhập khẩu tăng không nhiều, có khi giảm do không đáp ứng được yêu cầu nước nhập, trong khi đó số lượng nhập khẩu đã tăng lên đáng kể do chênh lệch giá và hàng rào kỹ thuật của Việt Nam còn thấp.

GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 41

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY TNHH SX-TM MEBIPHA

TRÊN THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản của công ty tnhh sx tm mebipha (Trang 53 - 56)