CHƯƠNG 0 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU
2.3. Dự báo tình hình thị trường trong thời gian tới
2.3.1. Dự báo về nhu cầu sử dụng thuốc thú y năm 2015
Theo thống kê của Cục Thú y, trung bình hàng năm có khoảng 100 ổ dịch và khoảng 200.000 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm đã trở thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát sinh rải rác..
Đối với thủy sản, năm 2015, cả nước có trên 59.500 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chủ yếu là tôm nước lợ do bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp và do ô nhiễm môi trường. Vì thế, các loại thuốc kháng khuẩn và đặc trị rất cần thiết cho việc phòng chống và chữa bệnh. Việc phòng bệnh hơn chữa bệnh đã được đề cao hơn và dơ quy mô mở rộng nên nhu cầu thuốc và vaccine tăng.
GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 35
Năm 2015, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang từng bước khẳng định là ngành mang lại thu nhập chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Số trang trại Chi cục quản lý là 536 trang trại, tổng đàn trâu, bò đạt trên 106.000 con; đàn lợn trên 566.000 con, đàn gà trên 8.800.000 con.
Lý giải về nguyên nhân khiến dịch xảy ra thời gian qua, là do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống dịch ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; tiêm phòng gia súc gia cầm ở nhiều địa phương hiệu quả chưa cao, thiếu kiểm tra đôn đốc và giám sát thực hiện.
Nên việc phòng ngừa để tránh rủi ro càng được nâng cao hơn, chú trọng nhiều hơn. Do đó vai trò của mặt hàng thuốc thú ý thuỷ sản càng có vai trò quan trọng. Nhờ thuốc thú y- thuỷ sản nên, hiện nay các ổ dịch cúm gia cầm, tai xanh tiếp tục được khống chế thành công.
Do đó, các cán bộ thú y cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền tạo thế chủ động trong phòng chống dịch có sự tham gia tích cực từ phía các địa phương, người chăn nuôi.
Mặt khác, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, khuyến khích và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; tăng cường kiểm tra tại tuyến cơ sở nhằm phát hiện những sai phạm, bất cập trong công tác phòng chống dịch để chấn chỉnh kịp thời.
Dự báo, năm 2015, các ổ dịch cúm gia cầm vẫn sẽ phát triển rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt khu vực có nuôi nhiều thủy cầm, xung quanh chợ buôn bán gia cầm sống, khu vực có ổ dịch cũ.
Năm 2015, cần ráo riết ngăn chặn dịch bệnh này, cập nhật xác định rõ tác nhân nguyên nhân gây bệnh, cơ chế lây nhiễm và quy trình phòng chống triệt để..
GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 36
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuốc thú y-thuỷ sản trong năm 2015 là phải đảm bảo khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, chủ động được việc giám sát dịch bệnh để có biện pháp ngăn ngừa, phòng trừ từ xa trên gia súc, gia cầm và thủy sản.
Để không để xảy ra các ổ dịch lớn gây nguy hiểm như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh và những loại dịch bệnh của động vật trên cạn có thể lây sang người, nhằm góp phần ổn định giá cả thị trường và phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy, nguồn cung cầu trên thị trường trong thời gian tới sẽ tăng để đáp ứng
Dự báo về cung cầu năm 2015
Năm 2015: Thị trường thuốc thú y trong nước tương đối ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, không còn phụ thuộc nhiều bởi giá nhập khẩu. Giá thuốc thú y trên Thế giới có xu hướng giảm nhẹ, do lượng cầu trên thị trường ngày càng tăng, số lượng DN sản xuất trong ngành tăng. Tuy nhiên, vài tháng đầu năm 2015, giá cả trong nước tăng nhẹ, do khấu hao tỏng việc nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ mới, nhưng tình hình sẽ nhanh chóng bình ổn nhờ sự hổ trợ vay vốn từ chính phủ.
+ Nhu cầu: cả nước cần khoảng 2,83 triệu tấn thuốc các loại; trong đó: thuốc gia súc 1,1 triệu tấn, thuốc gia cầm 850 nghìn tấn; còn lại là thuốc thuỷ hải sản.
+ Nguồn cung: sản xuất trong nước đạt 3,29 triệu tấn thuốc các loại, trong đó có 1,37 thuốc gia súc, 1,05 triệu tấn thuốc gia cầm; còn lại là thuốc thuỷ hải sản.
+ Lượng vaccine nhập khẩu: 1,35 triệu tấn các loại../.
Nhìn chung, tình hình cung cầu khá cân bằng, các DN đã chủ động nhiều hơn trong sản xuất để giúp cho người nông dân sản phẩm có giá thành ưu đãi hơn trong thời gian tới. Người dân cần tích cực trong việc phòng tránh bệnh để bảo vệ vật nuôi của mình,c ó năng suất và lợi nhuận cao hơn. Giữa cung-cầu, giữa công nghiệp và nông nghiệp liên quan mật thiết, ảnh hưởng đến sự sinh tồn, hỗ trợ lẫn nhau.
GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 37
2.3.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh
Dựa theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter nhằm dự báo những ảnh hưởng đối với tình hình này của công ty trong tương lai:
Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: các công ty trong ngành thuốc thú y chịu sự phụ thuộc về nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc là đối tác lớn mà các doanh nghiệp chọn lựa, quốc gia đi đầu trong ngành sản xuất cung ứng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, ngành thuốc thú y vẫn có thể tìm kiếm nguồn cung từ các nước khác như Anh, Ấn Độ,.... Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao.
Năng lực thương lượng của người mua: ngành thú y chịu áp lực bởi các nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm sản xuất, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty bán với giá cao thì khách hàng sẽ chọn lựa các công ty có giá thành thấp, mà lúc này là cơ hội cho các công ty làm ăn gian lận, sản phẩm nhái, kém chất lượng... Do vậy ngành thuốc thú y có thể gặp những bất lợi này, níu không có hợp đồng bình ổn giá nguyên liệu đầu vào và cả giá sản phẩm bán ra. Năng lực thương lượng của người mua khá cao.
Đe dọa của sản phẩm thay thế: Mặt hàng thuốc thú y hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm này có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng của các công ty trong và ngoài nước…Do vậy ngành thuốc thú y ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế, nhưng áp lực từ các DN cùng ngành là điều không tránh khỏi.
Nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng: Đối với sản phẩm thuốc thú y thì chi phí gia nhập ngành không cao. Ngược lại chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm vắc xin lại khá cao. Quan trọng hơn để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao. Tóm lại:
GVHD. ThS Đoàn Nam Hải 38
Tình hình cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn nữa giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp trong nước vướng phải khó khăn về tài chính và các điều kiện khoa học kỹ thuật. Cho nên không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó không có sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và cả lòng tin của khách hàng đã tin dùng hàng nước ngoài trong một thời gian dài.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính và các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá kém chất lượng, hàng nhái…vẫn đang rất khó kiểm soát, vì đối tượng khách hàng hầu hết là người nông dân, thường ít quan tâm đến yếu tố chất lượng hơn là giá cả.