Dự báo cơ hội và thách thức của thị trƣờng sữa bột dinh dƣỡng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing mix của công ty cổ phần sữa sức sống việt nam (Trang 84 - 86)

Nam trong những năm tới

4.1.1. Cơ hội

 Nhà nƣớc tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình ngƣời Việt dùng hàng Việt.

Theo đánh giá của Bộ Công Thƣơng, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đã dần nhận thức đúng đắn về khả năng sản xuất, kinh doanh của Công ty Việt Nam. Tâm lý sính ngoại của một bộ phận ngƣời tiêu dùng đã có sự thay đổi, phong cách tiêu dùng mới từng bƣớc đƣợc hình thành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngƣời tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm Thực phẩm, bánh kẹo của các công ty trong nƣớc. Theo kết quả điều tra gần đây, sau 5 năm phát động chƣơng trình “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã có trên 80% ngƣời tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt, trong khi trƣớc đây theo thống kê của Tập đoàn Grey - Mỹ, con số này chỉ dừng ở mức khoảng trên 23%.

Sự chuyển biến trong ý thức và xu hƣớng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nƣớc cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản phẩm sữa bột cũng vì thế sẽ đƣợc tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt.

 Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm dinh dƣỡng, đặc biệt là sữa ngày càng tăng. Với mức tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối ổn định, mức tăng lƣơng đều đặn và lạm phát tạm thời đã đƣợc kiềm chế thì nhu cầu về thực phẩm nói chung và sữa bột dinh dƣỡng nói riêng trong vài ba năm tới sẽ có xu hƣớng tăng thêm. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tăng dần cũng là một yếu tố cho thấy ngƣời tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn.

Trong những năm tới, ngành sữa của Việt Nam vẫn là một trong những ngành phát triển nóng, đặc biệt là mặt hàng sữa bột dinh dƣỡng. Theo báo cáo của ACNielsel năm 2013, sức khỏe đứng thứ ba trong các mối quan tâm của ngƣời Việt

lợi cho sức khỏe nhƣ nƣớc ép trái cây, sữa uống, sữa chua, … Trong tổng số ngân sách chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh ở thành thị thì 1.13 triệu đồng/tháng thì các sản phẩm sữa chiếm 371,000 đồng, chiếm 32%. Ở khu vực nông thôn, trong ngân sách trung bình 515,000 đồng chi tiêu cho FMCG hàng tháng, sữa chỉ đứng thứ ba với 114,000 đồng, sau thực phẩm và đồ uống.

 Xu hƣớng cạnh tranh về giá sẽ chuyển dịch sang cạnh tranh bằng chất lƣợng & thƣơng hiệu.

Mức thu nhập tăng cao khiến cho đời sống ngƣời dân ngày càng khấm khá hơn. Yếu tố cạnh tranh trong ngành thực phẩm đang có sự thay đổi: ngƣời tiêu dùng không coi giá cả là yếu tố hàng đầu trong lựa chọn mua sắm hàng hóa. Họ quan tâm nhiều đến yếu tố chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức mẫu mã và đặc biệt là thƣơng hiệu sản phẩm. Theo khảo sát của webiste Vietnambranding, 25% khách hàng nói giá không là vấn đề đối vớ họ một khi họ đã tín nhiệm và trung thành với một thƣơng hiệu; 70% khách hàng nói thƣơng hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ và hơn 50% thƣơng vụ thực sự là do sự lựa chọn thƣơng hiệu; 50% ngƣời tiêu dùng tin rằng sự thành công của một thƣơng hiệu mạnh là lợi thế đối với việc đƣa ra thị trƣờng thêm sản phẩm mới và họ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới của một thƣơng hiệu mà họ đã tín nhiệm.

4.1.2. Thách thức

Bên cạnh các cơ hội nêu trên, trong thời gian tới, môi trƣờng kinh doanh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Với xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO cũng nhƣ TPP thì cũng mang lại cho ngành sữa Việt Nam không ít những thách thức. Đó là khi doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong khu vực Mậu dịch tự do ASEAN và cam kết với Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO). Tâm lý “sính ngoại” của ngƣời Việt cũng tác động tiệu cực đến số

lƣợng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa trong nƣớc chỉ chiếm 30% thị phần nội địa.

Nguyên vật liệu đầu vào (chủ yếu là sữa bột nền) còn chƣa chủ động đƣợc, phải nhập khẩu hoàn toàn nên phụ thuộc vào giá thế giới. Tháng 3/2015, giá sữa nguyên liệu trên thị trƣờng thế giới tăng. Cụ thể, sữa bột tách kem tại châu Mỹ, tăng 2,2% lên 2.364 USD/tấn và sữa bột 1,25% bơ tại châu Đại Dƣơng đạt mức 2.900 USD/tấn, tăng 11,54% so với tháng 02/2015. Giá sữa bột 26% chất béo tại thị trƣờng châu Âu tăng so với tháng 2, đạt mức 2.851 EUR/Tấn, nhƣng lại giảm 21,52% so với tháng 3/2014. Đây là điểm hết sức bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất sữa của Việt Nam.

- Áp lực từ đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng, pháp luật và công luận về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm khiến các công ty sản xuất sữa cần phải thận trọng hơn việc kiểm soát chất lƣợng sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing mix của công ty cổ phần sữa sức sống việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)