Sơ lƣợc về thị trƣờng bất động sản Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại một số ngân hàng thương mại trên đại bàn thành phố Hà Nội (Trang 37 - 38)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Sơ lƣợc về thị trƣờng bất động sản Hà Nội

Năm 2013, tình hình thị trƣờng bất động sản có diễn biến trầm lắng. Giá bất động sản có xu hƣớng giảm. Một số dự án đã đổ vỡ, một số dự án đã bị thu hồi. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải tái cấu trúc cả về số lƣợng dự án, cả về quy mô dự án, cả về giá thành sản phẩm của dự án. Nhiều doanh nghiệp lớn phải thoái vốn khỏi các dự án lớn. Tuy nhiên, chƣa có đổ vỡ lớn, dây chuyền. Thị trƣờng bất động sản Việt Nam đang ở thời điểm khó lƣờng...

Thị trƣờng bất động sản năm 2013 có những khó khăn lớn. Giao dịch trầm lắng, tồn kho bất động sản cao, nợ xấu chƣa đƣợc giải quyết nhƣ mong muốn. Tuy vậy, một loạt giải pháp của Nhà nƣớc đã đƣợc đƣa ra. Nợ xấu đã đƣợc Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) xem xét mua lại. Nhà ở xã hội đã

đƣợc xem xét hỗ trợ bằng Nghị quyết 02 của Chính phủ thông qua gói 30.000 tỷ, quỹ đầu tƣ bất động sản cũng đƣợc thúc đẩy, ngân hàng tiết kiệm nhà cũng đƣợc đề xuất. Cuối năm 2013, một số công trình tại một số vị trí thuận lợi đã tái khởi động. Một số dự án đã hoàn thành đi vào bàn giao nhà…

Về giá bất động sản năm 2013, một số quan điểm cho rằng giá đã giảm 15-30%, thậm chí 50%. Một số quan điểm khác cho rằng giá không giảm, nhất là trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, có sự đồng thuận là không có tăng giá.

Năm 2014, luồng vốn từ hệ thống ngân hàng thƣơng mại vận hành vào thị trƣờng bất động sản tốt hơn năm 2013, tuy không nhiều. Có một số lý do giải ngân của hệ thống ngân hàng thƣơng mại tăng trong thời gian tới. Một là, hệ thống ngân hàng cũng đứng trƣớc sức ép phải cho vay để cân đối nguồn vào ra của hệ thống. Hai là, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng gây áp lực giải ngân của hệ thống ngân hàng. Nếu tiếp tục thắt chặt tín dụng với hệ thống bất động sản, số doanh nghiệp bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn sẽ tăng lên. Hệ quả kéo theo là không chỉ bản thân các doanh nghiệp bất động sản mà cả các ngân hàng có dƣ nợ bất động sản lớn cũng sẽ khó khăn. Nguyên nhân cơ bản là những nguy cơ tự thân hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã dần đƣợc gỡ bỏ. Việc gia tăng hoạt động hƣớng đến tiềm năng lợi nhuận trung hạn bắt buộc hệ thống ngân hàng thƣơng mại phải đầu tƣ vào bất động sản. Một số công cụ phái sinh từ hệ thống ngân hàng sẽ đƣợc xem xét để tài trợ cho thị trƣờng bất động sản nhƣ hệ thống tái thế chấp, hệ thống ngân hàng tiết kiệm bất động sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại một số ngân hàng thương mại trên đại bàn thành phố Hà Nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)