Thực trạng công tác xây dựng quy trình đào tạo của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Trang 54)

3.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển

3.2. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua

3.2.1. Thực trạng công tác xây dựng quy trình đào tạo của Công ty

Sơ đồ 4: Quy trình công tác đào tạo nguồn nhân lực tại DATC

(Nguồn: Quy chế đào tạo của DATC)

Đây là toàn bộ quá đào tạo tại DATC, công ty đã xây dựng sơ đồ đào tạo rất đầy đủ chi tiết thể hiện sự quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực. Cũng qua sơ đồ ta thấy công ty đã có sự tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể tới từng đối tượng ở từng bước. Cụ thể: Trưởng các đơn vị thuộc Công ty có trách nhiệm xem xét nhu cầu, đối tượng mục tiêu đào tạo. Sau đó Ban Tổ chức nhân sự trên cơ sở danh sách nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo trình lên giám đốc. Giám đốc công ty xem xét, sửa đổi bổ xung và phê duyệt giao cho Ban Tổ chức nhân sự có trách nhiệm thực hiện chương trình đào tạo, lựa chọn hình thức, địa điểm, giáo viên giảng dạy…. Cuối khoá đào tạo Ban

Xácđịnh nhu cầu và lập danh sách nhu cầu

Lập kế hoạch đào tạo

Xem xét phê duyệt

Thực hiện chương trình đào tạo Ban Tổ chức nhân

sự

Tổng Giám đốc

Cán bộ đào tạo của Ban Tổ chức nhân sự Xácđịnh nhu cầu và lập danh sách nhu cầu Xác định nhu cầu và lập danh sách nhu cầu đào tạo Trưởng các đơn vị

thuộc Công ty

kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo Tổng kết lưu hồ sơ

Tổ chức nhân sự tổng hợp và lưu hồ sơ nhằm mục đích xác định kết quả đạt được sau những đợt tổ chức. Qua đó có thể đánh giá chất lượng lao động sau đào tạo thông qua kết quả đào tạo và khả năng thực hiện công việc sau đào tạo, đồng thời lưu lại để làm tài liệu cho những đợt kế tiếp.

Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên chức thông qua các khóa học ngắn hạn và dài hạn (đào tạo sau đại học, đào tạo đại học hoặc cao đẳng, các khóa đào tạo lý luận chính trị cao cấp, các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, các khóa học thuộc chương trình đào tạo Quốc gia do Bộ giáo dục và đào tạo quản lý…). Công ty còn mở các khóa bồi dưỡng quản lý hành chính hoặc quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước hệ trung, cao cấp; các khóa về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành và bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, thị trường và hội nhập quốc tế nhằm giúp đội ngũ viên chức cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, củng cố kiến thức cũ, bổ sung kiến thức mới và chuyên sâu các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Hằng năm công ty cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm và khảo sát về nghiệp vụ mua, bán, xử lý nợ tồn đọng; tư vấn môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng và các chuyên môn nghiệp vụ khác.Viên chức là lãnh đạo công ty (thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc) hoặc viên chức trong diện quy hoạch lãnh đạo công ty được công ty cử đi học các lớp đào tạo sau đại học về quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp hoặc được cử đi học lý luận chính trị cao cấp và các chương trình đào tạo khác theo yêu cầu của công ty. Viên chức lãnh đạo cấp phòng của công ty và lãnh đạo các đơn vị thuộc công ty (giám đốc, phó giám đốc trung tâm, chi nhánh, trưởng phòng, phó trưởng phòng của Trung tâm, chi nhánh, thành viên Ban kiểm soát) được ưu tiên và khuyến khích đào tạo sau đại học phù hợp với công việc đang điều hành, quản lý chủ yếu dưới hình thức học ngoài giờ hành chính.

Những viên chức mà đủ năng điều kiện, năng lực công tác, có nhiều thành tích đóng góp và gắn bó với hoạt động của công ty được cử đi học tại nước ngoài các khóa học phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Viên chức được cử đi đào tạo được đài thọ chi phí của khóa học, được bố trí sắp xếp công việc phù hợp với trình độ và khả năng sau khi hoàn thành khóa đào tạo, được tạo điều kiện phát huy hết khả năng và sức sáng tạo. Đối với các viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài được thanh toán toàn bộ chi phí trong thời gian học tập và được hưởng 100% lương cơ bản và 80% lương kinh doanh (khóa học dưới 03 tháng), hưởng 100% lương cơ bản (khóa học trên 03 tháng). Đối với viên chức được cử đi đào tạo trong nước theo kế hoạch của công ty được thanh toán 100% chi phí của khóa học. Các khóa học đào tạo sau đại học trong nước được thanh toán học phí theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, được hưởng 100% lương cơ bản và 100% lương kinh doanh trong thời gian đi học ngoài giờ hành chính. Trong trường hợp do yêu cầu của khóa đào tạo học trong giờ hành chính có thời gian học liên tục đến 03 tháng được hưởng 100% lương cơ bản và 80% lương kinh doanh; khóa học có thời gian học liên tục từ trên 03 tháng đến 06 tháng được hưởng 100% lương cơ bản và 50% lương kinh doanh.

3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch và chƣơng trình đào tạo nhân lực hiện tại của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

Kế hoạch đào tạo của DATC được xây dựng trên cơ sở định hướng chung của lãnh đạo Công ty, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ viên chức và tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh của viên chức. Nhằm nâng cao khả năng học tập nghiên cứu, trình độ nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp, pháp luật, chất lượng đội ngũ cán bộ phục vụ thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu phát triền của Công ty trong từng giai đoạn.

Căn cứ vào yêu cầu công việc, năng lực và trình độ cán bộ, quy hoạch cán bộ và định hướng phát triển của Công ty, Ban Tổ chức nhân sự chủ trì,

phối hợp với các đơn vị thuộc Công ty xác định nhu cầu thực tế để lập kế hoạch đào tạo nhằm tạo sự hợp lý cân đối giữa kế hoạch đào tạo với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công tyđể xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trình lãnh đạo duyệt.

Vào quý IV hàng năm các đơn vị thuộc Công ty (các Ban, Chi nhánh, Trung tâm) sẽ lên danh sách nhu cầu cần được đào tạo trong đơn vị mình quản lý theo biểu mẫu quy định (biểu mẫu do Ban Tổ chức cung cấp cho các phòng ban). Mẫu phiếu đào tạo như sau:

Biểu mẫu xác định nhu cầu đào tạo tại DATC

Số TT Họ tên Ngày sinh Trình độ chuyên môn chức vụ Nhu cầu

đào tạo Ghi chú 1

2 3

( Nguồn:Ban Tổ chức nhân sự- DATC)

Ban Tổ chức nhân sự của công ty sau khi nhận được biểu mẫu nhu cầu đào tạo có trách nhiệm tổng hợp lên danh sách số người cần được đào tạo và cân đối nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, lập kế hoạch đào tạo dự kiến trình lên Tổng Giám đốc công ty xem xét phê duyệt.

Tổng Giám đốc công ty xem xét, bổ sung, phê duyệt kế hoạch đào tạo dự kiến, triển khai thực hiện theo quy chế. Cuối cùng Ban Tổ chức có trách nhiệm thông báo quyết định đào tạo cho các phòng ban liên quan để chuẩn bị tham gia khoá đào tạo.Trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt, các cán bộ sẽ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng và tiêu chuẩn.

Bảng 3.6: Nhu cầu đào tạo cuả DATC trong những năm gần đây

Đơn vị: Người

Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng số 97 119 136

Ban Mua bán nợ 1 8 8 10

Ban Mua bán nợ 2 - 4 6

Ban Tổ chức nhân sự 4 6 7

Ban Tài chính – Kế toán 6 7 9

Ban Quản lý đầu tư 6 8 11

Ban Pháp chế 5 5 6

Ban Hợp tác đối ngoại - 4 4

Ban Tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản 4 4 5

Ban Thư ký tổng hợp - 2 3

Văn phòng 11 13 14

Trung tâm Hà Nội 17 18 20

Chi nhánh Đà Nẵng 18 20 21

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh 18 20 20

(Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự - DATC )

Nhìn chung, việc xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch ở DATC được tiến hành đơn giản, phần lớn dựa trên sự đăng ký của người lao động và của từng đơn vị chủ quản có tham khảo thêm đánh giá thực hiện công việc của từng đơn vị và kế hoạch của Công ty. Với cách xác định như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội được đào tạo cho người lao động nhưng lại thiếu căn cứ khách quan và tính khoa học.Ta nhận thấy nhu cầu đào tạo đăng ký bởi các đơn vị trong công ty luôn ở mức cao so với tổng số lao động trong công ty do sự đòi hỏi của công việc ngày càng cao đồng thời do mỗi năm luôn có một đội ngũ lao động mới vào nên cần phải được đào tạo để làm quen với môi trường

làm việc và tìm hiểu, nắm vững các kỹ năng làm việc. Và mặc dù việc xác định kế hoạch đào tạo của DATC chủ yếu dựa vào sự kế hoạch đào tạo của cán bộ nhân viên nhưng cũng đều phải được sự chấp thuận của ban lãnh đạo Công ty.

Kết quả việc điều tra khảo sát về nhu cầu đào tạo hiện tại với 60 cán bộ thuộc DATC (đa số là những cán bộ trẻ độ tuổi dưới 40) cho thấy kết quả như sau:

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về các chƣơng trình đào tạo của DATC Nôi dung khảo sát Kết quả khảo sát

1. Kiến thức, kỹ năng có được trước khi vào Công ty có đủ để thực hiện đầy đủ công việc?

Có 82%

Không 18%

2. Công tác đào tạo nhân lực hiện nay đáp ứng tới mức độ nào yêu cầu của Công ty Rất tốt 5% Tốt 40% Bình thường 15% Ít 33% Rất ít 7%

3. Trong thời gian tới, ông (bà) có nguyện vọng được đào tạo không

Có 97%

Không 3%

4. Mục đích đào tạo

Làm tốt hơn công việc hiện tại 82%

Thăng tiến hoặc thay đổi công việc trong nội bộ 62%

Lý do khác 9%

5. Những kiến thức, kỹ năng mong muốn bổ sung

Chuyên môn nghiệp vụ 100%

Ngoại ngữ 27%

Tin học 17%

Pháp luật 58%

6. Hình thức đào tạo mong muốn

Đào tạo dài hạn (1 năm trở lên) 7%

Bồi dưỡng ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng 27%

Bồi dưỡng ngắn hạn dưới 3 tháng 62%

Kèm cặp và chỉ bảo 68%

Cấp tài liệu tự học 46%

Tuy nhiên thì nhu cầu đào tạo của DATC cũng đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong thực tế. Đa số người lao động đánh giá công tác đào tạo nhân lực của DATC đáp ứng tốt nhu cầu đạo tạo của người lao động (65%). Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu được đào tạo vẫn còn rất lớn (97%) với những đối tượng khảo sát là những cán bộ trẻ, trực tiếp làm công việc chuyên môn nghiệp vụ. Nhu cầu đào tạo của DATC về cơ bản để đảm bảo mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đó là đào tạo nhằm nâng cao khả năng thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ, khả năng quản lý và một số các kỹ năng khác của cán bộ nhân viên để thực hiện tốt chức năng của tổ chức hiện nay. Đại đa số cán bộ nhân viên mong muốn được đào tạo theo các khóa bồi dưỡng ngắn hạn dưới 3 tháng (62%) hoặc dưới hình thức kèm cặp, chỉ bảo của người đi trước (68%). Những hình thức này tương đối phù hợp với công ty hiện tại do đặc thù công việc thường xuyên phải đi công tác, khối lượng công việc lớn, khó có thể theo học những khóa đào tạo dài.

3.2.3. Thực trạng công tác triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam

DATC đã triển khai kế hoạch đào tạo theo các phương pháp đào tạo nhân lực chủ yếu sau:

- Đào tạo ngắn hạn với các khoá đào tạo dưới 01 năm. Đối với các khoá đào tạo ngoài kế hoạch, cán bộ có nguyện vọng phải làm đơn xin đi học và phải báo cáo về thời gian khoá học (trong hay ngoài giờ hành chính), loại hình tổ chức của khoá học. Sau khi cân đối Ban Tổ chức nhân sự sẽ trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định với từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên theo đánh giá từ phía người làm công tác đào tạo thì việc tổ chức những khoá học kiểu này sẽ tồn nhiều thời gian, chi phí và khó khăn trong việc sắp xếp người làm thay những công việc của những người được cử đi học. Do đó số cán bộ DATC có thể cử tham gia các khoá đào tạo kiểu này không nhiều. Hiện nay việc cán bộ đi học tại các trường chính quy phần lớn là do cá nhân tự túc tìm hiểu theo học và xin phép lãnh đạo Công ty chấp thuận đi đào tạo nếu phải đi học trong giờ hành chính.

- Bồi dưỡng: Nhằm giúp đội ngũ cán bộ cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, củng cố kiến thức, củng cố kiến thức cũ, bổ sung kiến thức mới và chuyên sâu các lĩnh vực hoạt động của công ty như các khoá bồi dưỡng quản lý hành chính hoặc quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước, các khoá bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác;

Ngoài ra căn cứ kế hoạch đào tạo, Ban lãnh đạo Công ty sẽ lựa chọn những cán bộ có đủ điều kiện, năng lực công tác, có nhiều thành tích, đóng góp và gắn bó với hoạt động của Công ty cử đi tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài đối với các chương trình phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Trong từng trường hợp Ban Tổ chức nhân sự sẽ phối hợp với các đơn vị chuẩn bị nhân sự và trình Tổng Giám đốc quyết định.

Theo phương pháp này các học viên sẽ được nghe giáo viên có kinh nghiệm thuyết giảng, nguồn giáo viên này có thể do trung tâm đào tạo thuê, hoặc giáo viên của trung tâm đào tạo, hay những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Theo ý kiến đánh giá của một số học viên được phỏng vấn

và cán bộ làm công tác đào tạo của DATC thì phương pháp đào tạo này học viên có thể nắm được lý thuyết nhưng không có cơ hội để thực hành ngay và thường dễ gây cảm giác nhàm chán do các buổi hội thảo diễn ra dài mà học viên chỉ được nghe. Vì vậy đôi khi những khóa đào tạo như vậy có thể kết quả sẽ không cao.

Khi công ty tự tổ chức khoá đào tạo cho mình thì việc xây dựng chương trình đào tạo không do công ty hoàn toàn xây dựng mà hợp tác với các Trung tâm đào tạo. Trong năm có rất nhiếu các trung tâm đào tạo gửi thư mời đến DATC về các chương trình đào tạo và có thể tổ chức một số khoá đào tạo mời DATC tham gia như Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính (Bộ Tài chính), Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và phát triển kỹ năng quản lý CDMS, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp... DATC sẽ xem xét nếu phù hợp với yêu cầu của mình thì sẽ hợp tác đào tạo. Khi đó các trung tâm đào tạo này sẽ thiết kế chương trình đào tạo và bàn luận với cán bộ phụ trách của DATC để nhất trí chương trình đào tạo thích hợp. Thực tế việc Công ty tự tổ chức các khoá đào tạo còn ít. Các chương trình do các trung tâm đào tạo thiết kế nên còn mang tính chất chung chung, dựa trên yêu cầu thực tế của ngành tài chính mà không căn cứ vào tình hình thực tế của một đơn vị nào, nên các chương trình đào tạo chưa thực sự đáp ứng hoàn toàn nhu cầu thực tế của DATC.

Một số những khóa học điển hình Công ty triển khai trong những năm gần đây:

- Khóa đào tạo “Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu” trong năm 2011 tại Công ty cho gần 60 cán bộ trong Công ty và một số cán bộ thuộc các đơn vị có vốn góp của Công ty trong phạm vi lân cận, cấp chứng chỉ cho 51 học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)