1.2. Cơ sở lý luận về quảnlý dự án đầu tƣ xây dựng
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý dự án đầu tư xây dựng
Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý dự án đầu tƣ xây dựng là những yếu tố có tác động đến các hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, qua đó ảnh hƣởng đến hiệu quả của dự án. Có hai nhóm yếu tố sau:
* Nhóm các yếu tố bên ngoài:
- Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc bao gồm hệ thống các văn bản hƣớng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ xây dựng. Nếu hệ thống này đƣợc lập đầy đủ, đơn giản và dễ tuân thủ sẽ thúc đẩy cho đơn vị dễ áp dụng và tuân thủ, ngƣợc lại nếu hệ thống chồng chéo sẽ gây cản trở cho việc hoàn thành dự án nhƣ làm kéo dài thời gian thực hiện dự án và làm tăng chi phí so với dự kiến.
- Điều kiện kinh tế- xã hội, bao gồm các yếu tố tốc độ tăng trƣởng kinh tế, sự ổn định về chính trị, giá cả, lạm phát, lãi suất … các yếu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chi phí tối thiểu, tối đa mà dự án phải bỏ ra. Thông thƣờng các yếu tố thị trƣờng xẩy ra không theo ý muốn chủ quan của chủ đầu tƣ, của nhà nƣớc. Chủ đầu tƣ chỉ có thể dự đoán xu hƣớng biến động của các yếu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những nhân tố liên quan tƣơng đối ốn định để nắm bắt quy luật vận động của các nhân tố đó để ra các quyết định đầu tƣ phù hợp
- Điều kiện tự nhiên: Các điều kiện liên quan đến thời tiết, thiên tai làm ảnh hƣởng đến công tác tổ chức triển khai dự án, tiến độ dự án nhƣ: mƣa, bão, lũ lụt, động đất... Các yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án cũng nhƣ tính khả thi của việc thực hiện dự án, có nhiều trƣờng hợp dự án bị phá huỷ do chịu ảnh hƣởng của thiên tai, lũ lụt. Đây là yếu tố không thể lƣờng trƣớc đƣợc.
- Quy mô và tính chất của dự án:
Quy mô của dự án đƣợc hiểu là độ lớn hoặc độ phức tạp của dự án. Dự án càng lớn hoặc dự án phức tạp sẽ đòi hỏi việc quản lý phải phức tạp hơn các dự án quy mô nhỏ hoặc các dự án thông thƣờng. Đối với các dự án quy mô lớn, số lƣợng công việc phải thực hiện thƣờng rất lớn, đòi hỏi quy mô và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý lớn hơn rất nhiều, việc quản lý và điều hành dự án của CĐT cũng khó khăn hơn nhiều,trong quá trình QLDA Chủ đầu tƣ thƣờng phải giải quyết rất nhiều mối quan hệ và xử lý rất nhiều tình huống nảy sinh so với dự án quy mô nhỏ, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo chất lƣợng, thời gian và chi phí của các công việc hoàn thành.
Tính chất của dự án cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng QLDA. Dự án có tính chất khác nhau sẽ có sự thay đổi khác nhau nhất định trong QLDA. Chẳng hạn, dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau thƣờng khác nhau về khả năng giải ngân các nguồn vốn đầu tƣ từ đó ảnh hƣởng tới tiến độ thực hiện dự án; dự án đƣợc triển khai xây dựng ở những địa điểm có điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu khác nhau cũng ảnh hƣởng khác nhau tới khả năng huy động nguồn nhân lực thực hiện dự án, khả năng cung cấp vật liệu xây dựng và thiết bị thi công của nhà thầu xây dựng... từ đó ảnh hƣởng đến tiến độ, chi phí của dự án
* Nhóm các yếu tố bên trong:
- Bộ máy quản lý dự án: Một bộ máy vận hành tốt phụ thuộc vào nhân lực và các vấn đề về tổ chức nhân sự, các nguồn lực khác nhƣ trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trƣờng làm việc … Nếu tổ chức nhân sự tốt, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án đầy đủ, hiện đại không những sẽ đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý dự án mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng công tác quản lý dự án.
- Năng lực quản lý dự án của Chủ đầu tƣ
Năng lực QLDA của Chủ đầu tƣ chính là khả năng, trình độ và đạo đức của các thành viên tham gia Ban QLDA (gọi chung là nhà quản lý).Năng lực nhà quản lý, bao gồm: khả năng phân quyền, khả năng thƣơng lƣợng, khả năng phối hợp, khả năng ra quyết định và khả năng nhận thức vai trò và nhiệm vụ quản lý. Việc chọn một nhà quản lý cho dự án, tiêu chí quan trọng nhất là năng lực về kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Nhà quản lý có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn giỏi và có đạo đức tốt sẽ quản lý dự án tốt hơn.
- Năng lực của các tổ chức tham gia thực hiện dự án: Các tổ chức tham gia dự án gồm chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn thiết kế, đơn vị tƣ vấn giám sát, nhà thầu xây lắp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc... Công việc này đòi hỏi một tổ chức với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và quản lý đủ năng lực giúp giám sát toàn bộ quá trình xây dựng, thi công lắp đặt thiết bị, phối hợp với các nhà sản xuất và nhà thầu, thực hiện kiểm tra, đo thử nghiệm, kiểm soát chất lƣợng và đảm bảo tiến độ công trình.
- Ý thức chấp hành pháp luật trong QLDA và thực hiện dự án: Nhân tố này thể hiện đạo đức của các chủ thể tham gia dự án. Nếu các chủ thể chấp hành tốt pháp luật sẽ ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng, thời gian và chi phí của dự án. Ngƣợc lại, chấp hành không tốt sẽ nảy sinh các hành vi tiêu cực nhƣ tham ô, hối lộ, lãng phí vốn làm ảnh hƣởng tiêu cực tới chất lƣợng dự án.
- Sự quan tâm của cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tƣ nhƣ Bộ giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân tỉnh: Đây là nhân tố rất quan trọng vì nó quyết định đến khả năng nguồn vốn và các nguồn lực khác bố trí cho dự án.
- Các công cụ quản lý dự án đƣợc áp dụng trong quá trình quản lý dự án. Các công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho ngƣời quản lý dự án ở nhiều khía cạnh quản lý nhƣ quản lý chi phí, quản lý tiến độ, quản lý chất lƣợng … Các công cụ này bao gồm: tuyên ngôn dự án, sơ đồ GANTT, sơ đồ mạng PERT/CPM,… kết hợp với các kỹ thuật hiện đại nhƣ phần mềm quản lý dự án sẽ khiến các công cụ quản lý phát huy tác dụng tối đa, nâng cao chất lƣợng quản lý và hiệu quả quản lý dự án tối đa .
- Thu thập thông tin có liên quan đến dự án: Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tin đóng vai trò quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ lệch hƣớng, ra quyết định không chính xác, gây thiệt hại đối với dự án. Ngƣợc lại, thông tin thu thập đầy đủ, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra các quyết định chính xác.