Quảnlý thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 62 - 70)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Quảnlý thi công xây dựng công trình

* Quản lý tiến độ

Trƣớc khi triển khai xây dựng các công trình, các nhà thầu đệ trình tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn, từng tháng, từng quý trên cơ sở phù hợp với tổng tiến

độ của dự án để các Ban quản lý dự án kiểm tra phê duyệt làm cơ sở để Sở GTVT và các Ban QLDA theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trƣờng hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng đến tổng tiến độ của dự án. Chính vì tiến độ thi công đƣợc lập chi tiết nên nhiều dự án đã đảm bảo tiến độ theo quy định. Tuy nhiên, còn cố một số dự án chậm tiến độ, phải gia hạn thời gian thi công.

Bảng 3.2. Các dự án chậm tiến độ thi công

STT Dự án

Thời gian khởi công- hoàn thành đƣợc duyệt

Thời gian khởi công- hoàn thành

thực tế

Nguyên nhân chậm tiến độ

1 Xây dựng mới bến xe trung tâm tỉnh Hà Nam

7/2011-

9/2012 7/2011-10/2013

Điều chỉnh thiết kế

2

Đầu tƣ xây dựng cải tạo, nâng cấp đƣờng ĐH02 huyện Thanh Liêm

01/2013- 12/2014

Khởi công tháng 01/2013, hiện đang

thi công; đƣợc gia hạn đến tháng

12/2015

Khó khăn về vốn và mặt bằng

thi công

3 Nâng cấp cải tạo đƣờng ĐT.496, huyện Bình Lục

9/2010- 8/2012

Khởi công tháng 9/2010, hiện đang thi

công; đƣợc gia hạn đến tháng 12/2015 Thiếu vốn, thiếu mặt bằng thi công, năng lực nhà thầu hạn chế 4 Xây dựng đƣờng vành đai kinh tế T3 tỉnh Hà Nam 10/2011- 10/2014 Dừng thi công Không đƣợc bố trí vốn 5 ĐTXD tuyến đƣờng ĐH 08 huyện Duy Tiên

5/2013- 11/2014

Khởi công tháng 5/2013, hiện đang thi

công; đƣợc gia hạn đến tháng 12/2015 Khó khăn về vốn 6 ĐTXD tuyến đƣờng vành đai kinh tế T1 12/2010- 12/2013 Khởi công tháng 12/2010 nhƣng đến nay mới hoàn thành 50% giá trị hợp đồng

Không có vốn để GPMB

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết của Sở GTVT Hà Nam các năm 2010 - 2014)

Tổng hợp số liệu trong giai đoạn 2010-2014 có 6 dự án chậm tiến độ thi công, điển hình có dự án nâng cấp cải tạo đƣờng ĐT.496, huyện Bình Lục phải gia

hạn tiến độ 2 lần, dự án xây dựng đƣờng vành đai kinh tế T3 do không bố trí đƣợc vốn nên vẫn dừng ở giai đoạn đấu thầu.

Nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên nhiều dự án không đƣợc bố trí vốn kịp thời, vốn bố trí nhỏ giọt, không đủ để nhà thầu triển khai thi công liên tục; một số dự án gặp khó khăn trong công tác GPMB nhƣ không phê duyệt đƣợc phƣơng án đền bù do không xác định đƣợc nguồn gốc đất hoặc đã phê duyệt phƣơng án đền bù GPMB nhƣng không có kinh phí để chi trả kịp thời nên đến khi có kinh phí trả đền bù thi các hộ dân không nhận tiền đền bù do biến động về giá đền bù. Ngoài ra, còn do thiếu sự đôn đốc, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công của CĐT và tƣ vấn giám sát; chƣa có biện pháp kiên quyết xử lý các nhà thầu thực hiện chậm tiến độ; tiến độ thi công đƣợc xây dựng trong quá trình thiết kế còn chƣa phù hợp với thực tế; năng lực của một số nhà thầu tƣ vấn thiết kế tại một số công trình còn yếu, thông tin thu thập phục vụ công tác lập dự án không đầy đủ nên quá trình thi công phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp, nhân sự bố trí cho gói thầu không đúng với nhân sự đề xuất khi tham gia gói thầu nhƣ thiếu chỉ huy trƣởng công trƣờng và cán bộ kỹ thuật giỏi, thiếu lao động có tay nghề; chịu ảnh hƣởng bất lợi của điều kiện tự nhiên...

* Quản lý chất lƣợng

Hoạt động quản lý chất lƣợng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lƣợng của chủ đầu tƣ, tƣ vấn giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Thời gian qua, Sở GTVT đã xây dựng các văn bản hƣớng dẫn các Ban QLDA, các đơn vị tƣ vấn và các nhà thầu thi công có liên quan thực hiện áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tƣ xây dựng tuân thủ các quy định về quản lý chất lƣợng công trình giao thông do Bộ Xây dựng ban hành. Sở GTVT còn ban hành tài liệu thiết kế mẫu và hƣớng dẫn kỹ thuật xây dựng đƣờng bê tông giao thông nông thôn cho các xã, đơn vị thi công, biên soạn các tài liệu hƣớng dẫn quy trình quản lý chất lƣợng đƣờng bê tông xi măng trục chính nội đồng phục vụ chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... các tài liệu trên giúp

các đơn vị thực hiện có một “khung” nhất định làm tiêu chí đúng nhất cho việc quản lý chất lƣợng thi công dễ dàng và thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Các công trình do Sở GTVT làm chủ đầu tƣ đƣợc đặc biệt quan tâm về mặt chất lƣợng. Các phòng ban chức năng của Sở thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lƣợng công trình, chỉ đạo trực tiếp tại các cuộc họp giao ban đầu tuần, các cuộc kiểm tra, làm việc với các nhà thầu thi công, tƣ vấn tại hiện trƣờng và phối hợp với các Ban QLDA điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lƣợng thi công.

Ban QLDA cùng với tƣ vấn giám sát đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện lấy mẫu thí nghiệm đối với các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị đƣợc sử dụng trong quá trình thi công đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật. Chất lƣợng thi công xây dựng công trình đƣợc kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị đƣợc sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đƣa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng.

Cán bộ thực hiện giám sát tác giả của đơn vị tƣ vấn thiết kế đã kịp thời phối hợp với Ban QLDA khi đƣợc yêu cầu để giải quyết các vƣớng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tƣ.

Bên cạnh việc chú trọng đến chất lƣợng công trình, Sở GTVT cũng rất chú trọng đến hồ sơ quản lý chất lƣợng: Sở GTVT đã quán triệt các nhà thầu xây lắp, các Ban QLDA chỉ đƣợc tiến hành khởi công công trình khi biện pháp thi công do nhà thầu lập đã đƣợc Ban QLDA phê duyệt, chỉ đƣợc nghiệm thu, thanh toán khi chất lƣợng đạt yêu cầu và bản vẽ hoàn công đƣợc lập đầy đủ. Công tác tổ chức nghiệm thu chuyển giai đoạn, nghiệm thu đợt, nghiệm thu hạng mục công trình... đƣợc thực hiện theo đúng quy định, đúng thời điểm. Mặt khác, để thuận tiện trong

quản lý chất lƣợng thi công, các Ban QLDA đã soạn thảo và ban hành hệ thống mẫu biểu hƣớng dẫn các nhà thầu xây lắp ghi nhật ký thi công và lập hồ sơ hoàn công.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lƣợng thi công còn nhiều tồn tại:

Công tác kiểm tra trƣớc khi tổ chức nghiệm thu chƣa đƣợc CĐT thực hiện. Một số cán bộ QLDA của Ban QLDA quản lý đồng thời 2-3 công trình nên hạn chế thời gian trong công tác kiểm tra giám sát hiện trƣờng, không kịp thời nắm đƣợc tình hình thi công. Ban QLDA còn lệ thuộc nhiều vào tƣ vấn giám sát, đôi khi quá tin tƣởng tƣ vấn giám sát nên nhiều trƣờng hợp công trình xảy ra hƣ hỏng, tai nạn hoặc sự cố nhƣng Ban QLDA không nắm bắt đƣợc.

Kỹ năng giám sát của một số cán bộ tƣ vấn giám sát còn yếu, ít hiểu biết về công nghệ mới; Hoạt động giám sát chất lƣợng của tƣ vấn đƣợc thực hiện chƣa đầy đủ, chƣa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình. Một số cán bộ tƣ vấn giám sát đôi khi còn "bỏ bê" công trƣờng, chƣa kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, chƣa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lƣợng trong quá trình thực hiện dự án, còn có hiện tƣợng cấu kết với nhà thầu.

Nhiều nhà thầu xây lắp không tổ chức nghiệm thu nội bộ trƣớc khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản; không bố trí cán bộ giám sát nội bộ. Đội ngũ cán bộ, công nhân của một số nhà thầu xây lắp chất lƣợng còn chƣa đáp ứng, thiếu cán bộ có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu các chỉ huy trƣởng, cán bộ kỹ thuật thi công giỏi. Nhiều nhà thầu sử dụng công nhân không qua đào tạo, công nhân tự do, công nhân thời vụ, . .. từ đó dẫn đến các sai phạm trong quản lý chất lƣợng gây lãng phí và chậm tiến độ thi công. Việc ghi nhật ký thi công chƣa đƣợc thực hiện đều đặn theo ngày, chƣa phù hợp với thực tế thi công, chƣa chi tiết tới từng hạng mục công việc, chƣa đƣợc cán bộ tƣ vấn giám sát ký hàng ngày.

Bảng 3.3: Tình hình vi phạm chất lƣợng thi công của các công trình STT Công trình Số nhà thầu đƣợc kiểm tra Số nhà thầu vi phạm Số lần vi phạm Nội dung vi phạm 1 Dự án GTNT3- Hiệp định CR.5032-VN tỉnh Hà Nam 12 5 1

Công tác thi công xây đá không đảm bảo

chất lƣợng

2 Nâng cấp, cải tạo đƣờng

ĐT.496 huyện Bình Lục 1 1 2

Thi công sai quy trình và sử dụng vật liệu làm mặt đƣờng chƣa

đạt yêu cầu

3

Nâng cấp, cải tạo đƣờng ĐT495B (cũ) đoạn từ ngã ba Đại Vƣợng đến QL1A huyện Thanh Liêm

1 1 1

Công tác thi công xây đá không đảm bảo

chất lƣợng

4

Dự án đầu tƣ xây dựng cải tạo, nâng cấp đƣờng ĐH02 huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

1 1 2

Thi công sai quy trình và đắp nền đƣờng với chiều dầy lớp đắp lớn so với công nghệ thi

công hiện tại

5

Dự án thành phần 3 thuộc Dự án xây dựng tuyến đƣờng bộ nối đƣờng cao tốc Hà Nội Hải Phòng với đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

3 2 2

Thi công sai quy trình và sử dụng vật liệu

làm móng đƣờng không đạt yêu cầu.

Thống kê tại bảng 3.3. cho thấy, trong 2 năm 2013 và 2014 qua kiểm tra 15 dự án, Sở GTVT đã phát hiện 5 dự án vi phạm chất lƣợng thi công, điển hình có nhà thầu vi phạm 2 lần liên tiếp và phải đình chỉ thi công. Quá trình quản lý chất lƣợng có sự tham gia của các nhà thầu tƣ vấn giám sát và cán bộ quản lý dự án của chủ đầu tƣ. Để xảy ra các sai phạm trong thi công một phần cũng là do tƣ vấn giám sát chƣa quản lý chặt chẽ hiện trƣờng, một số cán bộ tƣ vấn giám sát có biểu hiện thông đồng, cấu kết với các nhà thầu xây lắp. Trong năm 2014, Sở GTVT Hà Nam đã phải xử lý kỷ luật đối với 02 cán bộ giám sát và 01 nhà thầu tƣ vấn giám sát không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định.

* Quản lý khối lƣợng thi công

Việc thi công xây dựng công trình đƣợc thực hiện theo khối lƣợng của thiết kế đƣợc duyệt. Dựa trên hồ sơ thiết kế đã đƣợc duyệt và kết quả kiểm tra hiện trƣờng, các đơn vị Ban QLDA, đơn vị tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát và nhà thầu thi công thƣờng xuyên, liên tục tính toán, xác nhận khối lƣợng thi công xây dựng của từng gói thầu. Những khối lƣợng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình đƣợc báo cáo và phê duyệt kịp thời, đúng quy định.

Tuy nhiên, tại một số dự án do năng lực của tƣ vấn thiết kế hạn chế nên khối lƣợng hiện trƣờng sai lệch với khối lƣợng thiết kế, thậm chí bỏ sót cả hạng mục công trình dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung khối lƣợng. Chẳng hạn: Dự án cải tạo, nâng cấp đƣờng ĐT496 phải điều chỉnh khối lƣợng của rất nhiều hạng do thay đổi thiết kế nhƣ bổ sung hạng mục an toàn giao thông, điều chỉnh bổ sung 253md cống bản xây gạch 0,5x0,5, điều chỉnh giảm 1.342 m3 cấp phối đá dăm tiêu chuẩn loại I... Công tác nghiệm thu không tính toán giảm trừ các khối lƣợng có vị trí chiếm chỗ nhƣ khối lƣợng đất đắp tại vị trí cống chiếm chỗ. Bên cạnh đó còn một số khối lƣợng (đặc biệt là các hạng mục điều chỉnh bổ sung) mặc dù đã đƣợc CĐT chấp thuận và thực hiện thi công trƣớc khi đƣợc duyệt nhƣng sau đó kết quả thẩm định và phê duyệt điều chỉnh thiết kế không phù hợp với thiết kế đƣợc CĐT chấp thuận dẫn đến gây thiệt hại, lãng phí cho nhà thầu, điển hình nhƣ gói thầu số 12 dự án GTNT3 Sở GTVT đã chấp thuận trình

hạng mục gia cố mái ta luy bằng đá hộc xây nhƣng Tổng Cục ĐBVN đã thẩm định và phê duyệt gia cố mái ta luy bằng trồng cỏ...

* Quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng

- Đối với công tác quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động: Mặc dù biện pháp an toàn giao thông, an toàn lao động đƣợc các nhà thầu thể hiện rất chi tiết khi lập biện pháp thi công nhƣng qua kiểm tra thực tế hiện trƣờng cho thấy hầu hết các nhà thầu đều vi phạm. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động không đƣợc thể hiện công khai, chỉ những vị trí nguy hiểm trên công trƣờng mới đƣợc dƣng các biển chỉ dẫn, cảnh báo nguy hiểm, và ngƣời chỉ dẫn. Qua kiểm tra 5 nhà thầu thì không nhà thầu nào thực hiện kiểm tra sức khỏe, huấn luyện an toàn lao động, mua bảo hiểm và cấp thẻ ATLĐ cho ngƣời lao động tham gia xây dựng trên công trƣờng, không mua bảo hiểm cho máy móc thiết bị thi công trên công trƣờng.

Sở GTVT thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhƣng việc thực hiện công tác này của nhà thầu còn mang tính đối phó. Trong giai đoạn vừa qua tại các công trƣờng xây dựng các dự án do Sở GTVT Hà Nam làm chủ đầu tƣ chƣa xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, nhƣng nó tiềm ẩn nguy cơ tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn lao động trên công trƣờng đối với các nhà thầu xây dựng trong thời gian qua mới dừng lại ở hình thức cảnh cáo. Vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp cƣơng quyết hơn nữa, buộc các nhà thầu phải thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động trên công trƣờng

- Công tác quản lý vệ sinh môi trƣờng

Đây là một nội dung đƣợc Ban QLDA xây dựng thành 1 tiêu chí để lựa chọn nhà thầu do đó bắt buộc các nhà thầu phải có cam kết bảo vệ môi trƣờng và có biện pháp vệ sinh môi trƣờng. Thực tế trong và sau khi thi công, phần lớn các nhà thầu không thực hiện các biện pháp do mình lập, mới chỉ thực hiện tƣới nƣớc chống bụi; vật liệu xây dựng đƣợc tập kết không theo từng khu vực riêng lẻ, thùng xe không đƣợc che đậy nên vƣơng vãi gây ô nhiễm môi trƣờng... Năm 2014, qua kiểm tra 17 nhà thầu đang thi công các gói thầu xây lắp thì cả 17 nhà thầu đều không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng.

Theo quy định trƣờng hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng thì Chủ đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Mặc dù rất nhiều nhà thầu vi phạm nhƣng chƣa có nhà thầu nào bị đình chỉ thi công, Do vậy, CĐT cần có những hình thúc xử lý nghiêm minh đối với các nhà thầu vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại sở giao thông vận tải tỉnh hà nam (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)