Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
* Hạn chế của bộ máy tổ chức quản lý :
- Số lƣợng dự án đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ ngày càng hạn chế trong khi năng lực quản lý của 03 Ban QLDA là tƣơng đƣơng, khối lƣợng công việc phân bổ cho các Ban không đồng đều, việc Sở GTVT thƣờng xuyên điều chuyển nhiệm vụ QLDA từ Ban này sang Ban khác dẫn đến các Ban QLDA gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
- Lực lƣợng cán bộ QLDA ở các Ban QLDA còn mỏng, một số cán bộ đƣợc phân công quản lý đồng thời 2-3 dự án gây nên tình trạng không thể kiểm soát kịp thời tất cả các công việc của dự án. Một bộ phận cán bộ quản lý tinh thần trách nhiệm chƣa cao, năng lực quản lý và năng lực chuyên môn còn hạn chế, thiếu ý thức tuân thủ các quy định về quản lý dự án đầu tƣ.
* Hạn chế trong công tác lập, thẩm định dự án đầu tƣ, thiết kế và dự toán công trình giao thông
- Trong quá trình lập dự án đầu tƣ chƣa dự đoán đƣợc chính xác mức độ khai thác, nhu cầu khai thác của dự án sau khi đƣa vào khai thác, sử dụng nên có những dự án phải điều chỉnh quy mô hoặc nâng cấp mở rộng làm tăng tổng mức đầu tƣ, kéo dài tiến độ, có dự án phải xem xét lại phƣơng án kỹ thuật. Trong khi đó nguồn vốn bố trí cho các dự án còn gặp nhiều khó khăn, không huy động đƣợc các nguồn vốn khác cho dự án.
- Năng lực của một số đơn vị tƣ vấn lập dự án, tƣ vấn thiết kế còn hạn chế. Nhiều hồ sơ do đơn vị tƣ vấn lập để chủ đầu tƣ trình thẩm định, phê duyệt có nhiều sai sót dẫn đến hồ sơ không đạt chất lƣợng và yêu cầu theo quy định, sau thẩm định phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần nên thời gian thẩm định bị kéo dài, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án.
* Hạn chế trong công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Lựa chọn nhà thầu còn mang tính hình thức, công tác quản lý trong lựa chọn nhà thầu còn có những kẽ hở. Công tác lập, trình và phê duyệt kế hoạch đấu thầu có lúc chƣa thực hiện theo quy định: Một số dự án không phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể mà chỉ phê duyệt cho từng gói thầu, phân chia thành nhiều gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu, tình trạng đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu diễn ra phổ biến.
- Về tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: Trong quá trình thực hiện vẫn còn một số trƣờng hợp chƣa quán triệt đầy đủ các quy định của Luật đấu thầu nhƣ xét duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu đấu thầu hạn chế nhƣng chỉ có 02 nhà thầu tham gia dự thầu; còn hiện tƣợng "quân xanh, quân đỏ" trong đấu
thầu; trình độ cán bộ làm công tác xét thầu còn hạn chế nên chƣa phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu thông thầu, còn có gian dối trong đấu thầu (năng lực thực tế của nhà thầu khi thi công sai khác với năng lực kê khai trong HSDT)
* Hạn chế trong công tác quản lý thi công xây dựng công trình - Quản lý tiến độ:
+ Tiến độ đƣợc lập chung cho cả dự án, chi tiết tới từng hạng mục công việc nhƣng chƣa theo dõi cập nhật những thông tin, vƣớng mắc khách quan để điều chỉnh kịp thời tiến độ thi công .
+ Hầu hết các dự án thi công đều chậm tiến độ. Một số nguyên nhân chậm tiến độ là những nguyên nhân có thể loại bỏ đƣợc nhƣng dự báo đƣợc ảnh hƣởng của những nguyên nhân đó.
- Quản lý chất lƣợng:
+ Công tác kiểm tra trƣớc khi tổ chức nghiệm thu chƣa đƣợc Ban QLDA thực hiện; nhiều nhà thầu xây lắp không tổ chức nghiệm thu nội bộ trƣớc khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản, không bố trí cán bộ giám sát nội bộ
+ Ban QLDA còn lệ thuộc nhiều vào tƣ vấn giám sát, đôi khi quá tin tƣởng tƣ vấn giám sát. Một số cán bộ tƣ vấn giám sát, cán bộ QLDA của Ban QLDA chƣa bám sát hiện trƣờng, chƣa kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, chƣa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lƣợng trong quá trình thực hiện dự án, còn có hiện tƣợng cấu kết với nhà thầu.
+ Hồ sơ quản lý chất lƣợng chƣa tuân thủ quy định: Việc ghi nhật ký thi công chƣa đáp ứng yêu cầu về thời gian ghi chép, hồ sơ hoàn công chƣa đƣợc lập đầy đủ trƣớc khi tổ chức nghiệm thu.
- Quản lý khối lƣợng thi công
+ Năng lực của tƣ vấn thiết kế hạn chế nên khối lƣợng thi công ngoài hiện trƣờng sai lệch với khối lƣợng thiết kế, việc điều chỉnh bổ sung thiết kế, tính toán lại khối lƣợng thiết kế vẫn thƣờng xảy ra.
- Quản lý an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng
trƣờng trong thi công chƣa đƣợc quan tâm. Hầu hết các nhà thầu chƣa đáp ứng yêu cầu đối với nội dung này. Công trƣờng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động cao, mặt bằng xây dựng bề bổn, vật liệu thi công và vật liệu thải rơi vãi làm mức độ ô nhiễm môi trƣờng tăng thêm.
* Hạn chế trong công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ của dự án + Nợ đọng kéo dài do điều kiện ngân sách khó khăn.
+ Rủi ro trong thu hồi vốn tạm ứng cao.
+ Nhiều nhà thầu chỉ lập hồ sơ thanh toán khi công trình đƣợc phân bổ vốn dẫn đến ghi nhận chi phí không kịp thời, nhiều phiếu thanh toán đƣợc lập trong khi chƣa có hồ sơ hoàn công; hầu hết các nhà thầu chậm trễ trong việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với phần khối lƣợng công việc đã nghiệm thu.
+ Công tác quyết toán vốn đầu tƣ còn chậm, không đảm bảo thời hạn quy định về lập và trình báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ.
* Hạn chế trong kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án
- Tính tự kiểm tra của CĐT còn yếu và thiếu chủ động. Kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.
- Năng lực của một số cán bộ tƣ vấn giám sát, cán bộ QLDA còn hạn chế, không tìm hiểu kỹ hồ sơ dự án nên còn lúng túng trong kiểm tra, theo dõi dự án; không bám sát hiện trƣờng nên không kiểm soát hết đƣợc bất cập ngoài hiện trƣờng
- Công tác xử lý vi phạm đƣợc phát hiện sau khi kiểm tra thực hiện chƣa nghiêm, chƣa gắt gao, thậm chí có cán bộ còn có tƣ tƣởng bao che cho đơn vị thi công.
3.3.2.2. Nguyên nhân:
- Việc ban hành các thể chế, luật pháp, các quy định, chính sách của Nhà nƣớc còn thiếu đồng bộ, còn chƣa sát với thực tế:
Chế độ, chính sách của nhà nƣớc về xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, thay đổi, điều chỉnh thƣờng xuyên do đó khi triển khai thực hiện còn gặp khó khăn.
Một số định mức nhà nƣớc ban hành không phù hợp với thực tế; Chính sách về giá cả thị trƣờng không ổn định, nhất là nhóm hàng vật liệu xây dựng liên tục biến động nên việc điều chỉnh giá nhiều lần gây khó khăn cho công tác quản lý dự án.
- Kế hoạch, quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc và dự báo cho việc đầu tƣ XDCB còn chƣa sát thực tế.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ thể tham gia QLDA còn chƣa nghiêm.
- Hạn chế về nguồn vốn đầu tƣ cho các công trình giao thông không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Phân bổ vốn đầu tƣ cho các dự án chậm, nhỏ giọt, dàn trải thiếu tập trung.
- Cơ quan quản lý dự án còn chƣa có sự quan tâm đúng mức, kiên quyết trong công tác chỉ đạo điều hành dự án trên các mặt giám sát hiện trƣờng, kiểm soát tiến độ, thanh toán, quyết toán dự án. Còn hạn chế trong công tác lập kế hoạch thực hiện dự án phù hợp với tình hình cấp vốn của dự án.
- Về năng lực của tổ chức, cá nhân trong QLDA đầu tƣ xây dựng: Năng lực của các chủ thể tham gia QLDA nhƣ Ban QLDA, tƣ vấn, nhà thầu chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ công việc đƣợc giao.
- Công tác lựa chọn nhà thầu còn mang tính hình thức, đánh giá lựa chọn nhà thầu còn dựa trên hồ sơ, thiếu thông tin thực tế.
- Chƣa thực hiện nghiêm túc trong công tác đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI SỞ GTVT
TỈNH HÀ NAM