1.1 .Tổng quan nghiên cứu
1.3. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.3.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
- Nguyên nhân khách quan:
Đây là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng, tuy nhiên lỗi chính không nằm về phía Ngân hàng. Nhóm nguyên nhân khách quan gồm có:
+ Môi trường tự nhiên nhƣ biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thƣờng xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời. Vì vậy, khi có thiên tai, dịch họa xảy ra khách hàng cùng Ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phƣơng án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp không có nguồn thu… điều đó đồng nghĩa với Ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.
+ Môi trường kinh tế xã hội trong nƣớc biến động chịu ảnh hƣởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hƣởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó Ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn
nhất. Hơn nữa, biến động thị trƣờng, thay đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hƣởng của các cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực cũng gây ra cho các khách hàng những gánh nặng nợ nần không đáng có.
+ Môi trường pháp lý chƣa đầy đủ và đồng bộ. Một sự thay đổi trong pháp luật sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ một sự thay đổi về sách thuế có thể tác động làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm hoặc làm thua lỗ một dự án. Bên cạnh đó, phải kể đến đó là sự chồng chéo của các văn bản pháp lý. Sự chồng chéo này không những gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh mà còn gây ra sự khó khăn cho Ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ xấu.
+ Về phía khách hàng: Nhiều khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, giá thành cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng nên gặp rủi ro cao, và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. Một số khách hàng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng, làm hồ sơ giả, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý định trả nợ.
- Nguyên nhân chủ quan:
Đây là nhóm tác động quan trọng đến việc phát sinh nợ xấu. Các Ngân hàng có thể giảm thiểu phát sinh nợ xấu nếu bản thân Ngân hàng chủ động hạn chế tốt các nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân chủ quan chính bao gồm:
+ Sự quản lý yếu kém của Ngân hàng trong tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng của NHTM. Bắt đầu từ giai đoạn trƣớc khi cho vay (không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiện cho vay; xem xét, đánh giá khách hàng, khoản vay không kỹ, không tốt), trong giai đoạn giải ngân và trong giai đoạn quản lý khoản vay của khách hàng (không kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việc kiểm soát, theo dõi danh mục khoản vay không
đƣợc thực thi một cách có hiệu quả) sẽ dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong tƣơng lai.
Công tác quản lý yếu kém còn thể hiện ở sự tập trung quá mức vào một khu vực khách hàng, thiếu sự điều chỉnh danh mục tín dụng trƣớc những diễn biến kinh tế bất lợi, thiếu chuẩn mực đánh giá khách hàng và những rủi ro đạo đức tiềm năng. Hậu quả là đẩy Ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro nợ xấu. + Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. Chính sách tín dụng không phù hợp với điều kiện thực tế có thể dẫn đến hậu quả gia tăng nợ xấu. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM thực hiện chính sách mở rộng tín dụng để chiếm lĩnh thị phần bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro tín dụng.
+ Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ Ngân hàng
Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng nhƣ chất lƣợng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi không chỉ yêu cầu cán bộ tín dụng có kiến thức mà cả về kinh nghiệm làm việc cũng nhƣ khả năng phân tích, dự báo. Một cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá đƣợc hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay sẽ dần đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao.
Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với đạo đức kém và bộ phận kiểm soát không phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn để có thể cho vay các khoản vay có rủi ro. Họ có thể thực hiện việc này thông qua việc làm sai lệch cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng của khách hàng, cũng nhƣ là sự sai lệch về giá trị thực của tài sản đảm bảo.