Quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 82 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

3.2.3. Quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ

3.2.3.1. Nhận biết và phân loại nợ xấu

* Nhận biết nợ xấu:

Việc nhận biết nợ xấu tại Agribank chi nhánh Láng Hạ tính đến thời điểm 31/12/2016 căn cứ vào Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank về ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank và Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc Agribank về việc Ban hành hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Căn cứ vào hai Quyết định trên nợ xấu đƣợc nhận biết thông qua các chỉ tiêu định lƣợng, định tính hoặc kết hợp cả định tính và định lƣợng:

+ Định lƣợng chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn của các khoản nợ, số lần các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn thời gian trả nợ thƣờng áp dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình có dƣ nợ dƣới 500 triệu và khách hàng mới thành lập, tổ chức chƣa có báo cáo tài chính.

+ Định tính áp dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình có dƣ nợ từ 500 triệu đồng trở lên và khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính thuộc đối tƣợng chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng nội bộ. Theo tiêu chí định tính ngân hàng nhận biết nợ xấu thông qua bộ chỉ tiêu quy định tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank tại Quyết định số 1197/QĐ-NHNo- XLRR nhƣ: khả năng tài chính thông qua các BCTC quý, năm của khách hàng, dòng tiền vào ra của khách hàng tại tài khoản ngân hàng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ, độ trung thực của khách hàng, nợ quá hạn tại các ngân hàng khác, thông tin về tài sản bảo đảm....

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto

* Phân loại nợ xấu

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đều đã hoặc đang triển khai áp dụng việc thực hiện phân loại nợ căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Mục đích của việc chấm điểm là nhằm đánh giá về RRTD của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với bên thứ ba. Căn cứ vào kết quả xếp hạng và tình trạng của khách hàng để phân loại vào các nhóm nợ thích hợp. Qua đó ngân hàng có thể xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ đâu, từ đó đề ra các giải pháp xử lý nợ xấu thích hợp.

- Phân loại nợ dựa trên phƣơng pháp định tính căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank chi nhánh Láng Hạ theo bảng dƣới đây:

Bảng 3.8. Phân loại nợ khách hàng là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có dƣ nợ từ 500.000.000 đồng trở lên Xếp hạng khách hàng theo HTXH Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 3 CCC

CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5

Nguồn: Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản nợ đƣợc xếp hạng AAA, AA, A.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tƣơng lai nhƣng hiện tại có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết nhƣng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết. Các khoản nợ đƣợc xếp hạng BBB, BB.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản nợ đƣợc xếp hạng B, CCC, CC.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao. Các khoản nợ đƣợc xếp hạng C.

Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ đƣợc Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản nợ đƣợc xếp hạng D.

- Phân loại nợ dựa trên phƣơng pháp định lƣợng căn cứ vào kết quả theo bảng dƣới đây:

Bảng 3.9. Phân loại nợ khách hàng là tổ chức kinh tế chƣa có báo cáo tài chính, hộ gia đình, cá nhân có dƣ nợ dƣới 500.000.000 đồng

Phân loại theo yếu tố tình trạng khoản nợ Nhóm nợ

-Các khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn dƣới 10 ngày Nhóm 1 - Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu Nhóm 2

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ gia hạn nợ lần đầu

- Các khoản nợ đƣợc miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi.

Nhóm 3

- Các khoản nợ quá hạn từ ngày 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn lần đầu, quá hạn dƣới từ 90 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 4

- Các khoản nợ quá hạn trên ngày 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn lần đầu, quá hạn từ 90 ngày trở lên.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai, quá hạn trả nợ.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba

- Các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra, quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày.

Nhóm 5

Nguồn: Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank

Nhƣ vậy có thể thấy, nợ xấu bao gồm ba nhóm nợ: nhóm 3 nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm 4 nợ nghi ngờ và nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn.

Căn cứ vào cách thức phân loại nợ trên ta có thực trạng các nhóm nợ xấu tại Agribank chi nhánh Láng Hạ trong giai đoạn 2013 - 2016 đƣợc phản ánh qua bảng sau:

Bảng 3.10: Phân loại nợ theo nhóm nợ tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị: tỷ đồng, %

T

T Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

nợ % nợ % nợ % nợ % 1 Tổng dƣ nợ 2.637 100 1.944 100 2.432 100 2.451 100 Nhóm 1 1.999 75,8 1.343 69,1 1.786 73,4 2.085 85 Nhóm 2 577 21,9 353 18,2 423 17,4 43 1,8 Nhóm 3 35 1,3 220 11,3 0 0 0 0 Nhóm 4 4 0,2 2 0,1 0 0 100 4,1 Nhóm 5 22 0,8 26 1,3 223 9,2 223 9,1 2 Nợ xấu (nhóm 3- nhóm 5) 61 248 223 323 3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ 2,3% 12,8% 9,2% 13,2%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2013 - 2016 của Agribank Chi nhánh Láng Hạ)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh năm 2016 cao hơn nhiều so với 3%. Điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh đang có vấn đề. Diễn biến tăng, giảm và chuyển nhóm các nhóm nợ đã phản ánh tình hình nợ xấu nội bảng của Chi nhánh. Nhóm 2 có sự biến động khá mạnh, biên độ tăng và giảm khá lớn: từ 353 tỷ năm 2014 tăng lên 423 tỷ năm 2015 và năm 2016 giảm xuống còn 43 tỷ đồng. Trong khi đó nợ nhóm 3 giảm mạnh từ 220 tỷ đồng năm 2014 xuống 0 đồng năm 2015 và năm 2016 do dịch chuyển cơ cấu nhóm nợ sang nhóm 5. Nhóm 4 lại tăng mạnh từ 0 đồng năm 2015 tăng lên 100 tỷ đồng năm 2016. Để ý phân tích, có thể thấy diễn biến chuyển các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chỉ có liên quan đến một số khách hàng với số dƣ nợ là tƣơng đối lớn. Cụ thể:

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, Font color: Auto

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, Font color: Auto

Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh phát sinh nợ xấu từ năm 2014 số tiền 219 tỷ đồng (ngƣời đứng đầu Công ty bị truy tố do liên quan đến sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng).

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là rất cao, đều vƣợt quá mức giới hạn của NHNN là dƣới 3%. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 2,3% thì năm 2014 đã tăng mạnh lên 12,8%, nguyên nhân một phần vì chi nhánh giảm dƣ nợ và do Tập đoàn Thiên Thanh chuyển nợ xấu. Đến năm 2015, một số món nợ xấu đƣợc tất toán (Công ty CP Xi măng Thăng Long với dƣ nợ gần 200 tỷ đồng trả nợ - tổ chức tín dụng khác mua nợ) và tình hình dƣ nợ cho vay tăng lên 2.432 tỷ đồng (tăng 488 tỷ đồng) nên tỷ lệ nợ xấu tuy vẫn còn ở mức cao nhƣng giảm xuống còn 9,2%.

Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh lên 13,2%, nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng là Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến chuyển nợ xấu 98,3 tỷ đồng. Đây là món vay đồng tài trợ, Vietcombank là Ngân hàng đầu mối, chuyển nợ xấu theo thông báo của CIC. Nguyên nhân để xảy ra nợ xấu chủ yếu là do cổ đông góp vốn chƣa đủ dẫn đến dự án chậm tiến độ, chi phí tài chính tăng, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động và dòng tiền của Công ty, của dự án.

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tuy cao, nhƣng xét về bản chất lại không quá phức tạp bởi nợ xấu chủ yếu chỉ tập trung vào 02 khách hàng lớn. Nếu loại trừ 02 khách hàng này thì nợ xấu của Chi nhánh hoàn toàn dƣới 3% theo đúng mức giới hạn của NHNN. Điều này cho thấy, cho vay các khách hàng lớn phải hết sức thận trọng, luôn tiềm ẩn rủi ro.

3.2.3.2. Ngăn ngừa nợ xấu

Một số biện pháp Agribank Chi nhánh Láng Hạ đã sử dụng để ngăn ngừa hạn chế nợ xấu phát sinh tại Chi nhánh:

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng: thƣờng xuyên giám sát kiểm tra khoản vay sau khi cho vay, cập nhật tình hình tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Tổ

chức tập huấn các văn bản nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, tổ chức các cuộc thi đánh giá năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng hàng năm, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công việc đƣợc giao.

- Trích lập dự phòng rủi ro: hàng quý Chi nhánh đã tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng đúng, đủ và kịp thời theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank về ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lậpdự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank. Việc trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ sẽ giúp Chi nhánh phòng ngừa đƣợc các rủi ro phát sinh đặc biệt là nợ xấu, xử lý kịp thời các khoản nợ có khả năng mất vốn.

3.2.3.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh

Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm dƣ nợ xấu đã phát sinh tại Ngân hàng. Trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh Láng Hạ đã áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ xấu một cách toàn diện. Cụ thể nhƣ sau:

* Đôn đốc thu hồi nợ: biện pháp này đƣợc áp dụng với những khoản nợ có khả năng thu hồi. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó tiến hành thƣơng lƣợng với khách hàng về giải pháp trả nợ cũng nhƣ yêu cầu khách hàng cam kết trả nợ thông qua hình thức mời khách hàng có nợ xấu lên làm việc tại ngân hàng, để tìm ra biện pháp trả nợ phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng. Một số khách hàng đã đồng ý ký biên bản làm việc và có kế hoạch trả nợ dần hàng tháng.

* Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro và bán nợ

Agribank chi nhánh Láng Hạ thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank. Theo đó, dƣ nợ tín dụng đƣợc phân loại thành 05 nhóm.

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt

Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto, Condensed by 0.3 pt

Những khoản dự phòng rủi ro đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng tƣơng ứng gồm:

+ Trích lập dự phòng chung: tỷ lệ trích lập 0,75% tổng dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Trích lập dự phòng cụ thể: 0% đối với nhóm 1; 5% đối với nhóm 2; 20% đối với nhóm 3; 50% đối với nhóm 4; 100% đối với nhóm 5.

Hội đồng xử lý rủi ro của Chi nhánh thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng rủi ro hàng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ, việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro là biện pháp chủ yếu giúp Agribank chi nhánh Láng Hạ xử lý nợ xấu.

Trong thời gian 4 năm, kể từ khi Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam có hiệu lực, chi nhánh đã áp dụng làm cơ sở cho hoạt động quản lý nợ xấu của mình. Agribank chi nhánh Láng Hạ đã sử dụng triệt để tất cả các biện pháp nhằm mục tiêu thu hồi các khoản nợ xấu với hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất về tài sản cho ngân hàng.Bảng sau sẽ thể hiện về tỷ trọng của từng biện pháp xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Láng Hạ.

Bảng 3.11: Tỷ lệ các biện pháp xử lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị: tỷ đồng, %

Biện pháp xử lý, thu nợ

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số

tiền % tiền Số % tiền Số % tiền Số %

Tổng số tiền đã

xử lý, thu nợ 40,2 100 221,3 100 32,1 100 129,1 100

Xử lý rủi ro 29,5 73 56,8 25,7 4,5 14 12 9,3

Bán nợ cho VAMC 9,5 24 163 73,6 25,5 79,5 116 89,8 Đôn đốc thu hồi nợ 1,2 3 1,5 0,7 2,1 6,5 1,1 0,9

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)