Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

- Tên đề tài nghiên cứu; - Lý do chọn đề tài;

- Mục đích và mục tiêu nghiên cứu; - Câu hỏi nghiên cứu;

- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu; - Phƣơng pháp nghiên cứu;

- Ý nghĩa đóng góp của đề tài; - Kết cấu của luận văn.

2.2.2. Tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận

Phần cơ sở lý luận: tìn hiểu và nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết liên quan đến nợ xấu và quản lý nợ xấu.

Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu từ các công trình nghiên cứu nhƣ luận văn thạc sĩ, các bài báo, sách nói về nợ xấu và quản lý nợ xấu.

Trình tự thực hiện:

- Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu: các tạp chí khoa học, các bài báo, các giáo trình, các luận văn, luận án, các văn bản quy phạm pháp luật…

- Đọc các tài liệu thu thập đƣợc: Lựa chọn những nội dung tài liệu tìm kiếm đƣợc phù hợp với đề tài đang nghiên cứu, tiến hành đọc chi tiết nội dung các tài liệu, ghi chép tóm tắt các nội dung chính.

- Sắp xếp dữ liệu đã thu thập đƣợc phù hợp với mục tiêu nghiên cứu: + Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Sắp xếp các tài liệu nghiên cứu theo trình tự nội dung nghiên cứu, tìm ra các vấn đề mà các đề tài này chƣa đề cập đến để tập trung nghiên cứu và giải quyết.

+ Phần cơ sở lý luận: trình bày khái niệm; các loại hình, vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng, sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm trong nƣớc và thế giới. Các dữ liệu đƣợc bố trí, sắp xếp vào các chƣơng, mục phù hợp.

2.2.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu

Đề cƣơng nghiên cứu sơ bộ bao gồm các nội dung:

- Phần mở đầu: tính cấp thiết của đề tài; xác định đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu;

- Trình bày kết cấu dự kiến của luận văn, gồm các chƣơng và đến mục lục cấp 3;

- Lịch trình dự kiến thực hiện các nội dung nghiên cứu đề tài (phân chia thời gian thực hiện đề tài);

- Xác định tài liệu tham khảo và tài liệu tham khảo dự kiến;

Sau khi đề cƣơng sơ bộ đƣợc chấp thuận, thì tiến hành các bƣớc tiếp theo nhƣ kế hoạch đề ra đảm bảo về nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện.

2.2.4. Thu thập dữ liệu

2.2.4.1. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu đƣợc chủ thể nghiên cứu tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu và thời điểm nghiên cứu.

Khi thực hiện đề tài, các thông tin liên quan sẽ đƣợc tác giả thu thập thông tin qua trao đổi trực tiếp với các đối tƣợng liên quan, từ đó tác giả sẽ thống kê và xử lý để có cơ sở dữ liệu phản ánh tƣơng đối chính xác, phản ánh tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó quá trình nghiên cứu còn có sự kết hợp giữa cơ sở lý luận và quá trình hoạt động thực tiễn.

Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ từ năm 2013 đến hết năm 2016. Việc thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp đƣợc thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp với nhân viên tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ và giao tiếp với một số khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh hoặc đang tiến hành giao dịch tại Chi nhánh.

Để thu thập đƣợc các dữ liệu sơ cấp trên, tác giả đề tài sẽ sử dụng phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con ngƣời. Quan sát là một phƣơng pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhƣng rất hữu ích.

Ƣu điểm của dữ liệu sơ cấp là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu, bởi phát sinh từ nhu cầu cần thiết các số liệu, dữ liệu dành riêng cho báo cáo, công trình này nên các dữ liệu sơ cấp mới đƣợc thu thập. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu sơ cấp còn hạn chế về độ tin cậy của dữ liệu, đòi hỏi tác giả phải có các căn cứ chọn mẫu vững chắc, xử lý số liệu hiệu quả để tăng độ chính xác của các dữ liệu sơ cấp.

2.2.4.2. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đƣợc sƣu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.

Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo tài chính của Chi nhánh. Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học.

- Dữ liệu thứ cấp bên trong: Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong là thu thập đƣợc một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.

Nguồn dữ liệu bên trong của Agribank Chi nhánh Láng Hạ bao gồm:

+ Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2013 đến 2016, các số liệu hoạt động của các phòng chuyên môn nghiệp vụ trong Chi nhánh. + Định hƣớng, nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới

+ Các văn bản quy định về cho vay tại Chi nhánh, quy trình thực hiện các nghiệp vụ cho vay…

- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài: Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã đƣợc xuất bản có đƣợc từ các cơ quan ban ngành Nhà nƣớc về quản lý ngân hàng. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng đƣợc và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau.Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu để có một phƣơng thức tìm kiếm thích hợp.

Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài của Agribank Chi nhánh Láng Hạ bao gồm: + Các quyết định, quy định, công văn hƣớng dẫn của NHNN có liên quan đến hoạt động cho vay và nợ xấu.

+ Các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và tạp chí, các luận văn, luận án, bài viết nghiên cứu và các tƣ liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp có ƣu điểm là nó sẵn có, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt đia lý. Đây là nguồn dữ liệu rất phong phú, đa dạng, có thể thu thập trực tiếp tại Chi nhánh, xem trên internet hoặc đến thƣ viện quốc gia… Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu và đánh giá trƣớc đó nên việc áp dụng vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu hiện tại sẽ có nhƣng sai lệch về thời gian và kết quả. Do đó, khi xem xét, phân tích đánh giá các tiêu chí hoặc đƣa ra nhận định cần căn cứ trên cả tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp thu thập đƣợc.

2.2.5. Phân tích dữ liệu

Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ đã nêu ở trên để thống kê - mô tả, phân tích - tổng hợp, so sánh, xử lý dữ liệu để thấy đƣợc thực trạng quản lý nợ xấu, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp.

2.2.6. Giải thích kết quả và hoàn thiện luận văn

Luận văn hoàn thiện phải đạt đƣợc các yêu cầu sau: - Vấn đề đƣợc nghiên cứu.

- Cơ sở lý luận và lý thuyết của vấn đề.

- Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong thực hiện đề tài. - Kết quả phân tích và giải thích kết quả phân tích số liệu/ nhận định đánh giá. - Kết luận vấn đề nghiên cứu; đề xuất định hƣớng/biện pháp thực hiện. - Ý nghĩa áp dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)