Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 103 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

4.2. Các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

4.2.2. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu

4.2.2.1. Bán nợ cho VAMC

Ngày 27/10/2017 tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc xử lý nợ xấu. Theo thỏa thuận hợp tác, Agribank và VAMC sẽ phối hợp chặt chẽ rà soát, đánh giá, phân loại các khoản nợ xấu; xây dựng lộ trình xử lý nợ cho từng năm, giai đoạn 2017- 2022; đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu… Việc hợp tác này dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tận dụng lợi thế, kinh nghiệm và nguồn lực của các bên trong lĩnh vực này, qua đó phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020 và Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2. Đồng thời, hai bên tạo điều kiện để tiếp cận và ƣu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau đảm bảo hiệu quả tối ƣu và phù hợp với nhu cầu thực tế. Thay mặt Agribank, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh khẳng định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm trong tái cơ cấu của Agribank, đồng thời bày tỏ quyết tâm của

toàn hệ thống Agribank phối hợp tích cực cùng VAMC xử lý dứt điểm nợ xấu trong thời gian tới, gắn xử lý nợ xấu với mục tiêu hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vƣợt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển nền kinh tế.

Trên cơ sở định hƣớng chung của Agribank, Chi nhánh Láng Hạ tiếp tục rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán cho VAMC, nhằm giảm thiểu nợ xấu xuống mức thấp nhất theo quy định

4.2.2.2. Xử lý tài sản bảo đảm

Sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đƣợc Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2017, Agribank Chi nhánh Láng Hạ đã tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản với khách hàng bổ sung điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định. Đây là một lợi thế đối với Chi nhánh trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Sau khi thu giữ TSBĐ, TCTD đƣợc bán TSBĐ theo giá thị trƣờng, có thể thấp hơn giá trị sổ sách; TCTD chuyển nhƣợng, sang tên tài sản cho ngƣời mua; đƣợc ƣu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ; khi có tranh chấp khởi kiện ra tòa thì đƣợc giải quyết theo thủ tục rút gọn để rút ngắn quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa án, giúp TCTD xử lý nhanh TSBĐ. Trong thời gian tới Chi nhánh nên tiến hành tăng cƣờng giải pháp xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ xấu đã phát sinh.

4.2.2.3. Xử lý rủi ro

Tiếp tục rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện để xử lý rủi ro theo quy định của Agribank cũng nhƣ NHNN trên cơ sở sử dụng quỹ dự phòng mà chi nhánh đã trích lập. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung về cách phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một cách chính xác. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trong các trƣờng hợp cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng sai chế độ.

Đây là biện pháp chi nhánh đã tiến hành thực hiện, đem lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu nợ xấu trong các năm qua. Tuy nhiên hạn chế của phƣơng pháp này ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của chi nhánh vì làm tăng chi phí trích lập dự phòng để XLRR.

4.2.2.4. Bán nợ cho DATC

DATC là công ty TNHH MTV mua bán nợ Việt Nam do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Việc mua bán nợ của DATC gắn với tái cơ cấu các doanh nghiệp có nợ xấu đã giúp đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ với các ngân hàng, qua đó giúp các ngân hàng thƣơng mại xử lý nhanh lƣợng nợ lớn tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính. Tuy nhiên DATC mua nợ xấu chủ yếu theo đối tƣợng vay là các doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần. DATC mua nợ xấu khi đã rà soát, đánh giá khách hàng và xác định đƣợc hƣớng thu hồi nợ. Mua nợ gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp để thu hồi nợ. DATC mua nợ theo nguyên tắc tự nguyện, đàm phán theo giá thị trƣờng và hoạt động mua bán nợ phải đảm bảo hiệu quả tài chính, bảo toàn vốn nhà nƣớc và có lãi, chính điều này khiến tốc độ mua nợ của DATC không thể nhanh nhƣ VAMC, giá mua nợ bình quân của DATC xấp xỉ 30% mệnh giá nợ xấu. Có thể thấy cách mua nợ của DATC gắn với thị trƣờng nhiều hơn, hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu để thu hồi nợ, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn. Hiện tại ở Chi nhánh Láng Hạ chƣa có một khoản nợ xấu nào đƣợc bán cho DATC. Tuy nhiên trong tƣơng lai Chi nhánh có thể xem xét biện pháp bán nợ cho DATC nhằm giải quyết dứt điểm nợ xấu tuy giá bán có thể thấp hơn khi bán cho VAMC.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)