Nguyên nhân xảy ra nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 93 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

3.3.3. Nguyên nhân xảy ra nợ xấu

Những năm gần đây nợ xấu tại chi nhánh phát sinh ngày càng tăng ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh là do các nguyên nhân sau:

*Nguyên nhân chủ quan

- Công nghệ ngân hàng:

Thực tế cho thấy, công nghệ hiện đại tại Agribank chi nhánh Láng Hạ mặc dù đã đƣợc chú trọng và xây dựng phù hợp với việc ứng dụng công nghệ mới theo chuẩn quốc tế nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và thiếu đồng bộ, không đáp ứng lợi thế cạnh tranh, khác biệt và tối ƣu hiệu suất. Số liệu khi làm báo cáo thống kê vẫn còn làm thủ công, nhặt tay trên Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS). Hoạt động tín dụng hay hoạt động giám sát tài chính của ngân hàng rất cần có công nghệ hiện đại, để cập nhật nhanh hệ thống dữ liệu cơ sở để tiến hành đƣợc các phân tích tài chính vĩ mô, cũng nhƣ cập nhật thông tin để phân tích, xác định rủi ro và đƣa ra những cảnh báo tài chính một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó hạn chế một phần rủi ro có thể xảy ra. - Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ:trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng chƣa đồng đều, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, còn hạn chế về khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình thẩm định. Chƣa đánh giá đƣợc hết tình hình của khách hàng ở công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay do còn thiếu kinh nghiệm trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đặc thù đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu, rộng nhƣ lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực thủy điện…. Một số cán bộ tín dụng đạo đức nghề nghiệp, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc còn chƣa cao, vi phạm quy trình tín dụng, buông lỏng kiểm tra, giám sát dẫn đến phát sinh

RRTD. Một bộ phận cán bộ của hệ thống ngân hàng bị đồng tiền và cơ chế thị trƣờng cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên, lợi dụng công việc đƣợc giao để móc ngoặc với khách hàng, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại nhiều về tài sản tiền vốn cho ngân hàng.

*Nguyên nhân khách quan

- Môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi

Bản thân môi trƣờng pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các NHTM vừa thiếu, vừa chƣa đồng bộ nên đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý nợ xấu của các ngân hàng. Các văn bản quy định có sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc xử lý nợ xấu triển khai chậm, không đồng bộ. Việc xử lý TSĐB liên quan đến đất đai còn nhiều vƣớng mắc.

- Hệ thống thông tin yếu kém và thiếu tính minh bạch

Cho đến nay, kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng đƣợc đánh giá tốt nhất ở Việt Nam vẫn là CIC. CIC đã hoạt động đƣợc hơn một thập niên, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình tín dụng của các khách hàng nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Thông tin còn thiếu tính cập nhật, đƣợc cung cấp đơn điệu, chƣa đáng tin cậy tuyệt đối. Các hạn chế trong khâu thu thập, quản lý và cung cấp thông tin minh bạch trên thị trƣờng sẽ là thách thức cho Agribank chi nhánh Láng Hạ trong việc mở rộng và kiểm soát hoạt động tín dụng. Nếu cạnh tranh bằng cách chạy theo thành tích, tăng trƣởng tín dụng trong điều kiện môi trƣờng thông tin bất cân xứng thì sẽ không tránh khỏi nguy cơ nợ xấu gia tăng.

- Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng:

+ Tƣ cách đạo đức của khách hàng: thông tin mà khách hàng cung cấp nhƣ số liệu của các báo cáo tài chính, phƣơng án sản xuất kinh doanh cho Chi nhánh không chính xác, dẫn đến tình trạng đánh giá chƣa đúng về năng lực tài chính, khả năng kinh doanh của khách hàng. Điều này làm cho vốn vay không đƣợc kiểm soát, làm gia tăng nợ xấu cho chin nhánh.

+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: dùng vốn vay ngắn hạn để góp vốn đầu tƣ vào một số dự án trung dài hạn nên không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Đến nay khách hàng chƣa thu hồi đƣợc vốn góp để trả nợ ngân hàng, doanh nghiệp ngừng hoạt động.

+ Nguyên nhân do kinh doanh thua lỗ: đây là“nguyên nhân chủ yếu”dẫn đến tình trạng nợ xấu tại Agribank Láng Hạ. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng đã quản lý không tốt dòng tiền, lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao, sự cạnh tranh trên thị trƣờng lớn.

+ Nguyên nhân do nguồn trả nợ của khách hàng từ việc bán tài sản nhƣng do thị trƣờng Bất động sản trầm lắng nên không bán đƣợc hoặc tài sản đƣợc bán với giá thấp nên chƣa có nguồn thu trả nợ Ngân hàng.

+ Nguyên nhân chuyển nợ xấu là do khách hàng chuyển nợ xấu tại các TCTD khác theo thông tin CIC.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

NHÁNH LÁNG HẠ

4.1. Định hƣớng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)