Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 28 - 31)

1.2. Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của NHTM

1.2.3.2. Yếu tố chủ quan

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng, ngoài các yếu tố khách quan tác động, ngân hàng đó đặc biệt cần củng cố những yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong đơn vị mình.

Nguồn lực của ngân hàng

Đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố chủ quan quyết định đến thành công của quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, yếu tố nguồn lực luôn đƣợc quan tâm, chú trọng. Nguồn lực của ngân hàng có thể chia ra làm hai loại, nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.

Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính, về nguồn nhân lực, về lực lƣợng khách hàng, về hạ tầng cơ sở và về cấu trúc tổ chức.

− Nguồn lực về tài chính: Trong bất cứ ngành kinh doanh nào thì vốn cũng chiếm vai trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, ngân hàng lại là ngành kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ, chính vì vậy, quy mô, cấu trúc và chất lƣợng nguồn vốn luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Một ngân hàng có tình hình tài chính ổn định sẽ có nhiều điều kiện để triển khai các giải pháp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

− Nguồn nhân lực: Không ai có thể phủ định tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một ý tƣởng kinh doanh tốt với tiềm lực tài chính mạnh và một chiến lƣợc hoàn hảo, nhƣng đội ngũ nhân viên, những ngƣời thực thi ý tƣởng đó, lại không đạt chất lƣợng, thì công việc kinh doanh ấy cũng sẽ sớm gặp thất bại. Ngân hàng là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính, lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, do vậy việc sở hữu nguồn nhân lực tốt sẽ giảm bớt rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm nguồn nhân lực, bao gồm tập thể lãnh đạo và đội ngũ nhân viên. Tập thể lãnh đạo với khả năng quản trị, điều hành và tầm nhìn chiến lƣợc;

cộng tác với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và tâm huyết với công việc, sẽ là bàn đạp thúc đẩy hơn nữa quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh nói chung và của ngân hàng nói riêng.

− Lực lƣợng khách hàng: Sở hữu lực lƣợng khách hàng hùng hậu, có chất lƣợng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Nhiệm vụ của ngân hàng là di chuyển luồng vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Lợi nhuận của ngân hàng đa phần đƣợc đem lại bởi chênh lệch giữa mức lợi tức nhận đƣợc từ việc cấp tín dụng và mức lợi suất trả cho việc huy động vốn. Nếu không tìm kiếm đƣợc khách hàng trong huy động vốn thì ngân hàng sẽ không có nguồn vốn để đem cho vay. Nếu lƣợng khách hàng tín dụng quá ít thì doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng sẽ giảm sút, ảnh hƣởng đến lợi nhuận thu về của ngân hàng.

− Hạ tầng cơ sở tƣởng chừng nhƣ không có liên quan gì nhiều đến khả năng cạnh tranh của một ngân hàng. Tuy nhiên, đây sẽ là nền tảng cho các hoạt động của ngân hàng nói chung. Cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo ra môi trƣờng làm việc thoải mái, thuận tiện cho đội ngũ nhân viên, và hơn hết, sẽ củng cố hình ảnh và uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng.

− Cấu trúc tổ chức: yếu tố này không tác động nhiều đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, nhƣng nếu đƣợc quan tâm đúng mức, sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng trơn tru và thuận lợi hơn. Sắp xếp cấu trúc tổ chức hay lựa chọn mô hình hoạt động một cách khoa học, hợp lý, sẽ giảm thiểu chi phí hoạt động, tránh lãng phí, góp phần vào sự phát triển của ngân hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ.

Nguồn lực vô hình bao gồm nguồn lực về sản phẩm dịch vụ, về công nghệ và về danh tiếng, uy tín của ngân hàng.

− Sản phẩm, dịch vụ: Với các đơn vị kinh doanh khác trong nền kinh tế thì sản phẩm họ cung ứng sẽ là nguồn lực hữu hình, riêng với các ngân hàng, các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp là các dịch vụ tài chính, do vậy, yếu tố sản phẩm, dịch vụ sẽ đƣợc xếp vào nhóm nguồn lực vô hình. Ngân hàng nếu sở hữu lƣợng sản phẩm, dịch vụ vừa đa dạng về số lƣợng mà chất lƣợng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của

khách hàng, sẽ có nhiều cơ hội gia tăng doanh thu, từ đó đẩy mạnh tăng trƣởng lợi nhuận, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của ngân hàng.

− Công nghệ: Thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin. Những ngƣời nắm giữ những công nghệ tiến bộ, hiện đại, sẽ là những ngƣời chiếm ƣu thế. Trong ngành ngân hàng cũng vậy, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ tài chính đang ngày càng có xu hƣớng gắn liền với các sản phẩm công nghệ. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu chuyển khoản nhƣng lại không có điều kiện đến tận phòng giao dịch hay chi nhánh của ngân hàng, họ muốn rằng, có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản mà vừa không cần di chuyển, vừa đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn, chính xác. Công nghệ chính là chìa khóa để giải quyết những vấn đề nêu trên. Công nghệ hiện đại tạo ra những tiện ích cho khách hàng trong những nhu cầu về dịch vụ tài chính. Hiện nay, dù là chuyển khoản, thanh toán, thậm chí gửi tiết kiệm và một số hoạt động tín dụng, cũng có thể thực hiện trực tuyến. Nếu ngân hàng sở hữu những công nghệ hiện đại thì ngân hàng đã nắm trong tay công cụ cạnh tranh mạnh mẽ, giúp cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng trở nên vƣợt trội.

− Danh tiếng, uy tín của ngân hàng nếu đƣợc đánh giá cao sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong quá trình hoạt động. Ngƣợc lại nếu khả năng cạnh tranh của ngân hàng đƣợc đẩy mạnh, danh tiếng và uy tín của ngân hàng cũng đƣợc nâng cao.

Chiến lƣợc cạnh tranh

Có thể coi chiến lƣợc cạnh tranh của một ngân hàng bao gồm mục tiêu mà ngân hàng muốn đạt tới trong cạnh tranh (điểm đến); phƣơng pháp, cách thức mà ngân hàng áp dụng (con đƣờng) và những nguồn lực mà ngân hàng sử dụng để đạt đƣợc mục tiêu đó (phƣơng tiện).

Trong cạnh tranh, mục tiêu mà ngân hàng đặt ra là nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tức là có đƣợc lợi thế cạnh tranh và có khả năng liên tục duy trì lợi thế đó. Hơn nữa, lợi thế đó phải là lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong tác phẩm của Michael Porter là “Chiến lƣợc cạnh tranh” (1980) và “Lợi thế cạnh tranh” (1985),

“lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là công ty phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp

được”. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, bởi các sản phẩm, dịch vụ tài

chính dƣờng nhƣ khó có thể trở thành yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt lâu dài cho các NHTM. Chính vì vậy, ngân hàng phải tìm và lựa chọn cho mình những cách thức phù hợp để trở nên vƣợt trội hơn trƣớc các đối thủ cạnh tranh để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)