Năng lực cạnh tranh của Sacombank trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 64)

3.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank thông qua mô hình SWOT SWOT

3.3.1.1. Năng lực tài chính

Quy mô vốn và khả năng huy động vốn

Trong phần nghiên cứu trƣớc về Tình hình hoạt động của Sacombank, hình 3.3; 3.5 và bảng 3.2; 3.4 đã thể hiện quy mô vốn của Sacombank không ngừng đƣợc mở rộng và khả năng huy động vốn cũng tăng lên qua từng quý trong giai đoạn 2013 – 2015. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô và tăng khả năng huy động vốn này

cần phải so sánh với các ngân hàng khác trong ngành để thấy đƣợc năng lực về vốn của Sacombank.

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét và so sánh giữa Sacombank và 05 ngân hàng khác, là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, MB Bank và ACB. Đây là những ngân hàng lớn, đại diện cho nhóm các NHTMCP nhà nƣớc và ngoài nhà nƣớc.

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Hình 3.7. Vốn chủ sở hữu của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của một số NHTM giai đoạn 2013 − 2015)

Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của các NHTM đều có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2013 – 2015. Xét về quy mô, mặc dù vốn chủ sở hữu Sacombank khi so sánh với các NHTM nhà nƣớc thì chỉ bằng khoảng 40% quy mô vốn của Vietinbank, 55% quy mô vốn của Vietcombank và 54% quy mô vốn của BIDV, nhƣng nếu nhƣ so sánh với các NHTMCP khác (nhƣ ACB, MB Bank) thì quy mô vốn của Sacombank là khá cao.

Thêm nữa, nhìn vào hình 3.8 về nguồn vốn huy động của một số NHTM trong giai đoạn 2013 – 2015, ta cũng nhận thấy điều tƣơng tự. Các NHTMCP nhà nƣớc luôn đi đầu trong hoạt động huy động vốn, với lƣợng vốn huy động duy trì ở mức

cao. Nguồn vốn huy động của Sacombank cũng tƣơng đƣơng với các ngân hàng trong nhóm các NHTMCP ngoài nhà nƣớc (nhƣ ACB hay MB Bank).

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Hình 3.8. Nguồn vốn huy động của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của một số NHTM giai đoạn 2013 − 2015)

Chất lƣợng tín dụng

Đề tài sử dụng chỉ tiêu Nợ quá hạn/Tổng nợ (hay Nợ xấu/Tổng nợ) để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Chỉ tiêu này đƣa ra đƣợc tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ của đơn vị, vì thế, kết quả càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng của đơn vị càng cao.

Hình 3.9 cho thấy rõ rệt chất lƣợng tín dụng của Sacombank so với một vài NHTM trong ngành. Dao động từ 0.8% đến 1.3% trong giai đoạn 2013 – 2015 là một biên độ dao động khá hẹp, cho thấy Sacombank đã duy trì tốt chất lƣợng của các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Xét về xu hƣớng, tuy trong giai đoạn này, chất lƣợng tín dụng từ 2013 – 2014 có xu hƣớng giảm, 2014 – 2015 lại có xu hƣớng tăng, nhƣng điều này không quá nghiêm trọng, bởi sự gia tăng này xảy ra là do thƣơng vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank làm cho số lƣợng các khoản nợ tăng lên, trong đó có nợ xấu.

Hình 3.9. Chất lƣợng tín dụng của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của một số NHTM giai đoạn 2013 − 2015)

Hệ số an toàn vốn

(Nguồn: Báo cáo thường niên của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015 và một số báo cáo phân tích mã cổ phiếu của VPBS, MBS)

Theo Basel I, hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng cần đạt đƣợc mức tối thiểu là 8%. Tuy nhiên theo Basel II thì tiêu chuẩn về hệ số này đã tăng lên mức 9%. Nhìn vào hình 3.10 có thể thấy rằng, một số NHTM Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán đã vƣợt ngƣỡng tối thiểu theo quy định của Basel II. Riêng với Sacombank, hệ số CAR của năm 2014 chỉ là hơn 9% nhƣng năm 2013 và 2015 thì con số này đã lên tới hơn 10%, chứng tỏ Sacombank đã có sự chuẩn bị kỹ càng để áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn, từng bƣớc phát triển bền vững và đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.

Khả năng thanh khoản

Để chứng minh khả năng thanh khoản của một ngân hàng, tức là khả năng ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiền mặt của khách hàng, đề tài sử dụng hai chỉ tiêu là tỷ lệ LAR (Dƣ nợ tín dụng/Tổng tài sản) và tỷ lệ LDR (Dƣ nợ tín dụng/Tổng tiền gửi).

Hình 3.11. Tỷ lệ LAR của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

Tỷ lệ LAR (Dƣ nợ tín dụng/Tổng tài sản) cho biết trong tổng tài sản của ngân hàng, hoạt động nào chiếm tỷ trọng lớn. Các con số trong hình 3.11 đã chứng minh rõ rệt hoạt động chủ yếu của các ngân hàng là hoạt động tín dụng. Sacombank cũng không nằm ngoài xu thế này, năm 2015, hoạt động tín dụng chiếm 63.55% trong tổng tài sản của ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập, chủ trƣơng của NHNN đối với các NHTM là phải thắt chặt chính sách tín dụng, phát triển tín dụng đi đôi với đảm bảo chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ hệ số an toàn vốn. Chính vì vậy mà tỷ lệ LAR của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 có xu hƣớng giảm.

Hình 3.12. Tỷ lệ LDR của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của một số NHTM giai đoạn 2013 − 2015)

Tỷ lệ LDR (Dƣ nợ tín dụng/Tổng tiền gửi) cho biết nguồn vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng nhƣ thế nào. Nếu tỷ lệ này vƣợt quá 100%, tức là ngoài lƣợng tiền gửi huy động đƣợc, ngân hàng đã sử dụng những nguồn vốn khác để tài trợ cho hoạt động tín dụng. Với Sacombank, tỷ lệ LDR không những < 80% theo quy định định mà còn có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2013 – 2015 (từ 83.99% xuống còn 71.23%).

Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp nói chung và một NHTM nói riêng đƣợc thể hiện rõ nét qua hai chỉ số là ROE (Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản)

Hình 3.13. ROE của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của một số NHTM giai đoạn 2013 − 2015)

Hình 3.6 về Lợi nhuận sau thuế của Sacombank qua các quý của giai đoạn 2013 – 2015 đã trình bày và giải thích nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận sau thuế của đơn vị. Do vậy, ROE của Sacombank năm 2015 cũng ở mức -2.3%, là đơn vị duy nhất trong các NHTM ở hình 3.13 có ROE âm. Điều này thúc đẩy Sacombank phải điều chỉnh lại chính sách kinh doanh để ROE dƣơng trở lại và gia tăng trong thời gian sắp tới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay.

Tƣơng tự nhƣ vậy, ROA của Sacombank năm 2015 cũng là một con số âm, đẩy hiệu quả sử dụng tài sản của Sacombank xuống thấp hơn một số NHTM trong ngành. Tuy nằm trong nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa, nhƣng MB Bank lại có khả năng sinh lời ROA cao, hiệu quả sử dụng của một đồng tài sản của MB Bank luôn là > 1% trong giai đoạn 2013 – 2015. Ba NHTMCP nhà nƣớc là VietinBank, Vietcombank và BIDV luôn giữ vững ROA ở mức > 0.7%. Nếu muốn

giữ vững vị thế khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều Sacombank cần làm là gia tăng lợi nhuận sau thuế để cải thiện khả năng sinh lời.

Hình 3.14. ROA của một số NHTM giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính của một số NHTM giai đoạn 2013 − 2015) 3.3.1.2. Nguồn nhân lực

Con ngƣời luôn là yếu tố nòng cốt trong động lực phát triển. Nếu một doanh nghiệp muốn phát triển, không chỉ cần có tiềm lực tài chính, các nguồn lực cần thiết, mà nguồn nhân lực phải đƣợc quan tâm đúng mức. Với Sacombank, đơn vị luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đã không ngừng đầu tƣ cho yếu tố con ngƣời.

Số lƣợng cán bộ nhân viên của Sacombank không ngừng tăng qua các năm. Năm 2013, tổng số lƣợng cán bộ nhân viên của Sacombank là 10710 ngƣời (trong đó, nhân viên nam là 5451 ngƣời, chiếm 50.9%; nhân viên nữ là 5259 ngƣời, chiếm 49.1%). Đến năm 2014, tổng số lƣợng cán bộ nhân viên của Sacombank tăng lên đến 11753 ngƣời (trong đó, nhân viên nam là 6034 ngƣời, chiếm 51.3%; nhân viên nữ là 5719 ngƣời, chiếm 48.7%).

Để đảm bảo cho cán bộ nhân viên có đủ điều kiện để tận tụy trong công việc, Sacombank xây dựng hệ thống các chính sách hỗ trợ nhân viên, từ chế độ lƣơng thƣởng, chính sách an toàn sức khỏe, hệ thống đánh giá năng lực và đề ra lộ trình thăng tiến nghề nghiệp.

Mỗi năm, Sacombank sử dụng một phần nhất định kinh phí cho cán bộ nhân viên, bao gồm chi phí lƣơng, phụ cấp; chi trang phục giao dịch, phƣơng tiện bảo hộ lao động; chi trợ cấp và chi công tác xã hội

Bảng 3.6. Chi phí cho nhân viên của Sacombank giai đoạn 2013 − 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Lƣơng và phụ cấp 5,128,219 5,688,487 6,317,529 Các khoản chi đóng góp theo lƣơng,

trang phục giao dịch, phƣơng tiện bảo hộ lao động

412,047 445,905 535,038

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 − 2015)

Sacombank không ngừng tăng các khoản chi nhằm nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, bên cạnh đó, đơn vị còn tổ chức kiểm tra định kỳ sức khỏe cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, đặc biệt, Sacombank còn thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe cho những lãnh đạo cán bộ chủ chốt bằng cách mua bảo hiểm sức khỏe từ các tổ chức bảo hiểm nhân thọ uy tín.

Ngoài ra, Sacombank luôn duy trì tính dân chủ và công bằng trong nội bộ đơn vị. Chính sách lƣơng, thƣởng đƣợc xây dựng dựa trên những cơ sở nhất định (vị trí, chức danh, kết quả công việc, năng lực và trình độ, mặt bằng thu nhập ngành ngân hàng nói riêng, thị trƣờng lao động nói chung và khả năng tài chính của ngân hàng). Các cán bộ nhân viên của Sacombank luôn đƣợc đánh giá năng lực một cách khách quan nhất thông qua bộ tiêu chí đánh giá thi đua cá nhân theo hƣớng định lƣợng hóa và đƣợc định hƣớng lộ trình thăng tiến nghề nghiệp thông qua lƣu đồ thăng tiến đối với từng chức danh cụ thể. Hơn nữa, Sacombank luôn duy trì chính sách bình đẳng giới trong hoạt động. Các chính sách nhân sự luôn phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất để mỗi nhân viên (không phân biệt giới tính) đều có cơ hội phát huy hết khả

Điểm nổi bật trong các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực của Sacombank chính là chính sách đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự tƣơng lai. Từ năm 2010, Sacombank liên kết với các trƣờng Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc, thực hiện chƣơng trình “Thực tập viên tiềm năng Sacombank”. Chƣơng trình này không những góp phần giải quyết đầu ra cho các đơn vị đào tạo, mà còn làm tăng hiệu quả chi phí đầu tƣ vào tuyển dụng nhân sự và tăng tính chủ động của đơn vị trong việc tìm kiếm nguồn nhân sự tƣơng lai. Đồng thời, Sacombank xây dựng các chƣơng trình đào tào phù hợp với từng vị trí và đƣợc triển khai dƣới nhiều hình thức đa dạng nhƣ các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, các khóa huấn luyện kĩ năng mềm, kết hợp sử dụng hình thức lớp học trực tuyến trên hệ thống môi trƣờng ngân hàng ảo.

Tất cả những chính sách nêu trên đã giúp cho Sacombank có đƣợc một đội ngũ cán bộ nhân viên tăng trƣởng về số lƣợng, chuyên sâu về nghiệp vụ, chuyên môn và luôn đƣợc định kì đào tạo, đƣợc cập nhật kịp thời những thông tin mới để thích ứng với điều kiện của thị trƣờng.

3.3.1.3. Năng lực về sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến doanh thu của ngân hàng. Hƣớng tới mục tiêu “Đẩy mạnh bán lẻ, tăng cƣờng bán buôn”, cùng với định hƣớng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại thị trƣờng Việt Nam, Sacombank không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, cả trong mảng khách hàng cá nhân và mảng khách hàng doanh nghiệp.

Đối với mảng khách hàng cá nhân, trong giai đoạn 2013 – 2015, nhiều sản phẩm, dịch vụ đã đƣợc Sacombank cung cấp không những làm tăng lƣợng vốn huy động, đồng thời tăng dƣ nợ tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho đơn vị, mà còn giúp Sacombank ghi dấu ấn của mình đối với khách hàng. Cụ thể, Sacombank triển khai sản phẩm Tiết kiệm Rồng Vàng, Tiết kiệm Đại Cát, đặc biệt sản phẩm Tiết kiệm Phù Đổng với nhiều lợi ích về giáo dục, ngoài việc gửi tiết kiệm nhận lãi, khách hàng (những bậc phụ huynh) có thể đƣợc nhận thêm những lợi ích vƣợt trội trong việc giáo dục trẻ em và tạo sân chơi lành mạnh cho con em mình. Khách hàng tham

gia sản phẩm Tiết kiệm Phù Đổng này, thƣờng xuyên đƣợc hƣởng những ƣu đãi đặc biệt từ Sacombank. Ví dụ nhƣ các chƣơng trình khuyến mại “Vui học cờ vua”, “Vui trăng sáng, rƣớc đèn xinh”, “Khám phá thành phố hƣớng nghiệp”. Thêm nữa, Sacombank triển khai sản phẩm Tiết kiệm Tiền gửi Tƣơng lai giúp khách hàng có thể tích góp những khoản tiền nhàn rỗi trong hiện tại để vun đắp cho tƣơng lai của các con mình; sản phẩm Tiết kiệm Trung niên phúc lộc, dành cho đối tƣợng khách hàng là những cán bộ hƣu trí. Với nhóm sản phẩm tín dụng, Sacombank triển khai các gói vay hƣớng đến những nhu cầu khác nhau của khách hàng, ví dụ nhƣ gói vay Tất niên đắc phúc (khách hàng có nhu cầu vay mua−xây−sửa chữa nhà, mua xe, vay tiêu dùng, vay du học), Tất niên đắc lộc (khách hàng có nhu cầu vay để phát triển sản xuất kinh doanh), ngoài ra còn có gói vay Phúc An Gia, Phú Thịnh Vƣợng, …

Đối với mảng khách hàng doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ Sacombank cung cấp chủ yếu về các hoạt động tín dụng. Sacombank có các gói sản phẩm nhằm phục vụ sự phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi gia súc, thức ăn thủy sản; ngành sản xuất cáp điện (Hợp tác với Công ty Ewos Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tongwei Việt Nam, Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Nông nghiệp Quốc tế, Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú, …), hoặc với quy mô lớn hơn là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp vay mới tại Sacombank. Ngoài ra, Sacombank còn cung cấp các gói dịch vụ khác cho đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp nhƣ sản phẩm L/C trả chậm thanh toán ngay (UPAS – Usance L/C Payable At Sight), gói dịch vụ Đông Dƣơng (chuyển tiền siêu tốc, Bao thanh toán xuất khẩu sang Lào, Campuchia), dịch vụ nộp thuế điện tử, dịch vụ chuyển tiền đầu tƣ chứng khoán qua Internet Banking, …

Việc Sacombank cung cấp các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với nhu cầu cụ thể của từng đối tƣợng khách hàng cụ thể, giúp cho việc xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trƣờng mục tiêu đƣợc dễ dàng hơn, thêm vào đó, điều này giúp Sacombank tăng lƣợng vốn huy động, tăng dƣ nợ tín dụng, nhằm tăng doanh thu của đơn vị, hơn nữa, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

3.3.1.4. Năng lực về công nghệ

Sự phát triển rất nhanh chóng của ngành công nghiệp công nghệ một mặt tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, mặt khác lại đẩy các doanh nghiệp luôn phải đặt ra mục tiêu tự đổi mới, tự hiện đại hóa. Sự tiến bộ công nghệ này cũng ảnh hƣởng đến ngành ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi mà các ngân hàng trên thế giới đã áp dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, tăng cƣờng tích hợp công nghệ vào những sản phẩm, dịch vụ để tăng tiện ích cho khách hàng.

Sacombank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc sử dụng công nghệ cao trong kinh doanh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của Hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) đối với sự phát triển của một tổ chức tín dụng, ngay từ năm 2004, Sacombank đã kí kết hợp đồng với hãng Temenos (Thụy Sỹ) để mua phần mềm quản lý ngân hàng T24 với giá lên tới 3 triệu USD. Với hệ thống công nghệ hiện đại này, Sacombank đã mang nhiều sản phẩm tiện ích đến với khách hàng, tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch, đồng thời tạo điều kiện phát triển sản phẩm mới, cung cấp thêm những dịch vụ ngân hàng hoàn chỉnh và tích hợp thông qua mạng ATM và phonebanking.

Đến cuối năm 2013, Sacombank chính thức triển khai hệ thống ngân hàng điện tử mới (gọi tắt là Sacombank iBanking). Hợp tác với Infosys, một trong những tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tƣ vấn kỹ thuật, sản xuất phần mềm ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)