1.2. Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.4.1. Năng lực tài chính
Tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính là một tiêu chí đƣợc xác định dựa trên những nghiên cứu định lƣợng. Từ những số liệu trong kinh doanh của ngân hàng, sử dụng những chỉ số tài chính để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó.
Quy mô vốn và khả năng huy động vốn
Dòng vốn là huyết mạch của cả hệ thống ngân hàng nói chung và của các NHTM nói riêng. Việc một ngân hàng có quy mô vốn lớn, cấu trúc vốn hợp lý giữa vốn tự có và vốn huy động sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động tốt hơn. Muốn có đƣợc nguồn vốn dồi dào phục vụ cho hoạt động, ngân hàng cần có khả năng huy động vốn tốt. Vốn của ngân hàng đa phần đƣợc huy động từ những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ. Nếu ngân hàng huy động vốn tốt thì có thể thấy rằng ngân hàng đó đang tận dụng tối đa và có hiệu quả các công vụ huy động vốn của mình
Chất lƣợng tín dụng
Lợi nhuận của các NHTM hiện nay phần lớn đƣợc tạo ra bởi hoạt động cấp tín dụng, cụ thể là hoạt động cho vay. Nếu chất lƣợng tín dụng thấp thì khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng đó thấp, và điều này cũng có nghĩa là ngân hàng này hoạt động không hiệu quả. Chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ:
Nợ quá hạn trong tổng nợ càng thấp sẽ càng chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của đơn vị là tốt và tình hình tài chính của đơn vị ổn định.
Capital Adequacy Ratio (CAR) – Hệ số an toàn vốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đƣa ra tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu là 8%. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh.
Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiền mặt của khách hàng. Tiêu chí này thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản CÓ có thể thanh toán ngay và tài sản NỢ có thể thanh toán ngay. Một ngân hàng có khả năng thấp thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút. Là đơn vị phục vụ các nhu cầu về tài chính cho khách hàng mà không có/có ít khả năng thanh toán khi khách hàng cần. Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Do vậy, đây là chỉ tiêu mà bất cứ một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào luôn phải lƣu tâm.
Để phân tích đƣợc khả năng thanh khoản của đơn vị nghiên cứu, tác giả sử dụng trong luận văn 02 chỉ tiêu, đó là tỷ lệ LAR (Dƣ nợ tín dụng/Tổng tài sản) và tỷ lệ LDR (Dƣ nợ tín dụng/Tổng tiền gửi). Tỷ lệ LAR cho biết trong tổng tài sản của ngân hàng, hoạt động nào chiếm tỷ trọng lớn và tỷ lệ LDR cho biết nguồn vốn của ngân hàng đƣợc sử dụng cho hoạt động tín dụng là từ nguồn nào.
Khả năng sinh lời
Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, cần quan tâm đặc biệt đến hai chỉ tiêu là ROE và ROA.
Return on Equity (ROE – Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)
ROE cho biết mỗi đồng vốn của ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, ROE càng lớn thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao.
ROA cho biết mỗi đồng tài sản của ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, ROA càng lớn thì việc quản lý tài sản của ngân hàng càng tốt, khả năng chuyển từ tài sản thành thu nhập càng cao.