Nếu phƣơng pháp luận liên quan đến vấn đề lý luận, thì phƣơng pháp liên quan đến thực tế, thực nghiệm. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào.
Phƣơng pháp là công cụ, cách thức, con đƣờng, giải pháp, quy trình để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học.
Phƣơng pháp mang tính chủ quan của chủ thể thực hiện các công trình nghiên cứu. Do vậy, lựa chọn phƣơng pháp gì, sử dụng phƣơng pháp đó nhƣ thế nào, phụ thuộc lớn vào chủ thể thực hiện.
Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng hai nhóm phƣơng pháp nghiên cứu:
Nhóm phƣơng pháp xử lý vấn đề về lý thuyết
Nhóm phƣơng pháp xử lý vấn đề về số liệu thực tiễn
Trong nhóm các phƣơng pháp xử lý vấn đề về lý thuyết, để giải quyết
những vấn đề mang tính cơ sở, mang tính lý luận, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân loại, phƣơng pháp hệ thống hóa và phƣơng pháp phân tích. Những phƣơng pháp thuộc nhóm này, tác giả sử dụng cho nội dung của chƣơng 1 là chủ yếu, ngoài ra cũng sử dụng trong chƣơng 4.
− Phƣơng pháp phân loại đƣợc sử dụng giúp tác giả sắp xếp một cách khoa học những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo một hệ thống logic. Sau khi thu thập những luận án, luận văn, những bài báo, bài nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thƣơng mại nói riêng, tác giả phân chia và nhóm chúng lại theo chủ đề, ví dụ nhƣ nhóm tài liệu liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; nhóm tài liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; nhóm tài liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại. Đối với mỗi nhóm, tác giả tiến
hành phân loại và sắp xếp theo thứ tự từ những nghiên cứu cấp cao, cho đến những nghiên cứu cấp thấp hơn.
− Phƣơng pháp hệ thống hóa tài liệu đƣợc thực hiện sau khi tài liệu đã đƣợc phân loại riêng biệt. Tác giả liên kết các nhóm tài liệu đã đƣợc sắp xếp nhờ phƣơng pháp phân loại đã nêu ở trên bằng những mối quan hệ mật thiết. Tác giả tiến hành sử dụng tài liệu của nhóm tài liệu liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, bởi đây là cội nguồn, là gốc rễ của vấn đề nghiên cứu; tiếp đến là nhóm tài liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi xét cho cùng thì ngân hàng thƣơng mại cũng là một loại hình doanh nghiệp, sẽ mang những đặc điểm chung của một doanh nghiệp kinh doanh; cuối cùng là nhóm tài liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại.
− Phƣơng pháp phân tích là phƣơng pháp đƣợc sử dụng sau khi những thông tin, những tài liệu thu thập đƣợc đã trải qua phƣơng pháp phân loại và phƣơng pháp hệ thống hóa. Dựa trên những tài liệu, thông tin đã đƣợc phân loại và hệ thống một cách logic, hợp lý, tác giả tiến hành phân tích đối với từng nhóm tài liệu, lần lƣợt nêu ra những khái niệm, đặc điểm và tính chất của “cạnh tranh”, “năng lực cạnh tranh”, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” và “năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại”. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp này cho việc đƣa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị nghiên cứu. Dựa trên những phân tích về tình hình, bối cảnh kinh tế thế giới cũng nhƣ kinh tế Việt Nam và những đánh giá về năng lực cạnh tranh của Sacombank, tác giả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, sau đó đề xuất những giải pháp mà tác giả cho rằng có thể giúp cho Sacombank nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Trong nhóm các phƣơng pháp xử lý vấn đề về số liệu thực tiễn, tác giả sử
dụng phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp xử lý số liệu và phƣơng pháp phân tích số liệu.
− Phƣơng pháp thu thập số liệu là cách thức mà tác giả sử dụng để có đƣợc nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Dựa vào loại số liệu mà tác giả sẽ sử dụng
các phƣơng pháp khác nhau để thu thập đƣợc. Nếu là số liệu sơ cấp, chƣa qua xử lý, phƣơng pháp sẽ sử dụng là thu thập số liệu tại đơn vị nghiên cứu. Nếu là số liệu thứ cấp, tác giả sẽ sử dụng các nguồn số liệu đáng tin cậy, đƣợc cung cấp bởi đơn vị nghiên cứu, bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đang nghiên cứu. Đối với luận văn này, tác giả sử dụng toàn bộ số liệu là số liệu thứ cấp. Những số liệu liên quan đến hoạt động, đến kết quả kinh doanh của Sacombank từ năm 2013 đến năm 2015 đều đƣợc tác giả thu thập từ báo cáo tài chính của đơn vị, công bố rộng rãi trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, trong phần so sánh năng lực cạnh tranh của Sacombank với một vài ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài, tác giả cũng tiến hành thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính mà các đơn vị này công bố trên thị trƣờng chứng khoán và trên cổng thông tin chính thức của đơn vị.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu đƣợc sử dụng sau khi đã có đƣợc nguồn số liệu cần thiết cho nghiên cứu. Các phƣơng pháp sử dụng trong giai đoạn này sẽ là phân loại số liệu theo các hƣớng nghiên cứu mà tác giả đang theo đuổi, sau đó sẽ sơ đồ hóa các số liệu này. Tất cả những thông tin, số liệu tác giả thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân loại dựa trên mối liên hệ của số liệu với một trong số các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể, thông tin, số liệu về năng lực tài chính; thông tin, số liệu về nguồn nhân lực; thông tin, số liệu về năng lực sản phẩm, dịch vụ; thông tin, số liệu về năng lực công nghệ; thông tin, số liệu về năng lực cấu trúc, tổ chức và điều hành. Tất cả những số liệu này, tác giả đều biểu thị thông qua bảng và biểu đồ cột.
− Phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng sau khi số liệu đã đƣợc xử lý một cách phù hợp. Dựa vào những bảng số liệu và những biểu đồ cột, tác giả nhận biết diễn biến thay đổi của yếu tố đang xem xét, cộng thêm những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ luận giải nguyên nhân của sự thay đổi đó. Phƣơng pháp này tác giả chủ yếu sử dụng trong phần phân tích năng lực tài chính và nguồn nhân lực của Sacombank. Bảng số liệu và biểu đồ cột minh họa sự thay đổi của các chỉ tiêu năng lực tài chính của Sacombank, có những chỉ tiêu tăng lên, có những chỉ tiêu giảm
xuống, do vậy, dựa vào nguồn thông tin thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, các bài báo đăng trên những tạp chí uy tín, tác giả sẽ lý giải sự tăng hay giảm của chỉ tiêu đó xảy ra do những nguyên nhân nào. Điều này làm cho việc đƣa ra giải pháp khắc phục sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngoài ra, tác giả sử dụng xen kẽ phƣơng pháp phân tích quy nạp và phƣơng pháp phân tích diễn dịch để làm phong phú hơn những phân tích của luận văn.
Tác giả luận văn có xu hƣớng sử dụng kết hợp các phƣơng pháp thuộc nhóm phƣơng pháp xử lý vấn đề về lý thuyết và nhóm phƣơng pháp xử lý vấn đề về số liệu. Sự kết hợp này sẽ đem lại hiệu quả cao cho nghiên cứu và giúp tác giả đạt đƣợc những mục tiêu đề ra khi nghiên cứu đề tài này.
CHƢƠNG 3 – THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK)