3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank
Ngày 05/12/1991, Sacombank đƣợc thành lập theo giấy phép số 0006/NH−GP của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Đến ngày 21/12/1991, Sacombank chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ khởi đầu là 3 tỷ đồng. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên đƣợc thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh, Sacombank đƣợc ra đời dựa trên sự hợp nhất của Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng (Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia). Đặt trụ sở tại số 266−268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phƣờng 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Sacombank kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2015, vốn điều lệ của Sacombank đã lên tới con số gần 19 nghìn tỷ đồng1
. Xuyên suốt 25 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã trải qua một số sự kiện tiêu biểu nhƣ sau2:
Năm 1996, Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.
Năm 2001, Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Vƣơng quốc Anh) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005.
Năm 2002, Sacombank thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên, đó là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank, nay là Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank – SBA), bƣớc đầu thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.
Năm 2003, Sacombank là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management -
VFM). Công ty này ra đời dựa trên sự liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
Năm 2004, Sacombank ký kết thành công hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sỹ) nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Năm 2006, Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Đồng thời, trong năm này, Sacombank cũng đã tiến hành thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank − SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank − SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank − SBS.
Tháng 03/2008, Sacombank đã xây dựng và đƣa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng.
Tháng 11/2008, Sacombank đón chào sự kiện thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank − SBJ.
Tháng 12/2008, Sacombank trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trƣơng chi nhánh tại Lào.
Tới tháng 06/2009, Sacombank khai trƣơng chi nhánh tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, hoàn thành việc mở rộng mạng lƣới tại khu vực Đông Dƣơng, góp phần tích cực trong quá trình giao thƣơng kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tháng 09/2009, Sacombank chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nƣớc.
Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Campuchia đánh dấu bƣớc chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lƣợc phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dƣơng.
Tháng 04/2012, Sacombank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cƣờng sức cạnh tranh cho Sacombank.
Tháng 03/2014, Sacombank hợp tác với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard triển khai dịch vụ Chấp nhận thẻ qua điện thoại thông minh smartphone (Sacombank mPOS). Nhằm cung cấp thêm cho khách hàng phƣơng tiện thanh toán hiện đại, tiện ích và an toàn, tháng 10/2014, Sacombank chính thức ra mắt thẻ thanh toán nội địa Sacombank Lào, thẻ thanh toán quốc tế Visa Sacombank Lào và thẻ tín dụng quốc tế Visa Sacombank Lào.
Ngày 25/03/2014, tại Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên 2014, Sacombank đã thông qua kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tăng vốn điều lệ và sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014; thông qua việc từ nhiệm thành viên HĐQT và chủ trƣơng cho Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam sáp nhập vào Sacombank cũng nhƣ các nội dung liên quan đến công tác điều hành và quản trị.
Ngày 11/07/2015, Sacombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng 2015 để thông qua Đề án sáp nhập Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (Southern Bank) vào Sacombank.
Ngày 03/08/2015, Sacombank chính thức chuyển đổi Chi nhánh tại Lào thành ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (Sacombank Lào), đánh dấu bƣớc phát triển mới của Sacombank tại Lào cũng nhƣ tại khu vực Đông Dƣơng.
Ngày 01/10/2015, Southern Bank chính thức sáp nhập vào Sacombank, đây là một mốc lịch sử trong hành trình phát triển của Sacombank. Sau sáp nhập, Sacombank thuộc Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn điều lệ và mạng lƣới hoạt động.
Những sự kiện nổi bật nêu trên đều cho thấy rằng Sacombank đang ngày càng lớn mạnh, cả về mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch, cả về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng. Những thành quả mà Sacombank đạt đƣợc cho đến thời điểm hiện tại, đều nhằm mục tiêu khẳng định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi3 của mình.
Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực
Sứ mệnh
Tối ƣu giải pháp tài chính trọn gói, hiê ̣n đa ̣i và đa tiện ích cho khách hàng; Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tƣ và cổ đông;
Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vƣợng cho CBNV;
Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
Giá trị cốt lõi
Tiên phong mở đƣờng và ma ̣nh da ̣n đƣơng đầu vƣợt qua những thách thức để
tiếp nối những thành công;
Đổi mới và năng động để phát triển vƣ̃ng bền;
Cam kết chất lƣợng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục v ụ khách hàng và quan hệ đối tác;
Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội;
Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và qu ản trị điều hành.
Trong 25 hình thành và phát triển, Sacombank đã liên tục đạt đƣợc nhiều bằng khen và giải thƣởng. Điển hình từ năm 2013, Sacombank đã đƣợc vinh danh trên các danh sách ngân hàng tiêu biểu do các tạp chí và các tổ chức trên thế giới bình chọn. Có thể kể đến các giải thƣởng nổi bật4 sau: Giải thƣởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” do International Finance Magazine bình chọn, Sacombank đã đƣợc nhận liên tục từ năm 2012 đến năm 2014; Global Finance đã bình chọn và trao nhiều giải thƣởng cho Sacombank. Liên tục các năm 2007, 2009, 2010, 2012, 2015, 2016, Sacombank nhận Giải thƣởng “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”. Để đạt đƣợc những kết quả đáng khen ngợi nhƣ vậy, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Sacombank đã nỗ lực và phấn đấu không mệt mỏi. Bên cạnh đó, nhờ có cơ cấu tổ chức5 hợp lý nên bộ máy điều hành của Sacombank đƣợc vận hành
trơn tru và linh hoạt.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ & ĐÀO TẠO
CÁ NHÂN THẺ DOANH NGHIỆP TIỀN TỆ TÍN DỤNG Phòng Đầu tư
Ban Năng suất chất lượng
Phòng Định chế tài chính
Phòng Truyền thông & Marketing
Phòng Ngân quỹ
Văn phòng Giám đốc lưu động
Phòng Nhân sự
Trung tâm Đào tạo
Phòng Khách hàng cá nhân
Phòng Ngân hàng điện tử
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Phòng Dịch vụ ngân hàng cao cấp
Trung tâm thẻ
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn và FDI
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phòng Kinh doanh vốn
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc
Phòng Quản lý tín dụng Phòng Kỹ thuật hạ tầng Phòng Vận hành Core Banking Phòng Phát triển ứng dụng Phòng Kỹ thuật thẻ Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng Quản lý vốn
Trung tâm thanh toán quốc tế
Trung tâm thanh toán nội địa
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Pháp lý và tuân thủ
Phòng Xử lý nợ
Phòng Hành chính quản trị
Tổ kiểm tra nội bộ
Tổ Thẩm định
Tổ Phát triển kinh doanh
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TÀI CHÍNH VẬN HÀNH QUẢN LÝ RỦI RO HỖ TRỢ KHU VỰC CHI NHÁNH
Phòng giao dịch & Quỹ tiết kiệm
Kiểm toán nội bộ Văn phòng HĐQT
3.2.2. Tình hình hoạt động của Sacombank
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đứng trƣớc những thách thức từ nhiều phía, ngành ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng luôn luôn cố gắng ổn định tình hình hoạt động. Sau giai đoạn ngành ngân hàng bắt đầu tiến hành tái cấu trúc, nền kinh tế Việt Nam đứng trƣớc những thách thức trong thời hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế, Sacombank đã thể hiện tiềm lực và sức mạnh thông qua tình hình hoạt động của mình, cụ thể nhƣ sau:
Tổng tài sản
Hình 3.2. Tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý từ năm 2013 − 2015)
Bảng 3.1. Sự thay đổi Tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Q1.13 Q2.13 Q3.13 Q4.13 Q1.14 Q2.14 Tổng tài sản 158,548 160,504 157,811 161,378 168,982 178,939 Thay đổi 1.2% (1.6%) 2.3% 4.7% 5.9% Q3.14 Q4.14 Q1.15 Q2.15 Q3.15 Q4.15 Tổng tài sản 186,634 189,803 198,742 210,777 213,077 292,542 Thay đổi 4.3% 1.7% 4.7% 6.1% 1.1% 37.3%
Tổng tài sản của Sacombank đều tăng qua các quý, qua các năm (từ quý 1 năm 2013 đến quý 4 năm 2015), riêng quý 3 năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ, không ảnh hƣởng nhiều, đặc biệt quý 4 năm 2015 có sự gia tăng vƣợt trội so với 11 quý trƣớc đó. Điều này xảy ra do sự kiện từ ngày 01/10/2015, ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (Southern Bank) chính thức sáp nhập vào Sacombank, tỷ lệ hoán đổi cổ phần sáp nhập là 01 cổ phần của Southern Bank hoán đổi thành 0.75 cổ phần của Sacombank6. Chính vì vậy, tổng tài sản của Sacombank tăng với mức gần 40% so với mức tăng quý trƣớc đó.
Vốn chủ sở hữu
Hình 3.3. Vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý từ năm 2013 − 2015)
Bảng 3.2. Sự thay đổi Vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Q1.13 Q2.13 Q3.13 Q4.13 Q1.14 Q2.14 Vốn chủ sở hữu 14,343 14,246 16,431 17,064 16,551 17,106 Thay đổi (0.7%) 15.3% 3.9% (3%) 3.4% Q3.14 Q4.14 Q1.15 Q2.15 Q3.15 Q4.15 Vốn chủ sở hữu 17,705 18,069 18,709 18,959 19,503 22,578 Thay đổi 3.5% 2.1% 3.5% 1.3% 2.9% 15.8%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý từ năm 2013 − 2015)
Giai đoạn 2013 – 2015 cũng chứng kiến sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu của Sacombank. Hình 3.3 và Bảng 3.2 đã chỉ rõ 02 lần vốn chủ sở hữu của Sacombank tăng đột biến, quý 3 năm 2013 tỷ lệ gia tăng là 15.3% và quý 4 năm 2015 tỷ lệ gia tăng là 15.8%. Sự kiện Southern Bank sáp nhập vào Sacombank không những làm cho tổng tài sản của Sacombank tăng lên mà vốn chủ sở hữu do đó cũng tăng theo. Tỷ lệ tăng 15.3% vốn chủ sở hữu của Sacombank vào quý 3 năm 2013 xuất phát từ việc Sacombank tăng vốn chủ sở hữu theo phƣơng án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ7
đã đƣợc Đại hô ̣i cổ đông Sacombank thông qua ta ̣i Nghi ̣ quyết số
01/2012/NQ-ĐHĐCĐ ngày 26/05/2012 và đƣợc NHNN chấp thuận thông qua công văn số 2518/NHNN-TTGSNH.
3.2.3. Kết quả hoạt động của Sacombank Hoạt động tín dụng
Trải qua giai đoạn 1 của quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng và giai đoạn hội nhập đầy thách thức, cùng với đó là việc sáp nhập Southern Bank, Sacombank phải hết sức chú trọng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để có thể hoạt động một cách an toàn, đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, Sacombank vẫn giữ vững đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng ổn định và an toàn.
Hình 3.4. Dƣ nợ tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 3.3. Sự thay đổi Dƣ nợ tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Q1.13 Q2.13 Q3.13 Q4.13 Q1.14 Q2.14 Dƣ nợ tín dụng 98,476 109,288 109,156 110,566 114,549 121,193 Thay đổi 11% (0.1%) 1.3% 3.6% 5.8% Q3.14 Q4.14 Q1.15 Q2.15 Q3.15 Q4.15 Dƣ nợ tín dụng 124,475 128,015 133,987 140,707 145,774 185,917 Thay đổi 2.7% 2.8% 4.7% 5% 3.6% 27.5%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý từ năm 2013 − 2015)
Hoạt động huy động vốn
Sacombank không ngừng đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Nhờ đó, lƣợng vốn huy động, đặc biệt là lƣợng vốn VND, tăng đều qua các quý trong giai đoạn 2013 – 2015. Khối lƣợng tiền gửi huy động từ khách hàng tạo nền tảng quan trọng giúp Sacombank phát triển các hoạt động kinh doanh khác, đảm bảo tính thanh khoản cho toàn bộ hệ thống.
Hình 3.5. Nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 3.4. Sự thay đổi Nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Q1.13 Q2.13 Q3.13 Q4.13 Q1.14 Q2.14 Nguồn vốn huy động 117,942 124,611 128,138 131,645 141,187 148,276 Thay đổi 5.7% 2.8% 2.7% 7.3% 5% Q3.14 Q4.14 Q1.15 Q2.15 Q3.15 Q4.15 Nguồn vốn huy động 156,041 163,057 171,100 179,952 183,924 260,998 Thay đổi 5.2% 4.5% 4.9% 5.2% 2.2% 41.9%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý từ năm 2013 − 2015)
Lợi nhuận sau thuế
Sau khi trích lập các khoản dự phòng và hoàn thành nghĩa vụ thuế, lợi nhuận sau thuế của Sacombank vẫn không ngừng tăng trƣởng, số liệu qua các quý cho thấy, lợi nhuận sau thuế của Sacombank trong quý 1 năm 2013; quý 1, quý 2 năm 2014 và quý 1 năm 2015 đều ở mức cao.
Hình 3.6. Lợi nhuận sau thuế của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý từ năm 2013 − 2015)
Tuy nhiên, sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế vào quý 4 năm 2015 là một sự thay đổi đáng lƣu ý. Chỉ xét riêng trong năm 2015, các khoản dự phòng, đặc biệt là dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tƣ và
dự phòng rủi ro tín dụng của quý 4 đã tăng đột biến so với 3 quý còn lại do sự kiện sáp nhập Southern Bank vào Sacombank.
Bảng 3.5. Sự thay đổi của các yếu tố dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế của Sacombank từ quý 1 đến quý 4 năm 2015
Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Q1.15 Q2.15 Q3.15 Q4.15 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tƣ 269,349,100 (786,886,200) (8,893,704,900) (62,510,614,228)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc dự phòng 1,143,537,443,784 1,079,551,926,884 921,275,258,224 457,443,120,254 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 331,630,395,594 366,146,848,570 305,897,947,658 1,128,632,400,917 Lợi nhuận trƣớc thuế 811,907,048,191 713,405,078,314 615,377,310,566 (671,189,280,664) Lợi nhuận sau thuế 636,542,960,203 543,247,463,030 487,909,752,311 (521,442,206,074)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank các quý năm 2015)
Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế của Sacombank trong quý 4 năm 2015 ngoài sự gia tăng chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tƣ thì chủ yếu là do tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể tăng số dƣ đầu kỳ của khoản mục này từ đơn vị sáp nhập là 318,443,438,779đ.
3.3. Năng lực cạnh tranh của Sacombank trong bối cảnh hội nhập
3.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank thông qua mô hình SWOT