Tiến trình hội nhập của Việt Nam và thách thức với ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 34)

1.3.1. Tiến trình hội nhập TCNH của Việt Nam theo WTO

Việt Nam đã ký kết thành công Nghị định thƣ gia nhập WTO tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 07/11/2006. Văn bản này chính thức có hiệu lực từ ngày 11/01/2007 và đây cũng là ngày Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO, tổ chức lớn và có uy tín nhất hành tinh về kinh tế.

Lộ trình hội nhập của Việt Nam theo WTO

Sau khi gia nhập, Bộ Thƣơng mại của Việt Nam (nay là Bộ Công thƣơng) đã chính thức công bố toàn văn cam kết của Việt Nam với WTO. Bộ văn kiện này đã đƣợc Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO thông qua vào ngày 26/10/2006. Toàn bộ nội dung các cam kết của Việt Nam với WTO bao gồm: Báo cáo của Ban Công tác; Biểu cam kết về hàng hóa; Biểu cam kết về dịch vụ.

Lộ trình hội nhập WTO của ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc thể hiện thông qua: Các cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ (trích từ Biểu cam kết dịch vụ) và Các cam kết đa phƣơng (trích từ Báo cáo gia nhập của Ban Công tác).

a/ Cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng

Về các loại hình dịch vụ, Việt Nam cam kết các loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp theo nhƣ Phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng của Hiệp định GATS (Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ, một trong các hiệp định của WTO), trong đó có những loại hình dịch vụ mới nhƣ kinh doanh các sản phẩm phái sinh, quản lý tài sản tài chính…

Các cam kết về tiếp cận thị trường

− Các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép thiết lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam dƣới các hình thức sau:

 Đối với các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, ngân hàng thƣơng mại liên doanh trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nƣớc ngoài không vƣợt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nƣớc ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài, và, kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập.

 Đối với các công ty tài chính nƣớc ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nƣớc ngoài.

 Đối với các công ty cho thuê tài chính nƣớc ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nƣớc ngoài.

− Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn đƣợc cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

Ngày 01 tháng 01 năm 2007: 650% vốn pháp định đƣợc cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2008: 800% vốn pháp định đƣợc cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2009: 900% vốn pháp định đƣợc cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2010: 1000% vốn pháp định đƣợc cấp Ngày 01 tháng 01 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ.

− Tham gia cổ phần

 Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh của Việt Nam đƣợc cổ phần hóa nhƣ mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.

 Đối với việc góp vốn dƣới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần đƣợc phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nƣớc ngoài tại mỗi ngân hàng thƣơng mại cổ phần của Việt Nam không đƣợc vƣợt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc đƣợc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

− Một chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài không đƣợc phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình.

− Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.

Các cam kết về đối xử quốc gia

− Các điều kiện để thành lập một chi nhánh của một ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trƣớc thời điểm nộp đơn.

− Các điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trƣớc thời điểm nộp đơn.

− Các điều kiện để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài hoặc một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nƣớc ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh: Tổ chức tín dụng nƣớc ngoài có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trƣớc thời điểm nộp đơn.

b/ Các cam kết đa phƣơng trong Báo cáo của Ban công tác

− Việt Nam sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO và các tuyên bố và quyết định liên quan của WTO có liên quan tới IMF. Việt Nam sẽ không áp dụng bất cứ luật, quy định hoặc các biện pháp nào khác, kể cả bất cứ yêu cầu nào liên quan tới các điều khoản hợp đồng, mà có thể hạn chế nguồn cung cấp ngoại tệ cho bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mình ở mức liên quan tới nguồn ngoại tệ chuyển vào thuộc cá nhân hay doanh nghiệp đó.

− Chính phủ Việt Nam dự kiến rằng các quy định cấp phép của Chính phủ trong tƣơng lai đối với các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài sẽ mang tính thận trọng và sẽ quy định về các vấn đề nhƣ tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán và quản trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, các điều kiện đối với các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài sẽ đƣợc áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định trong các Điều XVI và XVII của GATS khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp với những hạn chế đã nêu trong Biểu cam kết về Dịch vụ của Việt Nam. Một ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài có thể đồng thời có một ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và các chi nhánh. Một ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam không đƣợc coi là một tổ chức hay cá nhân nƣớc ngoài và đƣợc hƣởng đối xử quốc gia đầy đủ nhƣ một ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam, về việc thiết lập hiện diện thƣơng mại.

− Việt Nam sẽ tích cực điều chỉnh cơ chế quản lý của Việt Nam đối với các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, bao gồm các yêu cầu về vốn tối thiểu, phù hợp với thông lệ quốc tế đƣợc thừa nhận chung.

− Một chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh. Việt Nam không có hạn chế về số lƣợng các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, các điểm giao dịch không bao gồm các máy ATM ở ngoài trụ sở chi nhánh. Các ngân

hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam đƣợc hƣởng đầy đủ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia về lắp đặt và vận hành các máy ATM.

1.3.2. Tiến trình hội nhập TCNH của Việt Nam theo AEC và TPP

1.3.2.1. Tiến trình hội nhập TCNH của Việt Nam theo AEC

Khuôn khổ hội nhập tài chính trong AEC

Để đảm bảo vận hành thông suốt thị trƣờng chung, các nƣớc AEC đã xây dựng lộ trình hội nhập tài chính gồm:

 Tự do hóa dịch vụ tài chính;

 Tự do hóa tài khoản vốn và phát triển thị trƣờng vốn;

 Xây dựng hệ thống thanh toán chung.

Nhiều sáng kiến đã đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới giữa các thị trƣờng tài chính trong khu vực ASEAN.

Hiện nay, tự do hóa dịch vụ tài chính đang thực hiện đàm phán Gói cam kết thứ 6 bao gồm bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Mặc dù chƣa đạt đƣợc nhiều tiến bộ đối với tự do hóa ngân hàng nhƣng các nƣớc ASEAN vẫn đang nỗ lực để tìm ra khuôn khổ chung cho phép các ngân hàng ASEAN đạt tiêu chuẩn mở rộng hoạt động ở các nƣớc thành viên.

− Đối với tự do hóa tài khoản vốn: Cùng với việc tự do hóa khu vực tài chính, dịch vụ tài chính thì tự do hóa tài khoản vốn cũng là yêu cầu đặt ra nhằm phát triển hơn nữa của các nƣớc trong cộng đồng AEC. Trong năm 2015, để thúc đẩy tự do hóa tài khoản vốn sẽ tiếp tục tự do hóa, loại bỏ hạn chế và kiểm soát vốn để thuận lợi hóa lƣu chuyển vốn, bao gồm loại bỏ các hạn chế về giao dịch tài khoản vãng lai, FDI và luồng vốn đầu tƣ gián tiếp. Mặc dù vậy, do có sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nƣớc ASEAN trong lĩnh vực tài chính, mức độ mở cửa tài khoản vốn cũng nhƣ những bất ổn mà nền kinh tế có thể gặp phải khi tự do hóa tài khoản vốn nên lộ trình AEC đã xác định, việc tự do hóa tài khoản vốn phải đảm bảo thống

hiện các giám sát về khả năng mất ổn định kinh tế vĩ mô tiềm tàng cũng nhƣ những rủi ro hệ thống có thể xuất hiện trong quá trình tự do hóa; Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích từ tự do hóa tài khoản vốn giữa các nƣớc ASEAN.

− Đối với phát triển thị trƣờng vốn: Một trong những mục tiêu chính của hội nhập tài chính khu vực là nhằm tăng cƣờng trung gian tài chính, nâng cao năng lực và quản lý rủi ro để hỗ trợ tăng trƣởng của quốc gia và khu vực, cũng nhƣ để giảm tính dễ bị tổn thƣơng đối với những cú sốc từ bên ngoài và biến động thị trƣờng. Để xây dựng và phát triển thị trƣờng vốn chung, các nƣớc AEC tập trung vào tự do hóa các dịch vụ tài chính, nỗ lực để hài hòa các tiêu chuẩn về thị trƣờng vốn trong khu vực, công nhận lẫn nhau về bằng cấp, đào tạo và kinh nghiệm của các chuyên gia thị trƣờng…

− Đối với việc xây dựng hệ thống thanh quyết toán: Với việc hình thành cộng đồng kinh tế AEC, hệ thống thanh toán, quyết toán là yêu cầu tất yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Do vậy, AEC sẽ phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn chung nhằm tạo điều kiện tài chính xuyên biên giới hiệu quả, cải thiện cơ sở hạ tầng về thanh toán hiện nay. ASEAN thừa nhận thị trƣờng tài chính phát triển không đồng đều giữa các nƣớc thành viên, do vậy đã xây dựng lộ trình hội nhập AEC, tự do hóa thị trƣờng tài chính theo công thức “ASEAN − X” cho phép các nƣớc thành viên đã sẵn sàng hội nhập ngay, trong khi một số nƣớc khác sẽ tham gia sau. Quyết định chia lộ trình tự do hóa thành các giai đoạn nhằm đảm bảo các nƣớc thành viên có đƣợc sự chuẩn bị tốt nhất khi chính thức thành lập cộng đồng AEC vào năm 2015. Theo đó, hội nhập tài chính AEC giai đoạn I đƣợc hoàn thành vào năm 2010, thành lập khuôn khổ đối với các Ngân hàng ASEAN đạt tiêu chuẩn (QABs) và thừa nhận sự phát triển của thị trƣờng trái phiếu ASEAN.

Lộ trình hội nhập tài chính AEC cũng đã được vạch ra cho các giai đoạn 2015−2020.

− Về cơ bản, đến năm 2015 sẽ loại bỏ hạn chế đối với lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn phân ngành, tự do hóa dòng chảy của vốn đầu tƣ gián tiếp,

tự do hóa dịch vụ môi giới và các sản phẩm tài chính; Hài hòa hóa tiêu chuẩn thị trƣờng vốn tại ASEAN đối với các lĩnh vực có quy định về chứng khoán nợ, yêu cầu công bố thông tin và các quy tắc phân bổ …

− Nhằm tăng cƣờng phát triển thị trƣờng tài chính khu vực để hƣớng tới mục tiêu thành lập AEC, tại Hội nghị Bộ trƣởng Tài chính ASEAN lần thứ 19 và Hội nghị chung giữa Bộ trƣởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ƣơng ASEAN lần thứ nhất ngày 21/03/2015, các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ƣơng ASEAN đã đạt đƣợc nhất trí cao trong việc tăng cƣờng phát triển thị trƣờng tài chính khu vực, đồng thời quyết tâm phối hợp chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hội nhập tài chính, tiền tệ khu vực.

1.3.2.2. Tiến trình hội nhập TCNH của Việt Nam theo TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP), một Hiệp định thƣơng mại tự do giữa 12 nƣớc thuộc hai bờ Thái Bình Dƣơng, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. Ngày 05/10/2015, 12 thành viên TPP đã hoàn tất quá trình đàm phán các nội dung của Hiệp định. Ngày 04/02/2016, TPP đã chính thức đƣợc ký kết tại thành phố Auckland, New Zealand. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua TPP thì đến năm 2018 TPP sẽ chính thức có hiệu lực.

Việc tham gia Hiệp định TPP đƣợc coi là một bƣớc đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đƣợc xem nhƣ cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng nhƣ của cộng đồng doanh nghiệp.

Hiệp định TPP bao gồm 30 chƣơng với các nội dung liên quan đến các quy định về kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Những quy định, những nội dung cam kết về ngành tài chính ngân hàng nằm chủ yếu trong chƣơng 11 – Dịch vụ tài chính.

Theo đó, các quốc gia tham gia TPP sẽ: mở rộng cam kết về mở cửa thị trƣờng, trong đó lƣu ý các tổ chức tài chính trong 12 nƣớc đƣợc cung cấp và nhận dịch vụ xuyên biên giới; tăng cƣờng minh bạch hóa, bảo hộ đầu tƣ với cơ chế giải

quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả; không phân biệt quốc tịch nhân sự cấp cao; cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định quản lý thận trọng, … TPP cho phép bán dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một thành viên TPP từ một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên TPP khác, mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nƣớc khác để bán các dịch vụ của mình – nhƣng cho phép một thành viên TPP yêu cầu đăng ký hoặc đƣợc ủy quyền của nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới ở nƣớc TPP khác, nhằm đảm bảo việc quản lý, giám sát thích hợp. Một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên TPP có thể cung cấp một dịch vụ tài chính mới tại thị trƣờng của nƣớc TPP khác nếu các công ty trong nƣớc ở thị trƣờng này đƣợc phép cung cấp dịch vụ đó.

Hội nhập quốc tế là quá trình lâu dài, không chỉ kinh tế Việt Nam mà bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế giới đều cần phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, để vừa tận dụng đƣợc lợi thế từ các nguồn lực bên ngoài, vừa phát huy đƣợc sức mạnh nội lực của nền kinh tế nội địa. Đặc biệt là đối với ngành ngân hàng, khi mà các NHTM Việt Nam vừa mới kịp ổn định sau cuộc cải cách tái cấu trúc mạnh mẽ, nay đã phải đối mặt ngay với các sự kiện hội nhập, cuối năm 2015 là AEC, đầu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)