Cơ hội và thách thức với các NHTM Việt Nam khi tham gia AEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 48 - 50)

3.1. Khái quát cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hộ

3.1.2. Cơ hội và thách thức với các NHTM Việt Nam khi tham gia AEC

Về cơ hội

Việc thực hiện lộ trình các cam kết từ AEC trong lĩnh vực tài chính, thị trƣờng tài chính Việt Nam sẽ đƣợc liên kết với các thị trƣờng tài chính của các nƣớc khác

trong khối. Điều này đem đến nhiều cơ hội đối với thị trƣờng tài chính Việt Nam nói chung, và đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Thứ nhất, các NHTM Việt Nam đƣợc gia tăng cơ hội đa dạng hóa và nâng cao

chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ tài chính, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về vốn. Khi hội nhập AEC, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể sở hữu đến 70% định chế tài chính Việt Nam. Sự hiện diện của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam mang lại cơ hội cho ngƣời tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hóa hơn đối với sản phẩm dịch vụ tài chính, chất lƣợng sản phẩm cũng sẽ đƣợc nâng cao do cạnh tranh khốc liệt hơn. Ngoài ra, AEC sẽ giúp tăng cƣờng phạm vi che phủ và mức độ phục vụ của ngành TCNH ở những vùng, những ngành mà mức độ thâm nhập và phục vụ của dịch vụ tài chính còn thấp.

Thứ hai, hội nhập tài chính AEC giúp ngành ngân hàng có cơ hội mở rộng thị

trƣờng và gia tăng thị phần. Nhờ vào sự liên kết giữa các thị trƣờng tài chính của các nƣớc, rào cản về tài chính của các nƣớc dần dần đƣợc gỡ bỏ, các ngân hàng có thể tìm kiếm nguồn khách hàng ở các thị trƣờng nƣớc ngoài, nhờ đó gia tăng thị phần, lan tỏa tầm ảnh hƣởng của mình ra các thị trƣờng khác.

Thứ ba, cơ hội mở rộng thị trƣờng và gia tăng thị phần đồng thời sẽ giúp các

NHTM gia tăng cơ hội tiếp cận công nghệ ngân hàng tiên tiến và năng lực quản trị hiện đại từ các quốc gia khác.

Thứ tư, việc tự do luân chuyển dòng vốn giữa các thị trƣờng tài chính trong

AEC thông qua tự do hóa đầu tƣ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trƣờng tài chính sâu hơn. Điều này có tác động tích cực đến phát triển hệ thống tài chính Việt Nam theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Về thách thức

Song hành cùng những cơ hội có đƣợc từ việc thành lập và tham gia AEC, ngành ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức.

Một là, cạnh tranh trên thị trƣờng TCNH khốc liệt hơn. Hiện nay các rào cản,

điều kiện đối với các định chế trung gian tài chính nƣớc ngoài vào Việt Nam vẫn còn tƣơng đối cao. Khi mục tiêu tự do luân chuyển dịch vụ trong AEC đƣợc thực

hiện hoá, các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao hơn trong khối (các quốc gia thuộc ASEAN 6) sẽ đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn từ dịch vụ TCNH. Do vậy, các định chế trung gian tài chính Việt Nam sẽ bị đặt trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều.

Hai là, tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoán vốn có thể làm gia tăng

bất ổn cho thị trƣờng và hệ thống tài chính. Sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt từ nƣớc ngoài vào cũng làm gia tăng mối lo về bong bóng giá tài sản và cũng nhƣ việc điều hành chính sách tiền tệ độc lập. Bên cạnh đó, dòng vốn đƣợc tự do luân chuyển sẽ làm tăng nguy cơ đảo chiều rút vốn đột ngột, đặc biệt với quy mô lớn sẽ là nguyên nhân mất ổn định đối với thị trƣờng tài chính.

Ba là, thách thức trong khả năng quản lý chặt chẽ việc nhận diện và giám sát

rủi ro. Với một thị trƣờng chung cho toàn khu vực ASEAN, việc nhận diện và giám sát rủi ro hệ thống tài chính là yêu cầu thiết yếu ở mọi quốc gia, nhất là các nƣớc mới phát triển thể chế tài chính thị trƣờng. Tại Việt Nam, giám sát dựa trên rủi ro còn chƣa đƣợc chú trọng, công cụ phục vụ giám sát vẫn còn chƣa đầy đủ. Bản thân các cơ quan thanh tra giám sát tài chính cũng còn nhiều bất cập về nhân lực, phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ thu thập, xử lý thông tin; các mô hình phân tích định lƣợng, cảnh báo, kiểm định rủi ro cho cả hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính còn ít đƣợc ứng dụng phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa… Do vậy, giám sát thị trƣờng tài chính và hệ thống tài chính trong bối cảnh hội nhập sẽ là thách thức không nhỏ đối với hệ thống giám sát của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trong bối cảnh hội nhập (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)