Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 26 - 30)

1.3.1 .Khái niệm cho vay tiêu dùng

1.3.4. Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng

1.3.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Dựa trên tiêu chí “phƣơng thức hoàn trả”, cho vay tiêu dùng bao gồm các loại sau:

- Cho vay tiêu dùng trả góp: Đối với hình thức cho vay này thì ngƣời đi vay có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng bao gồm cả số tiền gốc và lãi phải trả làm nhiều lần theo từng kỳ hạn đƣợc quy định cụ thể trong thời hạn cho vay. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc áp dụng đối với những khoản vay có giá trị lớn và thời hạn vay dài nhƣ vay để mua nhà, mua ô tô…

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đối lập với hình thức cho vay tiêu dùng trả góp thì cho vay tiêu dùng phi trả góp, khách hàng chỉ phải thực hiện thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, bao gồm cả số tiền gốc và tiền lãi phải trả. Theo phƣơng thức này, việc xác định số tiền gốc và lãi đƣợc thực hiện bằng một trong cách phƣơng pháp dƣới đây:

Tiền gốc (C) và lãi (Cn) đƣợc thanh toán một lần vào cuối hạn cho vay. Trong đó:

Cn= C x i x n; Với i: lãi suất; n: kỳ hạn thanh tán

Tiền gốc (C) đƣợc thanh toán vào kỳ cuối cùng của thời hạn trả còn tiền lãi mỗi kỳ (Ck) đƣợc thanh toán đều đặn theo từng kỳ hạn. Trong đó:

Ck= C x i

1.3.4.2. Căn cứ vào mục đích cho vay

Theo mục đích sử dụng tiền vay, cho vay tiêu dùng bao gồm các loại chủ yếu sau:

- Cho vay tiêu dùng cƣ trú: Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm nhà cửa, cải tạo nhà của hộ gia đình và cá nhân. Những khoản cho vay này có đặc điểm là thời gian dài, quy mô lớn, mức lãi suất trong trƣờng hợp này là lớn và thƣờng áp dụng lãi suất thả nổi.

- Cho vay tiêu dùng không cƣ trú: Là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm thiết bị nội thất, đồ đạc, dụng cụ, du học, …Những khoản cho vay này thƣờng có quy mô nhỏ chính vì vậy độ rủi ro của nó thấp, các khoản vay thƣờng áp dụng mức lãi suất cố định. [9]

1.3.4.3. Căn cư vào hình thức cho vay tiêu dùng

Căn cứ theo tiêu thức này, có thể phân cho vay tiêu dùng thành 2 loại sau:

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng mua

các khoản nợ phát sinh của các DN đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Và đối với hình thức này thì ngân hàng cho vay qua các công ty bán lẻ, doanh nghiệp bán hàng. Quá trình cho vay thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Cho vay tiêu dùng theo hình thức gián tiếp

(1): Ngân hàng và Công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thƣờng đƣa ra các điều kiện về đối tƣợng khách hàng đƣợc bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu…

(2): Công ty bán lẻ và ngƣời tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thƣờng ngƣời tiêu dùng phải trả trƣớc một phần giá trị tài sản.

(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng (5): Ngân hàng thanh toán tiền cho Công ty bán lẻ

(6): Ngƣời tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng Loại hình cho vay này có ƣu điểm chính, đó là:

- Dễ dàng mở rộng tăng doanh số cho vay

- Tiết kiệm và giảm đƣợc các chi phí khi cho vay

- Làm cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng

- Nếu ngân hàng có quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ thì hình thức này có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp sẽ nói đến sau đây.

Và nhƣ vậy, hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp này có điểm yếu đó là ngân hàng không tiếp xúc, tìm hiểu và đánh giá trực tiếp đƣợc đối tƣợng vay vốn cuối cùng, mà chỉ thông qua các công ty bán lẻ, doanh nghiệp bán chịu hàng hóa dịch vụ.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp:

Trái ngƣợc với cho vay tiêu dùng gián tiếp nởi trên thì trong hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp, ngân hàng và khách hàng lại tiến hành gặp mặt nhau để thực hiện các hoạt động cho vay hoặc thu nợ.

Quá trình cho vay thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Cho vay tiêu dùng theo hình thức trực tiếp

(1): Ngân hàng và ngƣời tiêu dùng ký kết hợp đồng

(2): Ngƣời tiêu dùng trả trƣớc một phần số tiền mua tài sản cho Công ty bán lẻ.

(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho ngƣời tiêu dùng (5): Ngƣời tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng

So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ƣu điểm nhƣ:

- Ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này thƣờng có chất lƣợng cao hơn so với cho vay thông qua các Doanh nghiệp bán lẻ.

- Có thể nói rằng, do đặc điểm cũng nhƣ tên gọi thì hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp phổ biến, thông dụng, dễ thực hiện và linh hoạt hơn rất nhiều so với cho vay theo tiêu dùng gián tiếp vì khi quan hệ trực tiếp với khách hàng, ngân hàng sẽ quản lý tốt hơn các vấn đề phát sinh, hơn nữa có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho vả Ngân hàng và khách hàng.

- Với hình thức này thì thị phần, số lƣợng khách hàng rất là nhiều, thuộc nhiều độ tuổi và phân khúc về nhu cầu tiêu dùng khác nhau dẫn tới khi triển khai một dịch vụ, chƣơng trình hay tiện ích mới khá dễ dàng, linh hoạt dễ thực hiện.

Tuy nhiên, hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp cũng có mặt hạn chế, đó là khi lƣợng khách hàng đến đông cùng một thời gian thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng bởi cán bộ ngân hàng phải trực tiếp làm việc với khách hàng nên sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí so với hình thức gián tiếp.

1.3.4.4. Căn cứ theo thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ lúc giải ngân vốn tới thời điểm ngƣời vay phải có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng theo quy định trong hợp đồng tin dụng. Thời hạn vay đƣợc nêu rõ ràng, cụ thể khoảng thời gian trong hợp đồng vay (hợp đồng tín dụng). Đó là thời hạn trong đó ngân hàng cam kế cấp cho khách hàng một khoản tín dụng. Việc xác định thời gian cho vay là cực kỳ quan trọng, vì nó ảnh hƣởng trực tiếp tới tính an toàn của khoản vay, tới tính sinh lời hiệu quả của khoản vay, và đặc biệt là tới khả năng thu hồi nợ vay, tránh để nợ xấu diễn ra.

- Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: không quá 1 năm

- Cho vay tiêu dùng trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng - Cho vay tiêu dùng dài han: từ trên 60 tháng.

1.3.4.5. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay với tài sản đảm bảo

là bất động sản, động sản… hình thành từ vốn vay hoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trƣớc khi vay vốn của ngân hàng. Việc áp dụng biện bảo đảm bằng tài sản này giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn khi đƣa ra các quyết định cho vay mà thiếu thông tin về uy tín tín dụng của khách hàng, về thực trạng tình hình kinh doanh và tính thanh khoản của khách hàng. Nó sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí trong việc thẩm định khoản vay, đánh giá xem có nên cấp tín dụng hay không.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay chỉ dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng vay, không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Ngân hàng thƣờng cho vay không có tài sản đảm bảo với những ngƣời có uy tín, có địa vị và thu nhập cao, ổn định trong xã hội cũng nhƣ ngƣời thân của ngƣời đi vay có tiềm lực tài chính tốt, có thể hỗ trợ ngƣời đi vay trả nợ trong trƣờng hợp xấu xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)