CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
3.1. Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánhHai Bà Trƣng
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam-
3.1.3.1. Huy động vốn
Tình hình huy động vốn của Co-opBank Hai Bà Trƣng đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:
Bảng 3.1. Tổng huy động vốn giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Số dƣ Số dƣ Số dƣ 1. Tổng huy động vốn 373.931 470.039 603.255 Theo đối tƣợng khách hàng Huy động dân cƣ 47.362 58.202 75.111 Huy động TCKT 16.196 19.584 22.086
Huy động Quỹ tín dụng nhân dân 310.373 392.253 506.058 2.
Theo thời gian
Vốn huy động dƣới 12 tháng 355.987 433.028 529.050 Vốn huy động từ trên 12 tháng 17.944 37.011 74.205
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Về cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng, nguồn huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu từ các quỹ tín dụng nhận dân trên địa bàn.Với việc xác định ƣu tiên huy động tiền gửi trong hệ thống nhằm tăng tính liên kết với các Quỹ tín dụng nhân dân, Chi nhánh đã thực hiện việc ký kết thỏa thuận hợp tác về huy động vốn, nhận tiền gửi điều hòa với cơ chế lãi suất linh hoạt. Mặt khác, các Quỹ tín dụng nhân dân còn đƣợc hỗ trợ về nghiệp vụ kho quỹ, máy móc, phƣơng tiện vận chuyển. Điển hình về việc gửi vốn điều hoà trong hệ thống với số tiền lớn và thƣờng xuyên là các Quỹ tín dụng nhân dân Vĩnh Ngọc, Kim Chung, Đa Tốn, Xuân Phƣơng, Hoàng Mai, Quang Minh, Mê Linh, Thƣợng Thanh, Cổ Nhuế… Ngoài ra, Chi nhánh cũng phát triển nhiều sản phẩm tiền gửi mới, tiện ích: tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiền gửi bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thƣởng,… gửi một nơi rút nhiều nơi trong toàn hệ thống; triển khai nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá: tiếp thị, khuyến mại bằng tiền, bằng hiện vật,… nhờ đó đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng dân cƣ
đến gửi tiền. Dễ dàng nhận thấy, cùng với thời gian, tỷ trọng tiền gửi của dân cƣ không ngừng tăng lên, tiếp đến là tiền gửi doanh nghiệp. Có thể nói, Chi nhánh đã dần khẳng định đƣợc vị thế trên địa bàn hoạt động và đặc biết là tạo đƣợc uy tín với nhân dân địa phƣơng.
Biểu đồ 3.1. Huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Về cơ cấu vốn huy động theo thời gian, vốn ngắn hạn luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Do tỷ trọng vốn huy động từ Quỹ tín dụng nhân dân cao mà cũng xuất phát từ đặc thù hoạt động của các quỹ nên hầu nhƣ họ chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn. Mặc dù, tỷ trọng vốn dài hạn của Chi nhánh có xu hƣớng tăng lên nhƣng không đáng kể. Cụ thể, năm 2015 tỷ lệ này chỉ chiếm 4,8% thì sang đến năm 2016 đã tăng lên 7,87% và năm 2017 là 12,3%. Xu hƣớng này là do trong năm 2016, 2017 kinh tế trong và ngoài nƣớc có nhiều biến động, đầu tƣ vào vàng, chứng khoán và bất động sản gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng trong thời kỳ này khá ổn định, ngƣời dân coi gửi tiền vào ngân hàng là ƣu tiên so với các kênh đầu tƣ khác.
3.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Đối tƣợng của hoạt động tín dụng là các quỹ tín dụng nhân, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Huy động QTDND 310373 392253 506058
Huy động TCKT 16196 19584 22086
Huy động dân cư 47362 58202 75111
47362 58202 75111 16196 19584 22086 310373 392253 506058 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
Bảng 3.2. Tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
STT Các chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Số dƣ Số dƣ Số dƣ
1
Tổng dƣ nợ 268.137 391.708 467.142
Dƣ nợ theo thời gian cho vay
Ngắn hạn 158.190 310.328 396.504
Trung và dài hạn 109.947 81.380 70.638
2
Dƣ nợ theo đối tƣợng cho vay
Cho vay Quỹ tín dụng nhân dân 33.470 23.507 31.336
Cho vay KHDN 60.568 40.440 45.079
Cho vay KHCN, hộ gia đình 174.099 327.761 390.727
3 Nợ xấu và nợ quá hạn 16.845 7.817 313 4 Chất lƣợng tín dụng Tỷ lệ cho vay có TSĐB/TDN 85% 63.67% 43.87% Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá Hạn/TDN 6.28% 2% 0,067% 5 Thu nợ ngoại bảng 1.021 2.023 370
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Xét về tổng dƣ nợ đối với nền kinh tế: dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 đạt 268.137 triệu đồng; năm 2016 đạt 391.708 triệu đồng tăng 46,08%. Tuy nhiên đến năm 2017, tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động tài chính ngân hàng trong nƣớc có nhiều biến động nên tổng dƣ nợ chỉ tăng 19,26% so với năm 2016, đạt 467.142 triệu đồng.
Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian: Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản cho vay ngắn hạn đƣợc coi là có tính thanh khoản cao hơn so với cho vay trung dài hạn. Vì vậy, tại Co-opBank Hai Bà Trƣng các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn. Cụ thể tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn của từng năm nhƣ sau: năm 2015 đạt 158.190 triệu đồng chiếm 58% tổng dƣ nợ; năm 2016 đạt 310.328 triệu đồng, chiếm 79,22% tổng dƣ nợ và con số này năm 2017 đạt 396.504 triệu đồng, chiếm 84,88% tổng dƣ nợ. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của Chi nhánh, có thể nhận thấy dƣ nợ giảm dần qua các năm. Cụ thể, tổng dƣ nợ trung dài hạn năm 2015 đạt 109.947 triệu đồng thì đến năm 2016 chỉ đạt 81.380, giảm
25,98% so với năm 2015. Và năm 2017 là 70.638 triệu đồng cũng giảm so với năm 2016 là 13,20%. Nguồn vốn trung dài hạn của Chi nhánh chủ yếu đƣợc dùng để hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân, các khách hàng truyền thống là những doanh nghiệp Nhà nƣớc và các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo chƣơng trình cho vay hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN nhƣ JBIC, JICA,… Do đối tƣợng đƣợc vay vốn trung dài hạn đƣợc thẩm định khá kỹ trƣớc khi quyết định cho vay nên nhìn chung chất lƣợng tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh đƣợc đảm bảo. Thực hiện thao chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, để chủ động cân đối vốn kinh doanh, Chi nhánh chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn, bên cạnh đó, tiếp tục đồng hành và chia sé khó khăn với các khách hàng, tích cực và chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ƣu đãi đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và với các khách hàng cá nhân.
Về cơ cấu nợ theo đối tƣợng khách hàng: Chi nhánh Hai Bà Trƣng đã làm tốt trong công tác hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân trong hệ thống thông qua việc ƣu tiên cho vay chi trả tiền gửi kịp thời góp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho từng Quỹ tín dụng nhân dân nói riêng và cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nói chung. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có nhu cầu vay vốn để cho vay mở rộng tín dụng đã đƣợc Chi nhánh đáp ứng kịp thời theo quy định, cụ thể năm 2015 đạt 33.470 triệu đồng, năm 2016 đạt 23.507 triệu đồng, giảm 29,77% so với năm 2015 và đến năm 2017 đạt 31.336 triệu đồng, tăng 33,3% so với năm 2016. Đối với cho vay ngoài hệ thống, với chủ trƣơng tập trung vào mở rộng tín dụng cho vay trực tiếp đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, cùng với duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, Chi nhánh đã chủ động hơn trong tiếp cận, thu hút thêm khách hàng. Vì vậy, dƣ nợ đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong những năm qua. Cụ thể, năm 2016 đạt 327.761 triệu đồng,chiếm 89,67%, tăng 153.662 triệu đồng so với năm 2015; đến năm 2017 đạt 390.727 triệu đồng, chiếm 83,64%, tăng 62,966 triệu đồng so với năm 2016. Còn đối với đối tƣợng khách là doanh nghiệp, mặc dù sự giảm sút trong năm 2016 nhƣng đến năm 2017 đã dần có sự tăng nhẹ. Năm 2015, dƣ nợ đối với khách hàng
doanh nghiệp là 60.568 triệu đồng; năm 2016 là 40.440 triệu đồng, giảm 33,23% so với năm 2016; năm 2017 là 45.079 triệu đồng, tăng 11,47% so với năm 2016.
Biểu đồ 3.2. Dư nợ tín dụng đối tượng khách hàng
Về chất lƣợng tín dụng: Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động chứa đựng rủi ro nhất, đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế luôn chứa đựng nhiều biến động khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc thì việc cho vay vốn nhƣng chậm hoặc không thu hồi đƣợc dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí có khả năng mất vốn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lƣợng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiếu nợ quá hạn ở mức tối đa luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng.
Bảng 3.3. Nợ quá hạn của Chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng dƣ nợ cho vay 268.137 391.708 467.142
2. Nợ quá hạn 15.846 7.912 313
3. Nợ xấu 1.302 358 250
4. Tỷ lệ nợ quá hạn (2/1) 5,91% 2,02% 0,067% 5. Tỷ lệ nợ xấu (3/1) 0,486% 0,091% 0,054%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cho vay KHCN, hộ gia
đình 174099 327761 390727 Cho vay KHDH 60568 40440 45079 Cho vay QTDND 33470 23507 31336 33470 23507 31336 60568 40440 45079 174099 327761 390727 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000
Nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh giảm dần qua các năm. Cụ thể, nợ quá hạn năm 2015 là 15.846 triệu đồng, chiếm 5,91% trên tổng dƣ nợ; trong đó nợ xấu là 1.302 triệu đồng, chiếm 0,486% tổng dƣ nợ; nợ quá hạn năm 2016 là 7.912 triệu đồng, chiếm 2,02%, trong đó nợ xấu là 358 triệu đồng, chiếm 0,091% tổng dƣ nợ. Đến năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều thấp hơn 1%, lần lƣợt là 0,067% và 0,054% tổng dƣ nợ. Điều này cho thấy chất lƣợng cho vay của Chi nhánh càng ngày đƣợc cải thiện. Hiện tại. nợ quá hạn và nợ xấu chủ yếu tập trung ở lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng cơ bản và chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn.
3.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Tổng thu nhập 61.844 59.131 58.490
- Thu lãi cho vay 39.312 41.088 47.765
- Lãi điều chuyển vốn 21.047 15.647 10.095
- Thu nhập bất thƣờng 1.016 1.376 444
- Thu phí dịch vụ 79 163 145
- Thu khác 389 857 41
2. Tổng chi 61.519 47.723 48.916
- Chi trả lãi 42.985 36.598 34.397
- Chi nội bộ (Bao gồm cả lƣơng) và chi
khác 16.365 11.058 13.945
- Trích dự phòng rủi ro 2.169 67 4
3. Lợi nhuận 325 11.408 9.574
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánhHai Bà Trưng)
Từ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 03 năm 2015- 2017, có thể thấy đƣợc sự tăng trƣởng của chi nhánh trong 03 năm gần đây. Thu nhập chủ yếu của Chi nhánh tập trung ở hoạt động tín dụng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, cụ thể năm 2015 là 63,57%, năm 2016 là 69,47%, năm 2017 là 81,66%. Mặc dù tổng thu nhập và tổng chi phí có giảm nhƣng Chi nhánh vẫn đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt.
Năm 2015 là năm Chi nhánh có tổng quy mô thu nhập và chi phí cao nhất nhƣng lại là năm có kết quả kinh doanh thấp nhất. Sang năm 2016,đây là năm có kết quả kinh doanh nổi trội nhất, tuy thu nhập và chi phí của Chi nhánh cùng giảm nhƣng tốc độ giảm của chi phí lớn hơn tốc độ giảm của thu nhập, lần lƣợt là 1,28 lần và 1,05 lần so với năm 2015. Vì vậy, lợi nhuận của Chi nhánh đạt 11.408 triệu đồng, gấp 35,1 lần so với năm 2015. Đến năm 2017, mặc dù kết quả kinh doanh giảm so với năm 2016, chỉ đạt 9.574 triệu đồng, giảm 1,19 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn tăng, đồng thời chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ nợ xấu ở mức thấp, lần lƣợt là 0,067% và 0,054%, do đó khoản chi cho dự phòng rủi ro cũng giảm đáng kể.
Nhƣ vậy, dựa vào kết quả kinh doanh ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một rủi ro từ lợi nhuận, đó là rủi ro trong việc quản trị về khoản chi trả lãi vay, về thu hồi nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, xét duyệt thẩm định quyết định mức cho vay, thời gian vay,…Ví dụ nhƣ năm 2015 mức chi trả lãi vay còn lơn hơn cả thu lãi từ cho vay, có thể nguyên nhân do huy động vốn nhiều ồ ạt nhƣng đến lúc lại bị hạn chế nhu cầu vay, khiến vốn bị ứ đọng dẫn tới NHHTX – Chi nhánh Hai Bà Trƣng chịu tình trạng không có thu nhập vẫn phải đi trả lãi, trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên. Hỡn nữa giai đoạn này cũng có thể chịu ảnh hƣởng chút ít nào đó từ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nhìn vào năm 2016 và 2017, có thể thấy lợi nhuận đã tăng vƣợt trội và trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm đáng kể. Có thể do ban giám đốc ngân hàng cùng toàn thể nhân viên đã xác định đƣợc nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận thấp trong năm 2015. Từ đó, ban giám đốc đã đề ra một số biên pháp nhằm quản trị rủi ro tốt hơn nhƣ giảm thiểu cho vay cá nhân, tổ chức khi uy tín tín dụng thấp, tăng cƣờng khâu thẩm định, kiểm tra mục đích sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi công nợ để hạn chế tình trạng mất vốn, tỉnh táo tránh trƣờng hợp chạy đua chỉ tiêu cho vay mà dẫn tới các khoản vay kém chất lƣợng, trì trệ trong việc trả lãi và gốc…Tất cả những nổ lực đó đã giúp cho kết quả kinh doanh của NHHTX – Chi nhánh Hai Bà Trƣng trở nên tốt hơn ở tất cả các chỉ tiêu vào năm 2016, 2017.
3.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng.