Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã – Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 70 - 83)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

3.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã

3.2.4. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã – Ch

Hiện nay với xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài những nhu cầu thiết yếu nhƣ: ăn, mặc, ở, đi lại,… con ngƣời còn có những nhu cầu cao hơn nhƣ: học hành, du lịch, giải trí, … Từ đó, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng ngày càng đƣợc các ngân hàng quan tâm và phát triển. NHHTX – CN Hai Bà Trƣng cũng không nằm ngoài xu hƣớng nêu trên.

Qua quá trình hoạt động và phát triển, NHHTX – CN Hai Bà Trƣng đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay tới tất cả các đối tƣợng khách hàng, vừa nhằm mục đích tăng thêm lợi nhuận, vừa phân tán rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Đƣợc thành lập với mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ nhau phát

triển sản xuất, kinh doanh và đời sống, NHHTX – CN Hai Bà Trƣng luôn tạo điều kiện cho các hộ gia đình vay vốn tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh. NHHTX – CN Hai Bà Trƣng đã quan tâm và đƣa ra chính sách cho vay hợp lý, thuận lợi đối với đối tƣợng khách hàng này, từ đó mở rộng và nâng cao chất lƣợng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đã thực sự đƣợc Co-opBank Chi nhánh Hai Bà Trƣng quan tâm và đạt những kết quả khả quan.

3.2.4.1. Chỉ tiêu về định lượng

Trong thời gian qua, các Ngân hàng cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc Chi nhánh và sự nỗ lực của toàn nhân viên chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, hoạt động cho vay tiêu dùng đã không ngừng cải thiện, quy mô cho vay tăng cao qua các năm, điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu sau:

- - Số lượng khách hàng:

Trong nhiều năm trở lại đây, số lƣợng khách hàng cá nhân vay tại Ngân hàng nhìn chung có gia tăng.

Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Đơn vị: Người

Năm 2015, tổng lƣợt vay tiêu dùng chỉ đạt 1.212 ngƣời (trong đó chủ yếu là vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và vay tiêu dùng nhà), số lƣợt vay tiêu dùng trong năm này tăng thêm 12,93% so với cùng kỳ năm trƣớc, tuy nhiên, trong năm nay, lƣợt vay tiêu dùng nhà ở lại giảm đi khá nhiều so với năm trƣớc do tình hình thị trƣờng bất động sản không mấy khả quan.

Đến năm 2016, tổng lƣợt vay khách hàng vay tiêu dùng của chi nhánh đạt 2.234 lƣợt, tăng mạnh với tốc độ tăng là 84.32%.Nguyên nhân là do trong năm 2016, với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế nói chung và của thị trƣờng bất động sản nói riêng đã làm cho lƣợt vay sản phẩm này tăng khá.

Tới năm 2017 thì số lần cho vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn trên đà phát triển với những con số lớn hơn về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên về giá trị tƣơng đối so với các năm trƣớc thì đang có xu hƣớng giảm. Đây là một con số khá lớn. So với năm trƣớc, số lƣợt cho vay tiêu dùng của Ngân hàng tăng thêm 11,68%. Số lƣợt khách hàng vay tiêu dùng của Chi nhánh trong năm này đạt mức 2.495 lƣợt khách hàng. Và đặc biệt hơn trong năm này, các dịch vụ cho vay để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhƣ mua nhà, mua chung cƣ trả góp ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng nhƣ mua ô tô đang gia tăng một cách đáng kể theo xu thế phát triển của đất nƣớc.

Việc gia tăng số lƣợt khách hàng vay tiêu dùng trong các năm đã cho thấy, mặc dù trong những khó khăn chung của kinh tế, song hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh vẫn đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, thể hiện xu hƣớng phát triển của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Nhƣ chúng ta thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng đƣợc các tổ chức tín dụng quan tâm hơn nữa. Khi hoạt động cho vay doanh nghiệp gặp nhiều sự cạnh tranh, rủi ro, thì ở Ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng đƣợc quan tâm, mở rộng. Mặc dù vai trò, vị thế của cho vay tiêu dùng chƣa thực sự chiếm tỉ lệ quá cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, song xu hƣớng gia tăng tổng lƣợt khách hàng vay vốn tại ngân hàng đã cho thấy những kết quả nhất định của hoạt động cho vay tiêu dùng. Việc gia tăng doanh số cũng nhƣ số lƣợt khách hàng vay tiêu dùng trong những năm qua chủ yếu là do: Về phía ngân hàng thì ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay

tiêu dùng của mình, điều chỉnh lãi suất linh hoạt hơn cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ tiện ích qua mạng internet giúp việc giao dịch, kiểm tra và xử lý nhanh gọn thuận tiện hơn cho khách hàng. Còn về phía của ngƣời tiêu dùng thì do xu thế phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ mức sống ngày càng cao, nhu cầu thõa mãn và hƣởng thụ của con ngƣời ngày càng gia tăng và dẫn tới họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn, kể cả đi vay để đƣợc thõa mãn bản thân.

- Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà Chi nhánh đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng là một năm.

Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Cùng với sự gia tăng của số lƣợt khách hàng vay vốn thì doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng cũng có sự tăng trƣởng nhất định qua các năm. Năm 2016, doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh đạt 3.571 tỷ đồng, tăng thêm 19,1% so với năm trƣớc. Năm 2016, doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh tăng trƣởng mạnh, đặc biệt là ở nhóm sản phẩm vay hỗ trợ mua nhà. Tính đến cuối năm 2016, doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh là 4.917 triệu đồng, tăng thêm 37,7% so với năm trƣớc. Năm 2017, tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay có giảm nhƣng vẫn duy trì đà tăng trƣởng với tốc độ tăng 18,3%. Doanh số cho vay trong năm này đạt mức 5.819 tỷ đồng.

- Về dư nợ cho vay tiêu dùng

Tình hình dƣ nợ tiêu dùng tại Chi nhánh đƣợc thể hiện qua bảng 2.5. Từ những số liệu trong bảng cho thấy, quy mô của hoạt động cho vay tiêu dùng của Co-opBank Chi nhánh Hai Bà Trƣng ngày càng tăng lên.

Bảng 3.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

STT Các chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dƣ nợ Dƣ nợ +/ so với 2015 Dƣ nợ +/ so với 2016 1 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng 151.376 285.954 88,90% 349.435 22,20% 2 Dƣ nợ bình quân/KH 125 128 2,40% 140 9,37% 3 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay tiêu dùng/Tổng dƣ nợ cho vay KHCN 86,95% 87,24% 0,33% 89,43% 2,51% Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân 174.099 327.761 88,26% 390.727 19,21%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Năm 2015, do nền kinh tế có nhiều biến động đã ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng,… bên cạnh đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tiến độ giải ngân… nên đã thu đƣợc kết quả khả quan.

Tinh đến năm 2016, dƣ nợ cho vay tiêu dùng đạt 285.954 triệu đồng, tăng 88,90% so với thực hiện năm 2015; năm 2017 đặt 349.435 triệu đồng, tăng 22,2% so với năm 2016. Số lƣợng khách hàng quan hệ với Co-opBank Chi nhánh Hai Bà Trƣng cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này cho thấy uy tín của Chi nhánh ngày càng cao.

Ngoài ra, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân cũng khá cao, tỷ trọng này đã đã không ngừng tăng lên qua các năm. năm 2016 là 87,24%, năm 2017 là 89,43%. Với tỷ trọng ngày càng lớn, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong

Xét về cơ cấu dƣ nợ cho vay tiêu dùng có thể thấy, chủ yếu mục đích vay tiêu dùng của các khách hàng là vay mua sắm, sửa chữa nhà ở

Bảng 3.6. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dƣ nợ CVTD 151.376 285.954 349.435

1. Cho vay mua sắm, sửa

chữa nhà ở 128.669 208.746 276.053

2. Cho vay mua phƣơng tiện

đi lại 14.034 53.689 43.569

3. Cho vay tiêu dùng khác 8.673 23.519 29.813

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Cho vay tiêu dùng có thể đƣợc chia theo mục đích: cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở, cho vay mua sắm phƣơng tiện đi lại, cho vay tiêu dùng khác. Trong đó, cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2015 chiếm tỷ trọng 85% tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng, năm 2017 tỷ lệ này giảm nhẹ, chỉ còn 73%, năm 2017 tỷ lệ này lại tăng lên đạt 79% trong tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng. Mặc dù tỷ trọng năm 2017, 2016 không ở mức cao nhƣ năm 2015 nhƣng doanh số cho vay vẫn tăng đều qua các năm. Nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và liên tục tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và Hồ Chí Minh. Sự phát triển nhanh chóng của dân số đô thị đặt ra một sức ép ngày càng lớn về vấn đề nhà ở. Vì vậy, cho vay tiêu dùng mua sắm, sửa chữa nhà ở đối với ngân hàng là một thị trƣờng đầy tiềm năng phát triển.

Năm 2016, cho vay mua phƣơng tiện đi lại và cho vay tiêu dùng khác đều có sự tăng trƣởng đáng kể, cho vay mua phƣơng tiện đi lại tăng 39.655 triệu đồng, cho vay tiêu dùng khác tăng 14.846 triệu đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, tuy dƣ nợ cho vay mua phƣơng tiện đi lại giảm 23,22% nhƣng vẫn giữ tỷ trọng cao hơn so với cho vay tiêu dùng khác, chiếm 12.47% tổng dƣ nợ.

- Lãi từ hoạt động tín dụng tiêu dùng

Bảng 3.7. Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Đơn vị: triệu đồng

STT Các chỉ tiêu

Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Số tiền +/- so với

2015 Số tiền

+/- so với 2016

1 Thu lãi cho vay

tiêu dùng 18.165 30.030 65,31% 35.932 19,65%

2 Thu lãi cho vay 39.312 41.088 4,52% 47.765 16,25% 3

Tỷ lệ thu lãi cho vay tiêu dùng/Thu lãi cho vay

46,20% 73,08% 58,17% 74,10% 1,38%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Doanh thu từ hoạt động cho vay chủ yếu là từ lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Thu lãi là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng, là kết quả tài chính mà ngân hàng quan tâm nhất. Đối với Co-opBank Chi nhánh Hai Bà Trƣng, thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp đáng kể trong thu nhập của ngân hàng, thể hiện sự thành công của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh này. Năm 2017, thu lãi từ hoạt động cho vay đạt 35.932 triệu đồng, tăng 19,65% so với năm 2016 và tăng 97,80% so với năm 2015. Nhƣ vậy, thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đã tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong những năm vừa qua (tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng/Thu lãi cho vay chiếm 46,20% năm 2016 và tăng lên 74,10% năm 2017). Nguyên nhân đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh các sản phẩm có lãi suất cao, mở rộng địa bàn hoạt động.

* Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Bảng 3.8. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: triệu đồng

STT Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 1.631 1.301 63

2 Tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng 151.376 285.954 349.435 3 Tỷ lệ nợ cho vay tiêu dùng quá hạn 1,08% 0,45% 0,02%

Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động mà rủi ro tín dụng rất lớn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của Chi nhánh rất thấp. Trong 2 năm 2015 và 2017, nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng có xu hƣớng giảm dần và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dƣ nợ. Năm 2015, tỷ lệ này là 1,08% thì đến năm 2016 đã giảm xuống chỉ còn 0,45% và trong nam 2017 còn 0,02%. Nhƣ vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh trong 3 năm qua có thể đƣợc xem là hiệu quả và an toàn nhất trong các loại hình cho vay khác.

* Nợ xấu cho vay tiêu dùng

Nợ xấu tại Chi nhánh thời gian qua đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.5 nhƣ sau.

Biểu đồ 3.5. Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng)

Nhờ Chi nhánh áp dụng các biện pháp thận trọng trong quản trị rủi ro tín dụng mà các năm qua chất lƣợng tín dụng khách hàng cho vay tiêu dùng ngày càng đƣợc đảm bảo. Trong cho tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu nhóm này năm 2015 là 0,04% trong tổng dƣ nợ tín dụng cho vay tiêu dùng. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu lại giảm chỉ còn 0,02%. Trong năm 2017, nợ xấu của khách cho vay tiêu dùng vẫn ở mức 0,02%.

Mặc dù nợ xấu khách hàng vay tiêu dùng giảm tỷ lệ nhƣng không phải là không tồn tại. Tuy nhiên, nợ xấu này các năm qua một phần là nợ xấu do thấu chi từ thẻ tín dụng. Khoản nợ này chiếm tỷ trọng nhỏ, các khoản nợ xấu khách hàng cá nhân còn lại cũng có tài sản đảm bảo nên không quá lo ngại về khả năng trả nợ của khách hàng. 0.04% 0.02% 0.02% 0.00% 0.01% 0.02% 0.03% 0.04% 0.05% 2015 2016 2017

3.2.4.2. Các chỉ tiêu định tính

- Khả năng cạnh tranh: Nhìn chung, so với các NHTM thì ngân hàng hợp tác không có độ cạnh tranh cao, do bản thân Ngân hàng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, theo đó, chức năng chính là điều hoà vốn trong hệ thống; cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tƣ vấn cho Quỹ tín dụng thành viên; thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định và kinh doanh một số dịch vụ ngân hàng, nhƣ vậy, trong khi các NHTM chỉ tập trung cho hoạt động kinh doanh lĩnh vực ngân hàng nên có sự đầu tƣ chuyên sâu hơn, mức độ chuyên môn hóa cao hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn so với ngân hàng hợp tác, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng là hoạt động cho vay ngoài hệ thống, chính vì vậy nhìn chung sức cạnh tranh chƣa cao.

Về tiềm lực tài chính:

So với các ngân hàng thƣơng mại khác thì có thể thấy tiềm lực tài chính của ngân hàng hợp tác – chi nhánh Hai Bà Trƣng là thấp hơn và thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng thƣơng mại lớn tại thành phố Hà Nội nhƣ Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank,…Với tiềm lực tài chính, nguồn vốn ít hơn dẫn tới chi nhánh gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về mứ lãi suất cho vay, lãi suất huy động, điều hòa vốn để có vốn giải quyết trong một số trƣờng hợp giữa lƣợng vốn huy động và vốn cho vay không tƣơng xứng với nhau. Hơn nữa, với tiềm lực tài chính mạnh, các ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)