Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 85 - 95)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

3.3. Đánh giá chung về việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tạ

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc nhƣ trên thì một số chỉ tiêu lại cho thấy phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của CN Hai Bà Trƣng còn có những hạn chế nhƣ:

Thứ nhất, các sản phẩm cho vay tiêu dùng chƣa đa dạng bằng các NHTM,

nhiều sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Thứ hai, về vẻ bên ngoài chúng ta có thể nhận thấy rằng doanh số cho

vay tiêu dùng và dƣ nợ tín dụng của ngân hàng liên tục gia tăng nhƣng sự tăng này vẫn tiềm ẩn sự bất ổn định, không đều và thiếu chắc chắn.

Thứ ba, mặc dù ngân hàng luôn cố gằng tìm mọi giải pháp để tối thiểu

lƣờng trƣớc đƣợc, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng vẫn có và luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bất cứ lúc nào. Do đó, Chi nhánh luôn cần phải tìm kiếm thêm những giải pháp, chính sách mới nhằm kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lƣợng tín dụng trong tƣơng lai gần.

Thứ tƣ, cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chƣa thực sự phát triển xứng

tầm với sự phát triển và khả năng của ngân hàng hiện nay. Quy mô cho vay khách hàng cá nhân còn nhỏ trong tƣơng quan với tiềm năng thực lực của ngân hàng, biểu hiện qua tốc độ tăng trƣởng của doanh số, dƣ nợ và số lƣợng khách hàng. Đối tƣợng và phạm vi cho vay tiêu dùng của ngân hàng tuy đã có nhiều cố gắng, phát triển đa dạng thêm nhiều hình thức vay tiêu dùng với sự linh hoạt nhƣng so với các ngân hàng thƣơng mại lớn cùng với một số ngân hàng nƣớc ngoài với sự dày dặn về kinh nghiệm, về vốn đầu tƣ thì có thể nói ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng vẫn đang còn gặp rất nhiều hạn chế và tiềm ẩn khả năng khó cạnh tranh với các đối thủ khác trong tƣơng lai.

Thứ năm, mức độ cạnh tranh của sản phẩm tín dụng tiêu dùng so với

các ngân hàng thƣơng mại còn thấp, chính vì vậy cần có sự đầu tƣ hơn để có thể phát triển thị phần tín dụng tiêu dùng.

Thứ sáu, việc đáp ứng các quy định cho vay của các khoản vay tại

NHHTX – CN Hai Bà Trƣng chƣa đƣợc đảm bảo 100%, thể hiện ở việc vẫn còn tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, gây ra nợ quá hạn, nợ xấu.

Thứ bảy, quy mô và tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng còn thấp. Trong

đó, dƣ nợ cho vay tiêu dùng cao nhất vào năm 2015 chỉ chiếm 7,79 % tổng dƣ nợ. Điều này cho thấy năng lực cho vay tiêu dùng của chi nhánh tƣơng đối thấp.

Thứ tám, thị phần cho vay tiêu dùng tại chi nhánh mới chỉ tập trung

chủ yếu tại Quận Hai Bà Trƣng, là một trong những Quận trung tâm của thành phố Hà Nội, chứ chƣa phát triển mạnh ở các quận xung quanh cũng nhƣ thành phố xung quanh Hà Nội nhƣ Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hà Nam,…. Bên cạnh đó, so với một số ngân hàng trên cùng địa bàn, cùng cho vay các sản phẩm nhằm

phát triển đời sống dân cƣ ở nông thôn nhƣ Agribank hay ngân hàng chính sách xã hội thì mức dƣ nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn khiêm tốn.

Thứ chín, kênh phân phối sản phẩm cho vay tiêu dùng tới khách hàng

còn hạn chế và chƣa đa dạng. Chi nhánh gần nhƣ hoàn toàn vẫn tiếp cận khách hàng qua các kênh phân phối truyền thống, các kênh phân phối hiện đại mới áp dụng vào năm 2015 với hình thức cho vay thấu chi qua thẻ ATM chứ chƣa có cho vay qua thẻ tín dụng.

Thứ mƣời, nợ quá hạn, nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh còn ở mức cao

so với các đơn vị khác thuộc NHHTX . Năm 2016, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã đƣợc cải thiện phần nào, giảm xuống còn 2% , tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn mức chỉ tiêu do chi nhánh đề ra. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cao hơn nhiều so với cho vay lĩnh vực khác.

Thứ mƣời một, so với các ngân hàng khác, tỷ lệ dƣ nợ có TSĐB tƣơng

đối thấp, chỉ ở mức 42 - 45%. Điều này có thể gây ra rủi ro cao cho ngân hàng, trong trƣờng hợp các khách hàng mất khả năng thanh toán.

Thứ mƣời hai, tỷ lệ sinh lời còn ở mức thấp. Khoản thu từ lãi của cho

vay tiêu dùng còn thấp hơn các hình thức cho vay khác, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng, thu lãi cũng tăng qua các năm nhƣng mức tăng không đáng kể.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

a. Vấn đề trong công tác xác định mục tiêu kinh doanh:

Chi nhánh chƣa chú trọng thực hiện đúng mục tiêu đã xác định ban đầu và chƣa chú trọng đến đối tƣợng khách hàng nhỏ lẻ có nhu cầu vay tiêu dùng thật sự.

b. Vấn đề trong việc ứng dụng các giải pháp Marketing

Sản phẩm cho vay tiêu dùng chƣa đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Chƣa tận dụng đƣợc mạng lƣới điểm giao dịch bƣu điện để triển khai các sản phẩm cho vay; chƣa phát triển đa dạng kênh phân phối.

Thủ tục hành chính, việc phân công công việc và trách nhiệm chƣa rõ ràng, định chế tài chính chƣa mang lại hiệu quả nhất trong khi có quá nhiều vƣớng mắc, đùn đẩy và mất thời gian giải quyết do sự thiếu phối hợp giữa các phòng ban.

Chƣa có hệ thống quản lý thông tin khách hàng.

Công tác xử lý, đôn đốc và thu hồi nợ xấu chƣa hiệu quả, thiếu quyết liệt và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên do hình thức phạt lên cán bộ thẩm định, cán bộ thu hồi xử lý nợ xấu thiếu tính răn đe, đang còn tƣơng đối nhẹ. Nhân viên ngân hàng không cố gắng tìm mọi biện pháp có thể để thu hồi công nợ, giảm thiểu thất thoát cho ngân hàng, mà thà chấp nhận chịu mức phạt nhỏ còn hơn là “bỏ công sức” để thu hồi công nợ từ những khoản nợ xấu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quy mô của dƣ nợ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng ngoài hệ thống thấp là do NHHTX cũng nhƣ CN Hai Bà Trƣng chƣa chú trọng đến công tác marketing ngân hàng. Việc ký hợp đồng liên kết với các đơn vị có khách hàng vay vốn tại chi nhánh có thể coi là một hoạt động marketing. Tuy nhiên với số lƣợng hơn 50 hợp đồng đƣợc ký kết thì có thể thấy hoạt động này chƣa đƣợc triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh đó, marketing ngân hàng cần đƣợc thực hiện bài bản, đồng bộ để phát huy tác dụng, từ việc nghiên cứu thị trƣờng, đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách.

Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc thực hiện ở CN Hai Bà Trƣng cũng nhƣ toàn hệ thống NHHTX, dẫn đến việc không nắm bắt đƣợc nhu cầu khách hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho chính sách sản phẩm giá cả của NHHTX chƣa thực sự hấp dẫn. Số lƣợng sản phẩm cho vay tiêu dùng tại CN Hai Bà Trƣng rất ít. Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng tiện lợi nhƣ cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng vẫn chƣa đƣợc áp dụng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng chƣa thật sự hấp dẫn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Lãi suất cho vay tiêu dùng thƣờng cao so với các hình thức cho vay khác (ngoại trừ cho vay bằng nguồn vốn ƣu đãi

Chính sách giao tiếp – khuyếch trƣơng cũng không đƣợc thực hiện khiến hình ảnh NHHTX – CN Hai Bà Trƣng trở nên mờ nhạt. Rất nhiều cá nhân và tổ chức trên một số khu vực xa trung tâm thành phố Hà Nội nhƣ khu vực mới đƣợc sáp nhập vào thành phố gần đây (Hà Tây, Sơn Tây,…) khi đƣợc hỏi đều không biết hoặc chƣa nghe thấy tên NHHTX . Tuy đƣợc thành lập với mục tiêu không vì lợi nhuận, hỗ trợ các QTDND là chủ yếu, nhƣng trong điều kiện thừa vốn, các QTDND đều có số dƣ tiền gửi cao, việc tăng cƣờng cho vay ra ngoài hệ thống là rất quan trọng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHHTX - CN Hai Bà Trƣng, cũng nhƣ nâng cao hình ảnh ngân hàng. Đối với khách hàng ngoài hệ thống, NHHTX – CN Hai Bà Trƣng cũng có một số sản phẩm cho vay ƣu đãi theo nguồn vốn ƣu đãi, tuy nhiên, số lƣợng khách hàng biết đến các sản phẩm này chƣa nhiều.

c. Về quy trình, nghiệp vụ và thời gian xử lý hồ sơ vay vốn

Quy trình cho vay còn nhiều phức tap và rƣờm rà, việc giải ngân hồ sơ vay qua nhiều phòng ban thực hiện kéo dài thời gian xử ký hồ sơ, gây tâm lý không tốt cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đặc biệt là những ngƣời có nhu cầu vay vốn nhanh. Đây là điểm kém cạnh tranh của Co-opBank Chi nhánh Hai Bà Trƣng so với các ngân hàng khác.

Tại chi nhánh, quy trình cho vay tiêu dùng chƣa đƣợc tách biệt và đơn giản hóa mà vẫn sử dụng quy trình chung cho tất cả các loại hình vay. Vì thế, khi cho vay với mục đích tiêu dùng thì ngoài việc tuân thủ quy trình cho vay chung thì ngân hàng cần có sự linh hoạt và phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, từng mục đích vay để có thể tiếp nhận và tƣ vấn hồ sơ của khách hàng đầy đủ và nhanh nhất.

Thủ tục, hồ sơ vay vốn vẫn còn khá cầu kỳ cùng với quá trình tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, giải ngân,… của các cấp vẫn còn nhiều vƣớng mắc, chƣa đồng bộ khiến cho thời gian khách hàng đƣợc tiếp cận nguồn vốn kéo dài.

d. Chính sách cho vay của Chi nhánh còn khá cứng nhắc

Trong thời gian quá, với chính sách cho vay đƣợc quy định cụ thể chặt chẽ, tuy nhiên có một phần hơi quá cứng nhắc về hạn mức tín dụng đƣợc cấp,

về số lần đƣợc vay, trong khi có khoản vay này thì không đƣợc vay tiếp khoản vay khác,…đã phần nào giúp cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng quản lý tốt các khoản cho vay tiêu dùng, hạn chê rủi ro nợ xấu – nợ bị mất vốn hoặc có thể thu hồi đƣợc vốn nhƣng không có khả năng chi trả lãi, hoặc cả lãi và một phần vốn vay, giúp an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, đây cũng là điều làm cho Chi nhánh đánh mất nhiều cơ hội để phát triển cho vay khách hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Chẳng hạn giới hạn cho vay tiêu dùng mặc dù đã đƣợc nâng lên tối đa 60% của 36 tháng lƣơng hàng tháng nhƣng không vƣợt quá 200 triệu đồng đối với cho vay không có TSĐB, tuy nhiên trong trƣờng hợp khách hàng không sử dụng hết giới hạn tín dụng (vay một món nhỏ) thì không thể vay tiếp nếu có nhu cầu. Nghĩa là, khách hàng không thể duy trì hai món vay tiêu dùng cùng lúc cho dù họ hoàn toàn có khả năng trả đƣợc nợ.

e. Chất lượng đội ngũ nhân sự chưa cao

Kiến thức và kinh nghiệm của CBTD là rất quan trọng để đánh giá và phân tích các khoản vay. Hiện tại, CBTD đôi khi đƣa ra quyết định theo cảm tính mà không xem xét cẩn thận tất cả tài liệu và tình trạng tín dụng của khách hàng. Điều này phần nào góp phần vào sự gia tăng của nợ xấu. Hơn nữa, một số CBTD thiếu kiến thức cần thiết trong việc đánh giá các khoản vay để đƣa báo cáo đánh giá chính xác.

Rủi ro đạo đức cán bộ tín dụng vẫn tồn tại. Các CBTD khi xét duyệt cho vay có tình trạng thiên về tài sản đảm bảo nợ vay để xem xét quyết định cho vay. Có trƣờng hợp cán bộ cố ý làm trái quy trình tín dụng để mƣu lợi cho cá nhân, định giá tài sản đảm bảo không đúng giá trị thực tế, do trình độ nghiệp vụ kém, có sự thông đồng với khách hàng.

Năng lực quản trị điều hành cũng còn nhiều hạn chế. Việc phát triển cho vay trên cơ sở thƣơng mại, lấy mục tiêu lợi nhuận đối với các đối tƣợng khách hàng mới đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị và tích lũy kinh nghiệm. Hiện tại, có nhiều thay đổi về các quy định liên quan đến cho vay đƣợc điều chỉnh liên tục cho phù hợp với thị trƣờng, do vậy các cán bộ nhân viên về cơ bản cần có thời gian thích nghi và còn đang trong giai đoạn học hỏi.

f. Công tác quản trị rủi ro còn nhiều vướng mắc

NHHTX – CN Hai Bà Trƣng chƣa có bộ phận chuyên biệt về quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng nhóm khách hàng, ngành kinh tế cụ thể. Việc quản lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện trong quá trình thẩm định, theo dõi, giám sát khoản vay và đƣợc phối hợp bởi nhiều bộ phận bao gồm phòng Tín dụng doanh nghiệp, phòng Kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, và có sự theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo từ xa của phòng Quản lý rủi ro, Kiểm tra nội bộ và phòng Kiểm toán nội bộ của Hội sở chính. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các đơn vị chƣa thực sự hiệu quả.

Phòng quản lý rủi ro tại hội sở chính chƣa thực sự chủ động trong việc giám sát về thực hiện quy trình, quy chế đối với công tác tín dụng của các chi nhánh. Thông tin để phòng ngừa rủi ro trong việc đánh giá khoản vay chủ yếu dựa vào thông tin từ bộ phận tín dụng cung cấp. Phòng quản lý rủi ro chƣa đƣa ra đƣợc nhiều cảnh báo, biện pháp phòng ngừa và xử lý khi xảy ra rủi ro để cán bộ tín dụng có thể tham khảo. Bộ phận quản lý rủi ro chƣa phát huy hết chức năng trong tuyến phòng ngừa, chỉ đi sau xem xét và đánh giá khoản vay. Bên cạnh đó, việc phân tích rủi ro tín dụng tại NHHTX còn thiếu chủ động trong việc thu thập thông tin, phần lớn chỉ dựa vào sự cung cấp của khách hàng. Do vậy công tác phòng ngừa rủi ro mang tính chậm chạp, số liệu báo cáo lạc hậu, không còn giá trị phòng ngừa rủi ro.

Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chƣa phát huy hết vai trò của mình. Công tác kiểm toán nội bộ đƣợc thực hiện chƣa tƣơng xứng với vai trò và nhiệm vụ. Còn chƣa rõ ràng giữa trách nhiệm của kiểm toán nội bộ, kiểm tra nội bộ, chƣa cụ thể hóa nhiệm vụ, vị trí, quyền hạn của kiểm tra và kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm soát. Việc phân định chƣa rõ ràng này dẫn đến hiệu quả hoạt động chƣa cao, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế trong đó nguyên tắc rất quan trọng là đảm bảo tính độc lập. Phƣơng pháp kiểm toán chƣa cập nhật kịp thời theo yêu cầu mới: thực hiện theo phƣơng pháp kiểm toán riêng lẻ. Phƣơng pháp này phải xem xét từng chứng từ riêng lẻ, từng khoản tín dụng cụ thể gắn với trách nhiệm từng nhân viên. Với khối lƣợng rất

nhiều các giao dịch, nhất là từ khi thay đổi và tăng quy mô hoạt động gây tốn kém về thời gian và công sức mà hiệu quả chƣa cao.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Nhiều ngƣời dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng: Do yếu tố tâm lý của ngƣời Việt Nam đối với việc vay nợ, họ muốn đạt đƣợc mục đích tiêu dùng thông qua việc tích lũy chứ không phải đi vay. Mặt khác, vay tiêu dùng là lĩnh vực nhiều rủi ro vì thế ngân hàng thƣờng yêu cầu thủ tục đầy đủ với nhiều loại giấy tờ. Đồng thời, sự thiếu hợp tác từ phía các cơ quan quản lý ngƣời lao động trong việc thu thập thông tin về khách hàng nhƣ khách hàng có đang vay nhiều ngân hàng cùng lúc, Cán bộ công nhân viên trong lực lƣợng vũ trang thƣờng xuyên bị điều động và thuyên chuyển đơn vị công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)