1.3.1 .Khái niệm cho vay tiêu dùng
1.4. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng hợp
tác các nƣớc và bài học đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng hợp tác các nước các nước
* Kinh nghiệm Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Tín dụng ở Thái lan (BAAC)
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác tác xã tín dụng Thái lan là NHTM quốc doanh do Chính phủ thành lập. Nguồn vốn tự có ban đầu của BAAC do Chính phủ cấp 100%, Chính phủ bổ nhiệm Hội đồng quản trị do Bộ trƣởng Tài chính làm Chủ tịch.
Là NHTM quốc doanh, BAAC có nhiệm vụ:
- Hỗ trợ vốn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn, bờn cạnh đó phát triển cho vay tiờu dung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dõn, nõng cao hiệu quả hoạt động của ngõn hàng, bảo toàn và phỏt triển vốn của nhà nƣớc.
- Cho vay nông nghiệp theo chƣơng trình, dự án chỉ định của Chính phủ. - Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn của nhà nƣớc đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn.
- Hàng năm, BAAC đƣợc Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chƣơng trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Ngân hàng cho vay vốn đối với ngƣời nghèo không phải thế chấp tài sản, mà phải tín chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ, hợp tác xã sản xuất. Lãi suất cho vay vốn đối với nông dân nghèo thƣờng đƣợc giảm từ 1 - 3%/năm so với cho vay các đối tƣợng khác.
Ngoài ra, để tăng cƣờng phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ quy định các NHTM khác phải dành 20% vốn huy động đƣợc để cho vay đối với lĩnh vực nông thôn. Số vốn này các NHTM có thể cho vay trực tiếp hay gửi vào BAAC.
*Kinh nghiệm của ngân hàng Union – Philippin
Ngân hàng Union Philippine đƣợc đánh giá là ngân hàng thành công nhất trong lĩnh vực bán lẻ trong số các ngân hàng thƣơng mại ở Philippine.
Thành công của Ngân hàng Union Philippine trong lĩnh vực bán lẻ đƣợc ghi nhận từ việc chuyển đổi đầy ấn tƣợng và thành công với hai sản phẩm truyền thống (nhận tiền gửi và cho vay trong đó tiêu biểu là hoạt động tín dụng tiêu dùng) sang công ty dịch vụ tài chính đa sản phẩm và sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Khi bắt đầu thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Union Philippine đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, thiếu nguồn nhân lực để trở thành một ngân hàng có khả năng cạnh tranh đƣợc với ngân hàng lớn hơn. Theo Edwin R Bautista, Phó giám đốc ngân hàng này nói rằng: “Theo phƣơng diện nào đó, chúng ta bị lựa chọn trong việc áp đặt chiến lƣợc. Công thức thông thƣờng đối với tăng trƣởng hoạt động ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng Philippine là thông qua việc mở thêm chi nhánh. Với những mục tiêu khó khăn của chúng ta, cách lựa chọn này rất tốn kém và có thể không đạt đƣợc trong phạm vi thời gian eo hẹp. Do đó chúng ta lựa chọn cách sử dụng công nghệ”.
Ngân hàng Union Philippine là ngân hàng đa năng trong nhóm 5 ngân hàng đứng đầu ở Philippine về thị phần và kết quả hoạt động. Ban đầu ngân hàng này tập trung vào việc mở rộng thông qua sự tăng trƣởng có hệ thống và chiến lƣợc nhãn hiệu, tập trung vào việc thu hút và giữ khách hàng, xây dựng mạng lƣới liên kết. Khi có Internet, nhiều ngân hàng không quan tâm đến lĩnh vực này vì cho rằng mức độ truy cập Internet ở Philippine quá thấp nhƣng Ngân hàng Union Philippine thì không. Ngoài việc đi đầu khai thác dịch vụ ngân hàng trên Internet, Ngân hàng Union Philipine còn khai thác dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhƣ: Thanh toán và giao nộp hóa đơn điện tử, cho phép ngƣời mua và ngƣời bán đặt lệnh, gửi hóa đơn và thanh toán thông qua trang web của Ngân hàng Union.
Thành công khác của Ngân hàng Union Philippine đó là thay đổi chiến lƣợc Marketing cổ điển không theo chu kỳ, sang chiến lƣợc Marketing theo các sản phẩm đƣa ra thị trƣờng, đầu tƣ vào việc xây dựng ngân hàng và gia tăng chất lƣợng phục vụ khách hàng.
*Ngân hàng Rabobank (Hà Lan)
Tập đoàn Rabobank của Hà Lan là một ngân hàng hợp tác xã bao gồm các ngân hàng địa phƣơng độc lập, cùng với tổ chức trung ƣơng của Rabobank Hà Lan và các công ty con quốc tế. Rabobank hiện có khoảng 56.900 nhân viên trên toàn thế giới và hoạt động tại 41 quốc gia. Hiện Rabobank là nhà cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc hợp tác xã. Dựa trên đánh giá điểm tín nhiệm Fitch, S&P, Moody's năm 2017 thì Rabobank đƣợc đánh giá là một trong những ngân hàng an toàn, hiệu quả nhất thế giới. Rabobank tập trung chủ yếu vào thị trƣờng trong nƣớc và lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Rabobank là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở Hà Lan và mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngân hàng.
Rabobank đã và đang mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Đặc biệt Rabobank cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích và lãi suất hấp dẫn với chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tƣ vấn khách hàng chi tiết đã giúp ngân hàng Rabobank đƣợc đánh giá là có khả năng xử lý công việc ƣu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa.
1.4.2. Bài học về phát triển cho vay tiêu dùng đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng
Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có dịch vụ tín dụng tiêu dùng, một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng nói riêng nhƣ sau:
Một là, muốn phát triển đƣợc tín dụng tiêu dùng thì cần chuyển đổi tốt ngân hàng sang mô hình ngân hàng bán lẻ, không thể tách rời tín dụng tiêu dùng ra khỏi ngân hàng bán lẻ, bởi tín dụng tiêu dùng là một phần của ngân hàng bán lẻ. Cần phát triển ngân hàng bán lẻ tốt thì mới có thể phát triển dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Hai là, để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thị trƣờng, ngân hàng thƣơng mại cần phải nghiên cứu thị trƣờng, xác định đƣợc khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp. Chiến lƣợc phát triển tổng thể đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lƣới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Ba là, muốn phát triển đƣợc dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và dịch vụ tín dụng tiêu dùng nói riêng cần có. Tuy nhiên việc phát triển mạng lƣới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng. Thực tế có những ngân hàng thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ do phát triển mạng lƣới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua mạng lƣới của bên thứ ba nhƣng cũng có những ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ để gọn nhẹ mạng lƣới hay giảm mạng lƣới để tập trung cho các đối tƣợng khách hàng theo chiến lƣợc đề ra.
Bốn là, tăng cƣờng nỗ lực áp dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ ib – banking, sms banking,…nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh, tạo ra tiện ích cho khách hàng và thu tiền từ việc cung cấp các dịch vụ này trong khi giảm thiểu chi phí cho ngân hàng một cách hiệu quả. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ.
Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đƣợc.
Sáu là, muốn phát triển đƣợc dịch vụ tín dụng tiêu dùng, đòi hỏi từng ngân hàng phải xây dựng chiến lƣợc Marketting phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chƣơng 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu các lý luận cơ bản về ngân hàng hợp tác, cho vay tiêu dùng, phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng hợp tác.
2. Tìm hiểu các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay tiêu dùng.
3. Đƣa ra bài học kinh nghiệm về phát triển cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng các nƣớc.
Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận đƣợc trình bày ở Chƣơng 1 là cơ sở để luận văn đánh giá đúng mức thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trƣng đƣợc trình bày ở Chƣơng 2, đồng thời có những đề xuất trong Chƣơng 3.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU