CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Xu hƣớng phát triển của ngành bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam
4.2.1. Vai trò của bán lẻ trực tuyến đối với thị trường Việt Nam
Bán lẻ trực tuyến nói riêng và thƣơng mại điện tử nói chung mang đến những lợi ích không thể phủ nhận cho cả doanh nghiệp/ngƣời bán, ngƣời mua và xã hội.
- Đối với doanh nghiệp:
Bán lẻ trực tuyến giúp doanh nghiệp giảm chi phí tiếp thị, bán hàng và cung ứng, giúp cải thiện hệ thống phân phối của doanh nghiệp, giảm chi phí thông tin, chi phí quản lý và thời gian xử lý giấy tờ, tăng cƣờng mối liên hệ với khách hàng dễ dàng hơn thông qua việc giao tiếp thuận tiện trên mạng Internet,… Đặc biệt, khi tỷ lệ baophủ của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ,
thì với kênh bán lẻ trực tuyến, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nhiều hơn các đối tƣợng khách hàng bất chấp khoảng cách địa lý, vùng miền, qua đó giúp tăng khả năng mở rộng thị trƣờng ra rộng khắp lãnh thổ Việt Nam hay thậm chí là cả thị trƣờng quốc tế.
- Đối với ngƣời tiêu dùng:
Các kênh bán lẻ trực tuyến giúp ngƣời tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, giảm thiểu thời gian mua hàng và chi phí đi lại, tạo cơ hội mua đƣợc sản phẩm với giá bán thấp hơn, tiếp cận đƣợc thông tin đa dạng hơn,…
- Đối với xã hội:
Bán lẻ trực tuyến nói riêng và thƣơng mại điện tử nói chung giúpkích thích nền kinh tế phát triển, tăng tiêu dùng và nâng cao mức sống ngƣời dân, tạo ra nhiều việc làm cũng nhƣ thúc đẩyphát triển công nghệ thông tin góp phần vào sự chuyển dịch và hội nhập kinh tế của đất nƣớc, …
Với những lợi ích quan trọng nhƣ vậy, có thể thấy bán lẻ trực tuyến nói riêng và thƣơng mại điện tử nói chung đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đời sống, xã hội của Việt Nam.
4.2.2. Xu hƣớng phát triển lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang là mô ̣t trong nhƣ̃ng thi ̣ trƣờng có tiềm năng lớn về bán lẻ trực tuyến nhờ quy mô dân số lớn (hơn 93.7 triệu ngƣời), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50) và ƣa chuộng các dịch vụ hiện đại tiện íc h. Dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10.5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại còn thấp với 25% tổng mức bán lẻ.
Trong năm 2018, thƣơng mại điện tử Việt Nam có sự phát triển toàn diện với tốc độ tăng trƣởng trên 30% với quy mô thị trƣờng thƣơng mại điện tử lên tới khoảng 7.8 tỷ USD. Theo khảo sát của Bộ Công Thƣơng, doanh thu thƣơng mại điện tử tiếp tục tăng trƣởng ổn định 20%/năm và dự kiến đến năm 2020, doanh số bán hàng thƣơng mại điện tử đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng của cả nƣớc. Và chắc chắn con số này sẽ không ngừng gia tăng trong những năm tiếp theo, khi TMĐT và mua sắm trực tuyến không chỉ là một xu hƣớng tiêu dùng tất yếu tại Việt Nam mà còn là thói quen tiêu dùng phổ biến trong xã hội. Trong tƣơng lai, thị trƣờng bán lẻ trực tuyến Việt Nam sẽ ngày càng phát triển cả về mặt quy mô lẫn chất lƣợng với 3 xu hƣớng chính sau:
Xu hƣớng thứ nhất: Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong và ngoài nƣớc vẫn sẽ tiếp diễn
Thị trƣờng bán lẻ trực tuyến Việt Nam trong thời gian qua chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong và ngoài nƣớc trong cuộc chiến giành giật thị phần. Vị trí xếp hạng của các nền tảng thƣơng mại điện tử trong các báo cáo thƣơng mại điện tử thay đổi qua từng quý. Trong khi đó, các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ công ty mẹ của các nền tảng TMĐT không ngừng bơm thêm những khoản đầu tƣ khổng lồ phục vụ hoạt động và sự phát triển của những đơn vị này. Trong thời gian tới đây, xu hƣớng cạnh tranh này vẫn sẽ tiếp tục và thậm chí sẽ diễn ra căng thẳng và gay gắt hơn.
Xu hƣớng thứ hai: Cạnh tranh bằng sự hài lòng của khách hàng
Ở thời điểm hiện tại, thị trƣờng thƣơng mại điện tử của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Đối với giai đoạn đầu của thƣơng mại điện tử, ngƣời mua hàng mong muốn đƣợc giảm giá mạnh, khuyến mãi thật nhiều. Còn giai đoạn sau là trải nghiệm của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ, trong đó bao gồm giao hàng nhanh, thanh toán, dịch vụ sau bán, …. Trải nghiệm dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng sẽ trở thành quân bài chiến lƣợc trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Xu hƣớng thứ ba: Thƣơng mại trên mạng xã hội (social commerce)
Nhu cầu mua hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội nhƣ Facebook, Instagram hay Zalo sẽ ngày một gia tăng. Hãng nghiên cứu thị trƣờng Asia Plus nhận định TMĐT tƣơng tác sẽ rất triển vọng trong năm 2019, là tiền đề cho việc bán hàng qua mạng xã hội phát triển. Đây sẽ là xu hƣớng chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỉ lệ mua hàng qua mạng xã hội, cụ thể là Facebook đạt 70% trong năm 2018,
tăng nhẹ so với năm 2017. Thực tế, ngƣời Việt Nam dành nhiều thời gian trên mạng xã hội và bị tác động bởi các bài đăng về sản phẩm của shop hay các quảng cáo.