Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quản trị tinh gọn tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Mục đích của việc thu thập dữ liệu

Thu thập nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp tại Ban Công nghệ thông tin nhằm nắm rõ:

- Chức năng nhiệm vụ và quy trình công tác tham mưu của Ban.

- Trách nhiệm gắn với từng cá nhân trong công tác tham mưu. Trong đó bao

gồm nhiệm của lãnh đạo Ban và các chuyên viên.

- Phạm vi công việc của từng cá nhân, nhóm cần làm để hoàn thành nhiệm vụ.

Hiệu quả của phương pháp quản trị hiện tại, những thuận lợi và thách thức của Ban.

- Động lực vươn lên của từ cá nhân trong Ban nhằm đóng góp vào thành tích

- Những thay đổi cần có và sự sẵn sàng tiếp nhận cái mới để đạt được những kết quả công việc tốt hơn.

Nhận thức về vài trò của phương pháp quản trị truyền thống và quản trị tinh gọn.

- Tính khả thi khi áp dụng quản trị tinh gọn tại Tổng công ty.

- Xác định chuỗi giá trị và nhận diễnNhận diện các lãng phí trong công tác tham mưu và thực hiện nhiệm vụ.

2.2.2. Phạm vi và thời gian điều tra, khảo sát

Địa điểm: Cơ quan Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Địa chỉ: 18 Trần Nguyên Hãn - Hoàn Kiếm - Hà Nội Thời gian khảo sát: năm 2016.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Với phương pháp này, nguồn thu thập thông tin sẽ được xác định như sau:

- Phỏng vấn Lãnh đạo Ban và các các bộ trong Ban Công nghệ thông tin.

- Thu thập thông tin từ cán bộ trong Ban thông qua bảng hỏi.

Nội dung bảng hỏi bao gồm:

- Thông tin về người được hỏi: Bao gồm họ tên, tuổi, thâm niên công tác, chuyên môn...

- Đánh giá về hiện trạng của phương pháp quản lý hiện tại: Tính hiệu quả, cơ

cấu tổ chức quản lý…

- Lựa chọn về có cần hay không việc thay đổi phương pháp quản lý

- Câu hỏi để nhận dạng các lãng phí (vô hình, hữu hình…) và nguyên nhân gây ra lãng phí

- Câu hỏi về sự cam kết trong việc thực hiện phương pháp quản lý theo tư duy

tinh gọn

Ngoài ra, nội dung bảng câu hỏi sẽ bao gồm các câu hỏi đóng hoặc mở (có/không; lựa chọn; theo ý người được hỏi…).

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập dựa trên các quy trình, quy định của Tổng công ty đang ban hành liên quan đến công tác quản trị của Ban Công nghệ thông tin nói riêng và toàn cơ quan EVNNPT nói chung.

Theo đó, các nội dung chính được quan tâm là chức năng nhiệm vụ của các Ban chuyên môn, nội quy lao động, quy chế khen thưởng, phân cấp trách nhiệm của từng cá nhân tập thể… Để từ đó có những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích thực trạng của đối tượng cần nghiên cứu.

2.2.5. Công cụ phân tích

Dựa trên cơ sở lý luận của quản trị tinh gọn, phần này tác giả sẽ trình bày về công cụ phân tích (hay cách thức phân tích) phục vụ công tác phân tích dữ liệu thu thập (thực trạng quản lý sử dụng phương pháp quản trị hiện tại của EVNNPT) dưới dạng quy trình được mô tả như sau:

Bảng 2.1: Quy trình phân tích thực trạng

CÁC BƯỚC NỘI DUNG

1 Tổng hợp các kết quả khảo sát

2 Phân loại kết quả khảo sát theo nhóm đối tượng được hỏi (lãnh

đạo, cán bộ, chuyên môn…)

3 Tham mưu ý kiến chuyên gia

4 Nhận diện các lãng phí…

5 Tiến hành đánh giá thực trạng thông qua các nhận diện thu được, phối hợp tham vấn ý kiến chuyên gia để khẳng định rõ các vấn đề.

6 Tổng hợp kết quả đánh giá làm cơ sở đưa ra giải pháp

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu đề xuất)

Bên cạnh đó, kết quả điều tra khảo sát bằng bảng hỏi sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê xã hội học. Các giá trị sẽ được thống kê theo chỉ số tuyệt đối (số phiếu được chọn) và chỉ số tương đối (tỷ lệ phần trăm).

Để đánh giá mức độ của các loại lãng phí cũng như hiểu biết của các cá nhân về phương pháp quản trị tinh gọn, tác giả sử dụng phương pháp trung bình để xác định các mức độ này.

Bảng hỏi cũng được thiết kế nhằm đưa ra một số nhận định người được hỏi sẽ lựa chọn; điều này giúp xác nhận những nhận định được đưa ra có thêm căn cứ khảo cứu; cho phép kiểm tra lại, loại bỏ những nhận định tác giả đưa ra nhưng có tỷ lệ người được hỏi lựa chọn thấp, đồng thời xác suất lựa chọn cũng giúp cho việc phân loại xếp mức độ từ cao đến thấp. Kết quả sẽ được thống kê theo hai chỉ số tương đối (số phiếu chọn) và tuyệt đối (tỷ lệ %), các nhận định cho từng yếu tố sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần, các nhận định có số người chọn 50% trở lên được chấp nhận là tồn tại.

Các số liệu thống kê sẽ đựợc sử dụng cho phần phân tích kết quả và những nhận định, số liệu này sẽ đựợc biểu thị bằng biểu đồ, hình vẽ để đảm bảo trực qua tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích.

Kết luận Chương 2

Chương 2 đã bao quát được thiết kế và phương pháp nghiên cứu của luận văn. Theo đó luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp để làm cơ sở phân tích đánh giá ở Chương 3.

Trong Chương 2, tác giả cũng đưa ra phương pháp thu thập số liệu thông qua bảng hỏi, cách thức phân tích các số liệu được thu thập và quy trình nghiên cứu luận văn một cách tổng quát.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHẬN DẠNG LÃNG PHÍ TẠI EVNNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quản trị tinh gọn tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)