Phương pháp lập bảng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quản trị tinh gọn tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Điều tra và phân tích kết quả

3.4.1. Phương pháp lập bảng khảo sát

3.4.1.1. Mục đích lập bảng khảo sát

Như đã trình bày ở trên, để áp dụng thành công quản trị tinh gọn vào Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thì trước tiên phải trả lời được các câu hỏi lớn của đề tài. Đó chính là:

- Hoạt động quản trị của khối cơ quan EVNNPT có đạt được hiệu quả hay không?

- Có tồn tại lãng phí trong hoạt động quản trị của khối cơ quan EVNNPT hay không?

- Nguyên nhân của các lãng phí và giải pháp khắc phục các lãng phí đó là gì?

Để từ đó dựa trên lý luận của quản trị tinh gọn đưa ra giải pháp hợp lý. Bắt đầu từ các bộ phận cấu thành nên EVNNPT rồi tiến hành nhân rộng. Để làm được việc này cần có sự điều tra, khảo sát thu thập dữ liệu làm căn cứ xây dựng giải pháp. Công việc khảo sát được tiến hành tại Ban Công nghệ thông tin của EVNNPT.

3.4.1.2. Nội dung khảo sát

a. Thông tin về đối tượng khảo sát

- Nhóm đối tượng: Lãnh đạo EVNNPT, cán bộ Ban Công nghệ thông tin (Bao

gồm lãnh đạo Ban và các chuyên viên) và cán bộ các Ban chuyên môn phối hợp thực hiện công việc.

- Số lượng: 57 người.

- Vị trí công việc:

o Lãnh đạo: 7 - Chiếm tỷ lệ: 12,3%

o Chuyên viên: 50 - Chiếm tỷ lệ: 87,7%

- Trình độ học vấn:

o Tiến sỹ: 1,75%

o Thạc sỹ: 25,3%

o Đại học (kỹ sư): 72,95%

b. Nội dung bảng khảo sát

Để đảm bảo thu được kết quả gần nhất với thực để, đồng thời đánh giá đúng việc hoàn thành mục tiêu và hiệu quả công việc của Ban công nghệ thông tin, bản khảo sát được thiết kế với 10 câu hỏi như sau:

Câu 1: Thu thập những thông tin chung về đối tượng được khảo sát. Trong đó đối tượng được khảo sát sẽ đánh dấu vào những thông tin liên quan đến các thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, chức vụ, trình độ học vấn.

Câu 2: Tìm hiểu về hiệu quả tham mưu và hoàn thành nhiệm vụ Ban CNTT Câu 3, 4, 5: Cung cấp các nội dung về yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ban CNTT.

Câu 6, 7: Đưa ra các câu hỏi để tìm ra các lãng phí đang hiện hữu cũng như mức độ ảnh hưởng của các lãng phí này.

Câu 8: Câu hỏi về sự cần thiết khi sử dụng một phương pháp quản trị mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Câu 9: Thu thập thông tin về sự hiểu biết của các cá nhân trọng việc áp dụng quản trị tinh gọn.

Câu 10: Yếu tố giúp áp dụng quản trị tinh gọn thành công.

Sau khi xây dựng bản hỏi gồm 10 câu hỏi, tác giả tiến hành khảo sát tại Ban CNTT và các Ban liên quan trong EVNNPT để thu thập thông tin sơ cấp, kết quả khảo sát sau khi có được được tác giá tổng hợp, phân nhóm và kết hợp tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong EVNNPT (theo Bảng quy trình phân tích thực trạng đã nêu ở Chương 2) để có những phân tích đánh giá dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng quản trị tinh gọn tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia (Trang 54 - 55)