1.4 Một số kinh nghệm thực tiễn phát triển làng nghề
1.4.2 Kinh nghiệm trong nước
1.4.2.1 Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn Tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động sản xuấtlàng nghề ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng…, trong đó có 31 nghề sản xuất truyền thống và 31 nghề sản xuất mới, chiếm khoảng 10% tổng nghề sản xuất truyền thống trong cả nước. Các vùng sản xuất chủ yếu tập trung ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình, 3 huyện này có 42 nghề sản xuất , chiếm gần 68% của tỉnh). Nhiều nghề sản xuất của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phú Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ…có từ lâu đời và nổi tiếng trong và ngoài nước.
Trong số 62 nghề ở Bắc Ninh, có thể phân thành 3 nhóm như sau: Nhóm 1: số nghề phát triển tốt có 20 nghề, chiếm 32%; gồm các nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt… Những nghề này các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản xuất;
Nhóm 2: số nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được: 26 nghề, chiếm 42%, bao gồm những nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo, mì, bún, bánh, nấu rượu…. nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng…;Nhóm 3: số nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một: 16 nghề, chiếm 26%. Đây là những nghề mà sản phẩm làm ra không còn thích hợp với thị trường, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như gốm, dụng cụ cầm tay, tranh dân gian, mây tre đan…
Sản xuất đã đóng góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong Tỉnh, trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các vùng sản xuất , số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, mức thu nhập cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với các vùng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của Tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỷ đến 1.500 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, hiện nay các nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như sản xuất còn chưa ổn định, khả năng tổ chức quản lý, nguồn thiết bị, tài chính, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng, công nghệ đều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó chất lượng sản phẩm làm ra thấp, không cạnh tranh được thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, hầu hết các nghề sản xuất trong Tỉnh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát. Tuy Bắc Ninh có số cơ sở sản xuất lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng xuất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa, truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Cộng thêm, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu kém, vì vậy nhiều nghề sản xuất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành điều bức xúc, không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà còn làm giảm
năng xuất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã Phong Khê, Yên Phong. Phú Lâm, Tiên Du). Vì vậy, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các vùng sản xuất ở tỉnh Bắc Ninh hiện đang là vấn đề nan giải nhằm tạo sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường .
1.4.2.2 Phát triển làng nghề ở Bình Định
Tỉnh Bình Định là một trong những địa phương có nhiều ngành nghề và làng nghề sản xuất , hiện nay Tỉnh có 41 ngành nghề sản xuất , với hơn 4.780 cơ sở, giải quyết việc làm cho khoảng 13.800 lao động, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Tỉnh. Huyện An Nhơn là vùng đất tập trung nhiều ngành nghề sản xuất trong Tỉnh: thủ công truyền thống, gia công cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng…Những sản phẩm khảm xà cừ, nón Gò Răng, rượu Bầu Đá, đúc đồng…giàu hàm lượng văn hóa. Một số cơ sở đã sản xuất các sản phẩm mới, có giá trị cao, như tượng Chăm giả cổ bằng đồng, các sản phẩm bằng gỗ tiện, sản xuất bột nhang…Một số cơ sở sản xuất như tiện gỗ, mây tre đan đã bắt đầu được khách du lịch tìm đến thông qua các tour du lịch làng nghề.
Huyện Hoài Nhơn có nhiều sản phẩm như: thảm xơ dừa, dầu dừa, chiếu, bột mỳ… bước đầu được khách hàng ưa chuộng. Mặt hàng thảm xơ dừa ở Tam Quan Nam đã xuất khẩu ra nước ngoài. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các cơ sở sản xuất là đầu ra không ổn định. Riêng nghề sản xuất bột mỳ ở Hòa Hảo, có đầu ra thuận lợi, nhưng gặp khó khăn về môi trường. Tuy nhiên một đề tài khoa học triển khai trong năm 2002 và năm 2003 sẽ xây dựng mô hình xử lý môi trường cho nghề này.
Các ngành nghề khác còn lại nằm rải rác ở các huyện trong Tỉnh, đều có những nét độc đáo riêng. Điều đặc biệt thuận lợi là trên cơ sở các làng nghề, các cơ sở sản xuất , các địa phương đã hình thành những hệ thống làng nghề. Rõ nét nhất là ở An Nhơn. Dọc quốc lộ 1 là vùng trung tâm với hai thị
trấn Bình Định và Đập Đá, các xã: Nhơn Hưng, Nhơn Thành phát triển: gia công cơ khí, trang trí nội thất, may mặc, hàng tiêu dùng…Vùng khu đông, các xã Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh. phát triển dịch vụ cơ khí, nghề truyền thống, chế biến lương thực, thực phẩm. Vùng khu tây, các xã Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ, Nhơn Hậu) sản xuất các sản phẩm: tiện gỗ, gốm, làm bún…Dọc quốc lộ 19, là các nghề nấu rượu Bầu Đá, bánh tráng xuất khẩu, đan tre...
Toàn Tỉnh, có 14 khu được hình thành, các khu này được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ban đầu, rất thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đi vào hoạt động. Ngoài ra, Tỉnh xây dựng hệ thống thông tin về thủ công mỹ nghệ trên website của Tỉnh để cập nhật các mặt hàng, chủng loại, gía cả nhằm chào hàng trên thị trường. Tỉnh Bình Định đã ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Theo đó, ngoài ưu đãi theo quy định của Chính phủ, nhà đầu tư trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất làng nghề trên địa bàn Tỉnh, còn được hỗ trợ: tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, về tài chính với các cơ sở sản xuất kinh doanh thua lỗ, tín dụng và kinh phí tham dự hội chợ, triển lãm, kinh phí đào tạo phát triển ngành nghề, kinh phí xây dựng hạ tầng. Nhà đầu tư khi đầu tư vào địa bàn nào thì chỉ làm việc “một cửa, một đầu mối” tại UBND huyện, thành phố đó. Với dự án đầu tư không thuộc diện phải thẩm định quyết định đầu tư được cấp không quá 5 ngày; dự án phải thẩm định: không quá 10 ngày.