CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng phát triển làng nghề ở Quận BắcTừ Liêm từ năm
3.2.7 Điển hình một số làng nghề chủ yếu ở quận BắcTừ Liêm:
Nhìn chung, quy mô làng nghề của Huyện Từ Liêm năm 2011 - 2014 có xu hướng tăng. Trong đó ngành SX bánh, mứt, kẹo năm 2014 tăng 04 hộ so với năm 2013. Số hộ làng nghề May Mặc cũng tăng 04 so với năm trước. Số lượng các hộ SXKD các sản phẩm làng nghề tăng không nhiều về số lượng nhưng thể hiện sự phát triển. Đáng chú ý là ngành May mặc của Làng nghề Cổ Nhuế và ngành SX bánh - mứt - kẹo của Làng nghề Xuân Đỉnh có sự mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng thương hiệu bền vững. Qua sự thay đổi về quy mô làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm, có thể hình dung rằng sản xuất làng nghề đang đứng trước sự điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với năng lực sản xuất và cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày một khắt khe và suy thoái kinh tế toàn cầu.
3.2.7.1 Làng nghề may Cổ Nhuế
Có từ lâu đời tập trung ở thôn Đống và xóm 17 Cổ Nhuế, trước năm 2003 nghề may phát triển tốt dưới hình thức gia công cho các chủ tư nhân xuất khẩu đi Ba Lan, Liên Xô cũ và sản xuất áo Giắckét xuất khẩu đi Nam Triều Tiên, trong làng nghề xuất hiện các tiểu chủ có vài chục máy và số vốn hàng tỷ đồng. Từ năm 2001 đến nay, làng nghề may Cổ Nhuế chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nội địa dưới hai hình thức: Hộ tự sản tự tiêu và một số ít gia công theo đơn đặt hàng của các nhà máy, đặc biệt trong những năm này xuất hiện các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và một hội nghề may do xã tổ chức. Năm 2011 làng nghề đạt doanh thu 52 tỷ đồng, thu nhập bình quân 2 triệu đồng/1 tháng/người. Năm 2013 làng nghề có khoảng 411 hộ sản xuất, tăng khoảng 60% so với năm 2001). Năm 2014 tăng 4 hộ SXKD so với năm 2013. Năm 2009 được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống theo Quyết định số 6846 - QĐ/UBND ngày 30/12/2009.
Bảng 3.3. Số cơ sở một số một số của làng nghề quận Bắc Từ Liêm năm 2013 - 2014
Số TT Năm Ngành SX 2013 2014 1 Sản xuất bánh, mứt, kẹo 31 36 2 May mặc 411 415
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Bắc Từ Liêm)
Hiện tại, làng nghề đang gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thiếu lao động được đào tạo qua trường lớp để có thể làm hạt nhân trong việc cải tiến kiểu cách của sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, thiếu vốn và quỹ đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất và đầu tư trang thiết bị sản xuất, thiếu sự quảng bá cho sản phẩm trong khi thương hiệu và quảng cáo là hai vấn đề không thể thiếu cho một làng nghề hiện đại.
Cơ quan nhà nước đã có nhiều hỗ trợ với Làng nghề có tiềm năng. UBND Quận đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp và thoát nước…) cho phường Cổ Nhuế1 và phường Cổ Nhuế 2, đảm bảo đủ điều kiện, thuận tiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc đào tạo lao động đã được quan tâm; Quận đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội mở 8 lớp, trên 500 người) đào tạo nghề may tại các cơ sở của làng nghề may Cổ nhuế. Tuy nhiên, do lao động tại làng nghề là lao động phổ thông theo thời vụ nên phải đào tạo thường xuyên, vì vậy, trong thời gian tới, Quận sẽ tiếp tục đăng ký với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đào tạo nghề cho lao động theo kinh phí khuyến công Thành phố và Trung ương. Quảng bá, giới thiệu sản phẩm Quận đã đăng ký và hỗ trợ cho các cơ sở của làng nghề tham gia các Hội chợ, Liên hoan trưng bày sản phẩm làng nghề. Dự án Cụm sản xuất làng nghề tập trung Cổ Nhuế dự kiến nằm trong Cụm công nghiệp Phú
Minh là khu đất nằm trong vành đai xanh sông Nhuệ, thuộc phạm vi nghiên cứu Quy hoạch phân khu đô thị 7ỷ lệ 1/5000, đã được UBND Thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 30/01/2011. Vì vậy, dự án không triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, việc bố trí địa điểm để xây dựng cụm làng nghề gặp nhiều khó khăn vì vướng vào các quy hoạch phân khu. Trong thời gian qua, huyện cũng đã có kiến nghị với các sở, ngành, UBND Thành phố bố trí quy hoạch để xây dựng cụm làng nghề tập trung nghề may 02 phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2, nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến trả lời do quy hoạch phân khu chưa được phê duyệt. Để nghề may truyền thống phát triển ổn định, UBND Quận hướng dẫn Hội nghề may xã Cổ Nhuế quan tâm, nghiên cứu thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản xuất được các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trở thành sản phẩm du lịch.
3.2.7.2 Làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh
Với lịch sử làng nghề cách đây hơn 100 năm. Năm 2003 toàn xã có 54 hộ chuyên nghề, năm 2007 có 80 hộ chuyên nghề và tới năm 2013 đã phát triển thành 100 hộ chuyên nghề sản xuất. Việc khôi phục lại nghề đã đảm bảo cho địa phương giải quyết được tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, thậm chí vào dịp mùa vụ như rằm Trung thu, tết Nguyên Đán thì ngoài số 300 lao động thường xuyên tại địa phương các hộ sản xuất còn thuê từ 700 - 800 lao động từ các nơi khác đến với mức lương từ 2,2 - 2,8 triệu đồng/người/tháng. Nguyên liệu chủ yếu của làng nghề gồm đường, mua chủ yếu là đường Khánh Hội - Biên Hòa) và bí xanh từ các tỉnh phía Bắc, lạc, đậu xanh, táo… từ các đầu mối cung cấp hay các cơ sở bao mua.
Bảng 3.4: Số lƣợng lao động trong một số làng nghề quận Bắc Từ Liêm 2013 - 2015 Số TT Năm Ngành SX 2013 2015 Lao động bình quân 1 Sản xuất bánh, mứt, kẹo 450 700 493 2 May mặc 1.929 1.929 1.487
(Nguồn: Phòng kinh tế quận Bắc Từ Liêm)
Với phương thức sản xuất chủ yếu là mua đứt bán đoạn hoặc nhận gia công cho các nhà máy và các đại lý lớn, hàng năm làng nghề cung cấp cho thị trường từ 800 - 900 tấn sản phẩm bánh các loại đạt giá trị 40 - 50 tỷ đồng và từ 2000 - 3000 tấn mứt đạt giá trị từ 23 - 70 tỷ đồng. Hiện tại, thị trường tiêu thụ tại 150 địa điểm trên địa bàn Hà Nội và 30 địa điểm khác ở các tỉnh phía Bắc. Tuy làng nghề hoạt động khá tốt và sản phẩm của làng nghề đã có uy tín nhất định trong vùng nhưng làng nghề vẫn gặp khó khăn do thiếu mặt bằng sản xuất, sản xuất mang tính thời vụ, chất lượng sản phẩm chư đáp ứng tốt với nhu cầu thị trường nên bị cạnh tranh rất mạnh mẽ, đồng thời tuy mới có xu hướng tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu song việc tạo ra được một thương hiệu có uy tín của làng nghề còn đòi hỏi rất nhiều cố gắng.