CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Những giải pháp chủ yếu về phát triển làng nghề Quận BắcTừ
4.2.5 Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ người lao động
Tay nghề người lao động gần như quyết định hoàn toàn chất lượng của sản phẩm. Đội ngũ lao động trong các cơ sở làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Nhiều người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, mà chủ yếu là truyền thông trực tiếp. Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các cơ sở làng nghề trên địa bàn cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ theo các hướng sau:
Nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động trong các cơ sở làng nghề .Bởi vì, trong thời gian qua ở các cơ sở làng nghề trên địa bàn quận do tiếp xúc với nghề sớm, ngoài giờ học các em học sinh đã tham gia phụ việc và kiếm được tiền. Do đó mặc dù số lao động trẻ có thể rất giỏi về kỹ thuật tay nghề nhưng lại kém về trí thức sẽ là trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề trong toàn quận. Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề quận cần tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho việc phát triển nghề, các kỹ năng có tác dụng thiết thực cho nghề, làng nghề hiện có trên địa bàn quận và mở các lớp tập huấn ngay tại các xã có nghề truyền thống. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các cơ sở sản xuất làng nghề trên địa bàn, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản.
Kết hợp chặt chẽ với các địa phương, thường xuyên mời các chuyên gia giỏi về địa phương mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ quản lý trong các cơ sở làng nghề của quận. Việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các chủ cơ sở không thể thực hiện theo kiểu máy móc giản đơn mà phải xuất phát từ nhu cầu của
thị trường. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan đến tổ chức kinh doanh làng nghề.
Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đối với sự phát triển của các nghề làng nghề, đặc biệt là những nghề truyền thống trên địa bàn quận. Các cấp chính quyền từ quận đến phường- xã cần tiến hành những việc cần thiết như: có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, những người có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề giới thiệu những bí quyết nghề cho thế hệ sau.
Thực tế sự phát triển làng nghề trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm những năm qua cho thấy rằng việc đào tạo và việc truyền nghề cho người kế nhiệm có vai trò quan trọng để duy trì phát triển nghề làng nghề, bởi nhiều sản phẩm làng nghề không những có giá trị về kinh tế mà còn mang đậm nét văn hóa quê hương, giữ gìn và phát triển nghề có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Vì vậy việc tuyên truyền, nâng cao ý thức và truyền nghề cho lớp kế cận còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và các nghệ nhân. Có như vậy làng nghề mới hội nhập và phát triển, sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.
Trên địa bàn các phường nên thành lập các “Câu lạc bộ nghề” nhằm thu hút các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm sản xuất làng nghề lâu năm tham gia, tiếp tục duy trì hoạt động của Hội nghề may xã Cổ Nhuế. Từ đây, các nghệ nhân có điều kiện tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm với nhau, đồng thời cũng là nơi các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ kế tiếp.