Đổi mới cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Những giải pháp chủ yếu về phát triển làng nghề Quận BắcTừ

4.2.4 Đổi mới cơ chế, chính sách

Chính sách tạo vốn và khuyến khích đầu tư

Quận tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho làng nghề, kiến nghị với Nhà nước tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng, hạ lãi suất cho vay hoặc áp dụng lãi xuất ưu đãi đối với các cơ sở làng nghề trên cơ sở giảm chi phí dịch vụ ngân hàng. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất làng nghề, nhất là ngành nghề thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm tại chỗ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các cơ sở làng nghề cần kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, tiếp xúc với đối tác nước ngoài để tìm cơ hội trong liên doanh liên kết.

Chính sách thuế: Quận cần kiến nghị Nhà nước bổ xung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau: Thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình sản xuất kinh doanh lần đầu và những sản phẩm mới đưa vào sản xuất; Để khuyến khích sự đổi mới công nghệ trong sản xuất làng nghề cần có chính sách miễn giảm thuế từ 3 đến 5 năm đối với cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới. Tạo điều kiện cho họ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhằm tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động; Trước mắt cần ưu tiên miễn giảm thuế đối với những làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không vi phạm điều luật của WTO, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ hoặc các cơ sở sản xuất có vệ tinh ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)