Yếu tố thị trường và nguồn nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng phát triển làng nghề ở Quận BắcTừ Liêm từ năm

3.2.4. Yếu tố thị trường và nguồn nguyên vật liệu

Ngành Chế biến lương thực - thực phẩm: có bước tiếp tục phát triển, năm 2003, ngành có 608 cơ sở sản xuất với 6120 lao động và giá trị sản lượng đạt 6 tỷ đồng thì tới năm 2007 ngành đã có 1388 cơ sở sản xuất cá thể với 19.880 lao động và giá trị sản lượng đạt khoảng 165 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2003, năm 2005 ngành có bước phát triển tốt thể hiện qua số cơ sở sản xuất tăng 128,3%, số lao động tăng 224,8% và giá trị sản lượng tăng 2.750%. Đây là thời kỳ phát triển mạnh của ngành chế biến lương thực phẩm của huyện Từ Liêm. Đến năm 2013, ngành còn lại 912 cơ sở sản xuất, giảm 34,3% so với năm 2005) thu hút 12.603 lao động, giảm 36,6% so với năm 2005) nhưng giá trị sản lượng đạt 397 tỷ đồng, tăng 240,6% so với năm 2005). Một số mặt hàng truyền thống của ngành gồm: xay xát, gạo. bún - bánh phở, đậu phụ, cốm, bánh kẹo, mứt…và có thêm một số ngành mới như làm bánh mỳ, nước giải khát, sữa đậu nành. rau quả muối đóng hộp…rải rác ở các xã trong toàn huyện. Tình hình sản xuất của sản phẩm truyền thống trong những năm 2003- 2007 rất khả quan, trung bình hàng năm xay xát được 16.505,6 tấn lương thực, 5.867,9 tấn bún bánh, 6952 tấn đậu phụ, 421,4 tấn bánh kẹo, 303,8 tấn mứt, trong đó năm 2005 so với năm 2001 có khối lượng

xay xát tăng 108,9%, bún bánh tăng 161,1%, đậu phụ tăng 136,9%, bánh kẹo tăng 751,8%, mứt các loại tăng 29,5%. Bước sang những năm 2005 - 2011, khối lượng sản phẩm này vẫn tăng nhưng ở mức độ thấp hơn so với năm 2005: năm 2011 sản xuất được 31.200 tấn lương thực xay xát, tăng 11%. 16.450 tấn bún bánh, tăng 13,4%. 3.250 tấn đậu phụ, tăng 37,1%) và 640 tấn bánh kẹo, tăng 48,8%. 810 tấn mứt, tăng 29,5%). Các sản phẩm khác như: cốm năm 2005 đạt 120 tấn, tăng 50% so với năm 2001. bánh mỳ đạt 200 tấn, tăng 135,3% so với năm 2001).

Ngành Dệt và May mặc: Thời kỳ này biểu hiện sự giảm sút toàn diện trong những năm 2001 - 2010. Nếu như những năm trước năm 2001 số cơ sở sản xuất tăng lên nhanh, chủ yếu là do số cơ sở tập thể đã giải thể, xã viên quay về sản xuất tại hộ gia đình. thì bước sang giai đoạn 2003 - 2013 do bị mất đi một số vùng nghề, thị trường tiêu thụ nên tình hình sản xuất của ngành kém đi trông thấy. Năm 2001 ngành có 116 cơ sở sản xuất và 354 lao động, đến năm 2013 ngành chỉ còn lại 38 cơ sở sản xuất, 95 lao động và giá trị sản lượng đạt 10 tỷ đồng và như vậy so với năm 2003 số cơ sở sản xuất đã giảm 67,3%, số lao động giảm 73,2%, tuy nhiên giá trị sản lượng của ngành lại tăng 500%. Những sản phẩm vốn là thế mạnh của ngành trước đây như khăn nội, khăn bông xuất khẩu, thảm len, vải sợi…chỉ phát triển tốt những năm trước năm 2001 thì sa sút và gần như mất hẳn do sự thay đổi của thị trường xuất khẩu. Từ năm 2003, ngành đã rơi vào trạng thái cầm chừng, dù đã có rất nhiều nỗ lực để cải tiến máy móc và kỹ thuật sản xuất. Các hộ sản xuất chủ yếu mang tính thời vụ, thất thường theo đơn đặt hàng của khách bao thầu và gia công cho các cơ sở dệt ở Hà Đông.

Ngành May mặc có biến động lớn từ trước năm 2003, sự biến động này thể hiện ở sự tăng giảm thất thường của các cơ sở sản xuất, lao động. Năm 2003 đến năm 2007 ngành có số lao động và số cơ sở sản xuất giảm nhanh, năm 2005 ngành có 595 lao động, giảm 87,4%; số cơ sở sản xuất là 251, giảm

74,9% so với năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành mất dần thị trường xuất khẩu truyền thống ở Liên Xô, cũ) và Đông Âu, trong khi thị trường trong nước lại chưa kịp thời nắm bắt. Tuy nhiên, với rất nhiều cố gắng, thị trường trong nước đã được đầu tư khai thác tốt, chủng loại sản phẩm phong phú dần lên khiến tình hình sản xuất những năm 2005 - 2011 nhanh chóng ổn định lại và phát triển. Quy mô sản xuất được mở rộng nhanh với số cơ sở sản xuất năm 2011 là 549 cơ sở, có một số tổ hợp sản xuất và chủ yếu vẫn là các hộ gia đình) tăng 118,7% so với năm 2005 và 2.590 lao động, tăng 435,3% so với năm 2005. đồng thời giá trị sản lượng đạt cao nhất 97 tỷ đồng, tăng 524,3% so với năm 2005. Sản phẩm chủ yếu của ngành gồm quần áo các loại, năm 2011 sản xuất được 5.500.000 chiếc, tăng 2% so với năm 2005. Vùng sản xuất của ngành là xã Cổ Nhuế vẫn đang tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của mình, hầu hết sản phẩm theo hợp đồng của các đầu mối tiêu thụ trong nước, nhưng những tiềm năng phục vụ cho xuất khẩu của ngành vẫn chưa được phục hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)