Đánh giá chung về phát triển làng nghề ở Quận BắcTừ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá chung về phát triển làng nghề ở Quận BắcTừ Liêm

3.3.1 Những kết quả đạt được của làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm

Trải qua các thời kỳ tuy có nhiều biến động, song làng nghề của quận có sự phát triển tương đối ổn định, năm sau cao hơn năm trước, trong đó có một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao như ngành chế biến lương thực thực phẩm, may mặc… sự phát triển nhanh của sản xuất làng nghề đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã - hội của Quận. Các kết quả chủ yếu của sản xuất làng nghề quận Bắc Từ Liêm. Hoạt động sản xuất làng nghề đã đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế địa phương, từ năm 2013 - 2015 sản xuất làng nghề Bắc Từ Liêm là nhân tố quan trọng làm tăng tỷ trọng công

nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện: Từ 17% năm 2013 lên 34,4% năm 2014 và 54% năm 2015.

Hàng năm, làng nghề tạo việc làm cho khoảng 3.078 lao động, thu hút ngày càng đông số hộ làm các dịch vụ như cung cấp nguyên vật liệu, làm trung gian vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường làng nghề Bắc Từ Liêm cũng giúp quận hòa nhập với nền kinh tế chung của thủ đô và đất nước, giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Làng nghề Bắc Từ Liêm từ năm 2013 đến nay vẫn góp phần đáng kể vào việc cung cấp một khối lượng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là đối với những người tiêu dùng có thu nhập thấp ở nông thôn do giá thành của các sản phẩm còn khá rẻ với chủng loại hàng hóa khá phong phú như: lương thực, thực phẩm, dạng xay sát hoặc sơ chế. nông cụ, đồ gia dụng, quần áo, hoa….

Đối với phục vụ xuất khẩu, dù đang còn gặp nhiều khó khăn nhưng các ngành nghề của làng nghề Bắc Từ Liêm luôn nỗ lực tìm cách khôi phục lại những tiềm năng xuất khẩu trước đây với các ngành nghề như may mặc, mở rộng thị trường xuất khẩu như làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh. Cũng từ các ngành nghề truyền thống làng nghề đã và đang giúp quận Bắc Từ Liêm phát triển thêm các ngành nghề mới, làng nghề mới và các khu công nghiệp vừa và nhỏ, vừa góp phần cải thiện kinh tế địa phương, vừa đóng góp cho sự ổn định về xã hội và sự chuyển biến trong tư duy, tri thức và đời sống văn hóa của nhân dân trong quận. Hoạt động sản xuất các ngành làng nghề của quận đã phát triển hướng vào nhu cầu thị trường, từng bước gắn với những đòi hỏi của thị trường; xét về yếu tố tiềm năng, Bắc Từ Liêm có lực lượng lao động dồi dào, những ngành làng nghề không đòi hỏi vốn đầu tư cao, tay nghề và kỹ thuật đơn giản.

Nguyên nhân kết quả trên chủ yếu là do:

Sức ép và ngày càng gia tăng của việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, sức ép này do tình trạng mất đất canh tác, tốc độ tăng dân số. Đây chính là động lực bên trong quan trọng nhất thôi thúc các hộ gia đình và người lao động tìm kiếm các giải pháp có thể phát triển sản xuất làng nghề. Các tiềm năng to lớn cho phát triển sản xuất làng nghề những năm vừa qua được phát huy cao độ về cả ba mặt: Lao động, kỹ thuật tay nghề truyền thống và khả năng thiết bị công cụ, tiền vốn cộng với tính năng động, sáng tạo và cần cù chịu khó của người lao động đã tạo nên sức mạnh của các yếu tố tiềm năng.

Chủ chương cởi mở, khuyến khích phát triển ngành nghề sản xuất làng nghề của các cấp ủy, chính quyền từ quận đến phường,; hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất làng nghề mới đi vào sản xuất mặc dù chưa có đăng ký kinh doanh vẫn có thể hành nghề, không phải nộp bất kỳ một khoản đóng góp bắt buộc nào, ngân hàng tạo điều kiện trong quan hệ tín dụng. Quận đầu tư hỗ trợ một cách gián tiếp thông qua việc đầu tư xây dựng các hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp nước, thoát nước, điện sản xuất… Không có sự cản trở trong việc cung ứng nguyên liệu vào địa phương và vận chuyển sản phẩm từ địa phương đi tiêu thụ ở các địa phương bên ngoài.

3.3.2 Những khó khăn, tồn tại của làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm

Mặc dù làng nghề ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quận Bắc Từ Liêm, nhưng cho đến nay quận chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất làng nghề, công tác quản lý nhà nước về sản xuất làng nghề còn hạn chế. Điều này khiến sự phát triển làng nghề trong những năm qua mang tính tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương để phát triển. Vốn nhỏ, quy mô nhỏ, sản phẩm còn manh mún, giá trị thấp, không ổn định. Sản xuất theo công nghệ truyền thống, làm thủ công là chủ yếu, không có sự đầu tư cải tiến, thay đổi mẫu mã, nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu biết nghề dựa vào tính truyền thống “cha truyền con nối” trong gia đình, hàng xóm. Vì vậy thiếu người sáng tác mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng hiện nay. Hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ cá thểm sự gắn kết giữa sản xuất kinh doanh chưa chặt chẽ, còn tình trạng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ dân chủ yếu làm gia công hoặc vệ tinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề trong quận gặp khó khăn. Nhiều làng nghề có khả năng sản xuất nhưng lại gặp khó khăn trong tiêu thụ làm cho sản xuất bị cầm chừng, thậm chí một số sản phẩm có nguy cơ mai một do mất dần thị trường.

Sản xuất chủ yếu mang tính tự túc, tự cấp theo quan niệm bán cái mà nghề sản xuất ra, chậm chuyển đổi theo cơ chế thị trường; Thu nhập bình quân của người lao động trong sản xuất làng nghề nhìn chung còn thấp.

Hầu hết các chủ hộ, cơ sở còn yếu về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ tay nghề của người thợ còn thấp, chủ yếu sản xuất ra các mặt hàng đơn giản. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn lực cho phát triển làng nghề còn nhỏ, chưa đủ lực tác động đến các đơn vị, làng, xã. Sản xuất làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm còn gây ô nhiễm môi trường, nhất là trong các cơ sở sản xuất của ngành may mắc, Chế biến lương thực, thực phẩm.

Những nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn, tồn tại trong làng nghề của quận Bắc Từ Liêm

Nguyên nhân chủ quan của các cơ sở làng nghề: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều quá nhỏ, thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý, thiếu thông tin; trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp, thiết bị lạc hậu; chất lượng sản phẩm thấp,

cạnh tranh kém; Hoạt động thị trường và xúc tiến thương mại yếu. Quan hệ giao dịch còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường.

Nguyên nhân khách quan: Cơ chế, chính sách của Nhà nước và của thành phố chưa đồng bộ để tháo gỡ khó khăn và phát triển sức sản xuất của các cơ sở, chưa khuyến khích, thu hút được các nguồn đầu tư; Chưa xây dựng được quy hoạch, chiến lược phát triển làng nghề trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của quận phù hợp với quy hoạch vùng và thủ đô. Phần lớn các cơ sở tổ chức sản xuất mang tính tự phát, manh mún, phân tán, thiếu sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về làng nghề chưa có hệ thống đồng bộ đến cấp xã; Cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực làng nghề ở quận còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, yếu về năng lực, trình độ.

Trước thực trạng, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trên đây, để tiếp tục phát triển làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm, một vấn đề then chốt là phải xác định đúng phương hướng phát triển các nghề làng nghề, đồng thời cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu thực hiện các mục tiêu đề ra.

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁPVỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM HIỆN NAY

4.1 Phƣơng hƣớng phát triển làng nghề của Quận Bắc Từ Liêm đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề ở quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)